CHƯƠNG 3. XỬ LÝ DỮ LIỆU
3.5. PHÂN TÍCH ONE – WAY ANOVA
Sử dụng phân tích One – way Anova để tìm ra sự khác biệt trong đánh giá chất lượng giảng dạy theo các biến thể hiện đặc trưng cá nhân trong học tập của sinh viên, tức là kiểm định các giả thuyết H7, H8, H9, H10.
Trong phân tích này, hệ số cần quan tâm là hệ số Sig. Nếu hệ số Sig. ≤ 0.05 (với mức ý nghĩa 95%), thì bác bỏ giả thuyết H7, H8, H9, H10. Nếu hệ số Sig. >0.5 thì chấp nhận các giả thuyết trên.
Kết quả phân tích (Phụ lục 8) cho thấy:
Bảng 3.16. Hệ số Sig. khi so sánh sự khác biệt về kết quả đánh giá của các nhóm đối tượng khảo sát khác nhau theo yếu tố đặc điểm cá nhân.
Mức ý nghĩa (Sig.)
Ngành học Năm học Học lực Giới tính Đánh giá chung về chất
lượng giảng dạy 0.707 0.692 0.947 0.17
Như vậy, kết quả cho thấy hệ số Sig. >0.5, điều này có nghĩa là:
Bảng 3.17. Kết quả kiểm định các giả thuyết H7, H8, H9, H10 Giả
thuyết
Kết quả
kiểm định Ý nghĩa
H7 Bác bỏ Không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giảng dạy giữa sinh viên thuộc các ngành học khác nhau H8 Bác bỏ Không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giảng
dạy giữa sinh viên năm hai và sinh viên năm ba
H9 Bác bỏ Không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giảng dạy giữa sinh viên có học lực khác nhau
H10 Bác bỏ Không có sự khác biệt về đánh giá chất lượng giảng dạy giữa sinh viên nam và sinh viên nữ
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3, tác giả xử lý dữ liệu đã thu thập. Bước đầu tiên, tác giả kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha để loại các biến rác trước.
Các biến có hệ số tương quan biến-tổng (item-total correction) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên (Nunnally & Burnstein 1994).
Kế đến, tác giả kiểm định thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA để loại dần các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.5. Thang đo được chấp nhận khi giá trị hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn hơn hoặc bằng 0.5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1 (Othman & Owen, 2002), eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích được bằng hoặc lớn hơn 50% (Gerbing &
Anderson 1988).
Sau khi thang đo chất lượng giảng dạy đã được xử lý, tác giả phân tích hồi quy và phân tích tương quan để thấy được mối quan hệ giữa các thành phần tác động đến chất lượng giảng dạy.
CHƯƠNG 4
HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Dựa vào thang đo HEdPERF và thông qua kết quả nghiên cứu định tính cho thấy có 6 thành phần (nhân viên nhà trường, giảng viên, sự tiếp cận, cơ sở vật chất, qui mô lớp học, chương trình đào tạo) ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
Tác giả tiến hành phân tích Cronbach’s Alpha từng thành phần để đánh giá độ tin cậy của thang đo. Kết quả phân tích cho thấy 6 thành phần trên đều có độ tin cậy lớn hơn 0.6. Như vậy, thang đo thiết kế có ý nghĩa trong thống kê và đạt hệ số tin cậy cần thiết. Cụ thể (1) Thành phần Các khía cạnh phi học thuật có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.882, (2) Thành phần Các khía cạnh học thuật có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.856, (3) Thành phần Sự tiếp cận có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.844, (4) Thành phần Chương trình đào tạo có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.832, (5) Thành phần Cơ sở vật chất có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.830, (6) Thành phần Qui mô lớp học có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.838. Thang đo Đánh giá chung có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.714. Vì vậy, 6 thành phần của chất lượng giảng dạy hội đủ điều kiện và được sử dụng trong các phân tích tiếp theo.
Qua phân tích nhân tố khám phá EFA để nhóm gộp các biến, kết quả thu được có 7 nhân tố tác động đến chất lượng giảng dạy, đó là Các khía cạnh phi học thuật, Các khía cạnh học thuật, Sự tiếp cận, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất phòng học, Cơ sở vật chất thư viện, Qui mô lớp học. Điều này cho thấy tùy thuộc vào mỗi trường khác nhau mà nhận thức của sinh viên đối với chất lượng giảng dạy khác nhau. Vì vậy, Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn cần chú ý đến những đặc điểm riêng biệt về nguồn lực của mình cũng như đặc điểm của
sinh viên để hạn chế khuyết điểm và phát huy ưu điểm nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
Kết quả phân tích hồi quy và tương quan tuyến tính ở trên thể hiện rõ 7 nhân tố có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với sự đánh giá chất lượng giảng dạy của sinh viên. Trong đó chịu tác động nhiều nhất bởi nhân tố Qui mô lớp học (B6
= 0.148), Các khía cạnh phi học thuật (B4 = 0.145), Cơ sở vật chất thư viện (B7 = 0.141), Cơ sở vật chất phòng học (B5 = 0.138), Chương trình đào tạo (B3 = 0.134), Các khía cạnh học thuật (B1 = 0.129), Sự tiếp cận (B2 = 0.116).
Dựa vào kết quả này, có thể thấy hiện nay đối với sinh viên, sự nhận thức về qui mô lớp học đã thay đổi. Sinh viên yêu cầu được học trong những lớp có sĩ số phù hợp để được tham gia vào các hoạt động trong lớp một cách hiệu quả nhất. Lớp học có sĩ số phù hợp còn giúp tăng sự gắn kết giữa các thành viên như giữa giảng viên và sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên, như vậy hiệu quả tương tác sẽ rất cao, từ đó nâng cao chất lượng dạy và chất lượng học.