CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT
Nghiên cứu này sử dụng mô hình HEdPERF dựa trên nghiên cứu của Firdaus (2005), “The development of HEdPERF, a new measuring instrument of service quality for the higher education sector” để đo lường chất lượng giảng dạy của Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn.
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất Các thành phần trong mô hình được giải thích như sau:
Các khía cạnh phi học thuật: Phương diện này bao gồm các yếu tố liên quan đến các nhân viên nhà trường nhằm hỗ trợ sinh viên hoàn thành nghĩa vụ nghiên cứu và học tập của họ.
Các khía cạnh học thuật: Bao gồm các yếu tố mô tả trách nhiệm của giảng viên đối với sinh viên
Cơ sở vật chất: Bao gồm các yếu tố mô tả tầm quan trọng trong việc nhà trường thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp của nó thông qua cơ sở vật chất, máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, hiện đại, phục vụ hiệu quả cho việc học tập của sinh viên.
Sự tiếp cận: Phương diện này bao gồm các yếu tố liên quan đến các vấn đề như khả năng tiếp cận, dễ dàng tiếp xúc, thái độ của giảng viên và các nhân viên nhà trường.
Chương trình đào tạo: Phương diện này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp rộng rãi và uy tín các chương trình học tập, chuyên ngành với cấu trúc linh hoạt và các vấn đề liên quan đến giáo trình nhằm phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường cũng như mục tiêu học tập của sinh viên.
Các khía cạnh phi học thuật Các khía cạnh học thuật
Chương trình đào tạo Cơ sở vật chất
Sự tiếp cận
Chất lượng giảng dạy
Các thành phần trong mô hình được đo lường bởi các biến quan sát Bảng 2.1. Thang đo mô hình nghiên cứu đề xuất
Thành phần Biến quan sát Các khía
cạnh phi học thuật
1 Nhân viên nhà trường đáp ứng các yêu cầu cần được hỗ trợ của sinh viên
2 Nhân viên nhà trường giữ lời hứa với sinh viên
3 Nhân viên nhà trường hiểu biết và tư vấn rõ ràng về các hệ thống thủ tục giấy tờ
4 Nhân viên nhà trường xử lý một cách hiệu quả, nhanh chóng các khiếu nại của sinh viên
5 Cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, ban chủ nhiệm khoa) giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của sinh viên
Các khía cạnh học thuật
6 Giảng viên có trình độ cao, sâu rộng về chuyên môn mình dạy 7 Giảng viên có phương pháp truyền đạt tốt, dễ hiểu
8 Giảng viên thường xuyên sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho việc giảng dạy
9 Giảng viên có phong cách nhà giáo
10 Giảng viên đảm bảo giờ lên lớp và lịch trình giảng dạy
11 Giảng viên sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với sinh viên
12 Giảng viên kiểm tra đánh giá thường xuyên trong suốt quá trình học tập
13 Giảng viên đánh giá kết quả học tập công bằng với sinh viên Sự tiếp cận 14 Nhân viên nhà trường có thái độ tích cực và tôn trọng sinh
viên
15 Nhân viên nhà trường giao tiếp tốt với sinh viên
16 Nhân viên nhà trường chân thành quan tâm đến việc giải quyết vấn đề của sinh viên
17 Giảng viên có thái độ gần gũi và thân thiện với sinh viên 18 Khả năng liên lạc để tìm sự tư vấn từ giảng viên là dễ dàng 19 Giảng viên có phản hồi về tiến độ học tập của sinh viên 20 Giảng viên tư vấn đầy đủ những thắc mắc của sinh viên Chương trình
đào tạo
21 Mục tiêu chương trình đào tạo của ngành học là rõ rang 22 Ngành đào tạo phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội 23 Tỷ lệ phân bổ giờ học giữa lý thuyết và thực hành là phù hợp 24 Cấu trúc chương trình mềm dẻo, linh hoạt thuận lợi cho việc
học tập của sinh viên
25 Nội dung chương trình phù hợp với mục tiêu đào tạo của ngành
26 Nội dung chương trình có nhiều kiến thức được cập nhật Cơ sở vật
chất
27 Phòng học rộng rãi, đủ ánh sang
28 Phòng học được trang bị máy chiếu, màn chiếu đầy đủ 29 Phòng học đảm bảo đủ yêu cầu về chỗ ngồi
30 Phòng thực hành có đầy đủ máy móc, dụng cụ cần thiết cho nhu cầu thực hành của sinh viên
31 Thư viện có nguồn tài liệu tham khảo phong phú, đa dạng 32 Thư viện cung cấp dịch vụ photo, in ấn tài liệu đạt chất lượng 33 Thư viện đảm bảo không gian, chỗ ngồi đáp ứng được nhu
cầu học tập của sinh viên
Nghiên cứu này sử dụng mô hình HEdPERF vì những lý do sau đây:
Việc so sánh khoảng cách giữa chất lượng kỳ vọng và chất lựơng cảm nhận trong mô hình SERVQUAL rất khó xác định do việc phải xem xét nhiều thang điểm và không xác định trực tiếp dựa vào thực tế thực hiện dịch vụ.
Mô hình SERVPERF mang tính kế thừa mô hình SERVQUAL và chú trọng đến chất lượng dịch vụ thực hiện và cũng bao gồm năm yếu tố như mô hình SERVQUAL.
Nếu sử dụng mô hình SERQUAL, SERVPERF thì phải điều chỉnh lại thang đo sao cho phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu, nếu điều chỉnh không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Như vậy cần phải lựa chọn một mô hình đo lường đặc thù cho lĩnh vực giáo dục đại học.
HEdPERF đã được chứng minh là một công cụ hiệu quả để đo lường chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học.