CHƯƠNG 3. XỬ LÝ DỮ LIỆU
4.2.6. Cơ sở vật chất
Đây là thành phần được đánh giá cao nhất. Thật như vậy, Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn là một trong những trường được nhận bằng khen về Cơ sở vật chất đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất. Với cơ sở vật chất phòng học được trang bị đầy đủ máy tính, máy chiếu, đèn chiếu, hệ thống điện chiếu sáng, quạt mát đã hỗ trợ tối đa cho sinh viên trong thời gian học tập tại trường. Khu phòng thực hành được trang bị đầy đủ thiết bị máy móc phục vụ cho giờ thực hành giúp sinh viên học tập tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế. Đó là máy chiếu hiện tại đã cũ và chưa được thay mới, thỉnh thoảng hư hỏng, gây khó khăn cho hoạt động giảng dạy. Khu phòng thực hành tuy đầy đủ máy móc nhưng chất lượng không cao, hay hư hỏng nên thường xuyên xảy ra tình trạng không có đủ máy cho sinh viên thực hành. Để khắc phục tình trạng này nhà trường cần đầu tư nâng cấp hệ thống máy móc thiết bị trang bị trong các phòng học để đảm bảo chất lượng dạy học.
Đối với cơ sở vật chất tại thư viện trường cũng được sinh viên đánh giá
cao. Điều này cho thấy nhà trường đã chú tâm trong công tác đầu tư vào hệ thống sách giáo trình, tham khảo phục vụ công tác học tập, nghiên cứu của sinh viên. Tuy nhiên, nhà trường cần bổ sung thêm nhiều đầu sách, đặc biệt là sách tham khảo. Thực tế thư viện trường đã cung cấp cho sinh viên đầy đủ sách giáo trình của các môn học, và sinh viên tại trường cũng chưa chú trọng vào công tác nghiên cứu, do đó ít cần sách tham khảo nên đối với họ, hoạt động của thư viện như vậy là đã đáp ứng được nhu cầu nên thành phần này được đánh giá cao. Để nâng cao chất lượng giảng dạy thì trong thời gian tới, song song với đẩy mạnh khuyến khích sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học, thư viện nhà trường cần chú trọng đầu tư thêm nhiều nguồn sách tham khảo, như vậy mới nâng cao được chất lượng dạy, học và nghiên cứu của giảng viên, sinh viên nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cần nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các nhân viên tham gia cung cấp dịch vụ in ấn, photo tài liệu, như vậy sẽ thu hút được ngày càng nhiều sinh viên đến thư viện để sử dụng dịch vụ hơn. Đây cũng là một cách để sinh viên quan tâm đến thư viện trường, và cũng là một nguồn thu đáng kể cho trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trong chương này, tác giả đã trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu những nhân tố tác động đến chất lượng giảng dạy của Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tại Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn.
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát về cơ sở lý thuyết của hoạt động giảng dạy và chất lượng giảng dạy. Ngoài ra tác giả còn căn cứ vào cơ sở lý thuyết của thang đo HEdPERF về chất lượng giáo dục để điều chỉnh và bổ sung thang đo cho phù hợp với chất lượng giảng dạy tại Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn.
Qua kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng giảng dạy tại Trường cao đẳng công nghệ thông tin hữu nghị Việt Hàn. Nghiên cứu này sẽ giúp cho Ban lãnh đạo nhà trường có cơ sở để chọn những giải pháp cần thiết để hoàn thiện chất lượng giảng dạy nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung, đồng thời nâng cao vị thế của trường trong ngành giáo dục.
Tiếp theo, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, muốn đo lường chất lượng trong ngành giáo dục nói chung và trong hoạt động giảng dạy nói riêng cần phải sử dụng một tập nhiều thang đo để đo lường các thành phần có mối liên hệ và tác động đến chất lượng dịch vụ. Nếu không đánh giá chất lượng dịch vụ một cách có khoa học và nghiêm túc thì kết quả thu được có thể bị sai lệch và sẽ không đạt được hiệu quả cho việc cải tiến chất lượng giảng dạy tại trường.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát ý kiến đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng dạy, phương pháp chọn mẫu được tiến hành theo phương pháp ngẫu nhiên nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót, khả năng tổng quát hóa sẽ không cao và mẫu nghiên cứu chưa thể khái quát được toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy, Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Trần Khánh Đức (2011), Lý luận và phương pháp dạy học, NXB ĐHQG TP.HCM
[2] Bùi Nguyên Hùng & Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2010), Quản Lý Chất Lượng, NXB ĐHQG TP.HCM.
[3] Nguyễn Thành Long (2006), Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào tạo đại học tại trường Đại học An Giang, Đại học An Giang
[4] Vũ Thị Quỳnh Nga (2009), Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc đánh giá của sinh viên đối với hoạt động giảng dạy, Trung tâm đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu phát triển giáo dục
[5] NXB Đà Nẵng (2004), Từ điển tiếng Việt, trang 256
[6] Nguyễn Đình Phan (2005), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
[7] Quốc hội (2012), Điều 4 - 5, Luật giáo dục đại học.
[8] Phạm Văn Quyết, Những trăn trở cho đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội
[9] Vũ Văn Tảo & cộng sự (2000), Giáo dục hướng vào thế kỉ 21, NXB Đà Nẵng [10] Lại Xuân Thủy & Phan Thị Minh Lý (2011), Đánh giá chất lượng đào
tạo tại khoa kế toán – tài chính, trường Đại học kinh tế, đại học Huế trên quan điểm của người học, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng
[11] Vũ Trí Toàn (2010), Nghiên cứu về chất lượng đào tạo của khoa Kinh tế và quản lý theo mô hình chất lượng dịch vụ SERVQUAL, Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Tiếng Anh
[12] Afzal (2010), “On student perspective of quality in higher education, 3rd International Conference on Assessing Quality in Higher Education, Lahore – Pakistan
[13] Ahmad Jusoh & cộng sự (2004), Service quality in higher education:
management student’s perspective, Research management center, University of technology Malaysia
[14] Ana Brochado (2009), “Comparing alternative instruments to measure service quality in higher education”, Quality Assurance in Education.
[15] Berlo, D.K., Lemert, J.B., and MertZ, R.J. (1969), "Dimensions for Evaluating The Acceptability of Message Sources," Public Opinion Quarterly, 33, 562-76.
[16] Chua, C. (2004), Perception of quality in higher education, AUQA Occasional Publication.
[17] Cheng & Tam (1997), "Multi-models of quality in education", Quality Assurance in Education, Vol. 5 Iss: 1, pp.22 – 31
[18] Cuthbert, P. F. (1996b), “Managing service quality in higher education:
is SERVQUAL the Answer? Part 2”, Managing service quality, 6(3): 31-35.
[19] Deming W. E. (1993), The New Economics for Industry, Government, Education, Cambridge, MA: Massachusetts Institute for Technology, Center for Advanced Engineering Study
[20] Day, C. (1999b), Researching teaching through reflective practice, In J.
J. Loughran (Ed.) Researching teaching: Methodologies and practices in pedagogy (pp.215-232). London Falmer
[21] Davies, M., Hirschberg, J., Lye, L., Johnston, C. and McDonald, I.
(2007), “Systematic influences on teaching evaluations: the case for caution” Australian Economic Papers, March, 18-38.
[22] Firdaus (2005), Measuring service quality in higher education:
HEdPERF versus SERVPERF, MARA University of Technology , Sarawak, Malaysia
[23] Firdaus Abdullah (2005), The development of HEdPERF, a new measuring instrument of service quality for the higher education sector, Faculty of Business Management, MARA University of Technology , Sarawak, Malaysia
[24] Harvey (1995), “Student satisfaction”, The new review of academic librarianship, Vol 1, pp 161-173
[25] HEARRR.ORG (2005), The Role of Higher Education in Economic Development, www. hearrr .org / pdf / HEARRR WhitePaper.pdf [26] Hill (1995), “Managing service quality in higher education: the role of
the student as primary consumer”, Quality assurance in education, Vol 3, pp 10-21
[27] Hinrich Seidel (1991), “The Role of Higher Education in Society:
Quality and Pertinence”, 2nd UNESCO- Non-Governmental organizations Collective Consultation on Higher Education Paris, pp 32)
[28] Holt, J. (1964), How children fail, Pitman Publishing Company
[29] Jalal R. M. Hanaysha, Haim Hilman Abdullah and Ari Warokka (2011), “Service Quality and Students’ Satisfaction at Higher Learning Institutions: The Competing Dimensions of Malaysian Universities’ Competitiveness”, Journal of Southeast Asian Research
[30] Joseph, M and Joseph, B (1997), “Service quality in education : a student perspective”, Quality Asurance in Education, Vol 5, pp 15-21
[31] Kotler, P & Amstrong. G (2004), Những nguyên lý tiếp thị tập 2, NXB Thống kê
[32] Lee Harvey (1999), Quality in higher education, Autralian Journal of Education
[33] Mark Schneider (2002), Do School Facilities Affect Academic Outcomes, National Clearinghouse for Educational Facilities
[34] Masoud Karami & Omid Olfati (2011), “Measuring service quality and satisfaction of students: A case study of students’ perception of service quality in high-ranking business schools in Ira”, African Journal of Business Management Vol. 6(2), pp. 658-669.)
[35] Nina Becket, Quality Management Practice in Higher Education – What Quality Are We Actually Enhancing, Oxford school of Hospitality Management
[36] Oldfield & Baron (2000), “Student Perceptions of Service Quality in a UK University Business and Management Faculty”, Quality Assurance in education, Volume 8, Number 2, 2000, pp 85-95
[37] Qi Huang (2009), The relationship between service quality and student satisfaction in higher education sector: a case study of undergraduate sector of Xiamen University of China, University of China
[38] Sahney, S., Banwet, and Karunes, S. (2004), “Conceptualising Total Quality Management in Higher Education”, TQM Magazine, 16(2), 145-159.
[39] Stipek, D. J. (1996), “Motivation and instruction”, Handbook of educational psychology, pp.85-113
[40] Tomkovick, C., Al-khatib, J., Badawaj, B. and Jones, S. (1996), “An Assessment of the Service Quality Provided to Foreign Students at US Business Schools”, Journal of Education for Business, 71, 130-135 [41] Zeithaml, V. A. & M. J Britner (2000), Services marketing:
Intergrating Customer Focus Across the Firm, Irwin McGraw- Hill