Nội dung của chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ

1.1. Lý luận cơ bản về NSNN và chi NSNN

1.1.4. Nội dung của chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT

Xét về phương thức quản lý, chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT gồm hai nhóm chi cơ bản:

Chi đầu tư phát triển:Chi đầu tư phát triển từ NSNN là yêu cầu tất yếu nhằm đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Chi đầu tư phát triển từ vốn ngân sách sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực phục vụ sản xuất. Trong chi đầu tư phát triển thì chi đầu tư xây dựng cơ bản là một khoản chi lớn và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn chi đầu tư phát triển của NSNN. Sản phẩm của chi đầu tư xây dựng cơ bản là các công trình xây dựng như trường học, ký túc xá, thư viện, phòng thí nghiệm,… nhằm phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên, học sinh.

Chi thường xuyên: Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng vốn NSNN để đáp ứng cho nhu cầu chi gắn liền với thực hiện nhiệm vụ của nhà nước giao.

1.1.4.1. Cơ sở lý luận về chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo

Giáo dục là hoạt động trực tiếp nâng cao kiến thức, hiểu biết và tăng cường khả năng vận dụng những tri thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất kinh tế, sáng tạo những giá trị vật chất và những sản phẩm tinh thần khác. Trong mỗi quốc gia, giáo dục luôn là lĩnh vực nhận được sự quan tâm lớn nhất của Chính phủ, việc phát triển lĩnh vực này như thế nào để có được những người lao động với chất lượng cao, phát triển toàn diện ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

Đại học kinh tế Huế

Một trong những điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục được thực hiện đúng theo mục tiêu phát triển đã đề ra chính là sự đầu tư tài chính vào công tác này một cách có hiệu quả. Bài toán đặt ra trong hoạt động chi NSNN cho giáo dục của mỗi quốc gia chính là sử dụng nguồn lực đó ở đâu? dùng vào mục đích nào? số lượng đầu tư là bao nhiêu?. . . Để có thể đem lại hiệu quả cao nhất, những lợi ích tối đa cho công tác giáo dục. Và để giải quyết được bài toán nêu ra ở trên, buộc mỗi quốc gia cần có một hệ thống quản lý chi NSNN, định hướng và kiểm soát nguồn chi công này sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

1.1.4.2. Khái niệm chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo

Căn cứ vào nhiệm vụ đề ra trong Đại hội Đảng lần thứ VIII (6/1996) về việc phát triển giáo dục và đào tạo. Đảng đưa ra chủ trương phát triển mạnh mẽ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Coi trọng cả quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Chi NSNN cho giáo dục đào tạo là việc sử dụng nguồn vốn của Ngân sách để thực hiện các hoạt động, mang tính chất tích lũy đặc biệt vì khoản chi này đầu tư dài hạn cho tương lai trong việc tăng trưởng kinh tế cũng như ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ thất nghiệp. Do đó chi NSNN cho GD&ĐT là việc cấp vốn đầu tư cho việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai của đất nước.

1.1.4.3. Phân loại chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo

Có nhiều hình thức phân loại chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo, trong đó có hai hình thức được sử dụng nhiều nhất đó là căn cứ vào tính chất kinh tế và căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.

Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 60/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước, có nêu những đầu mục chi NSNN nói chung trong hệ thống NSNN của nước ta, trong đó bao hàm cả đối tượng chi NSNN cho Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/6/2008 về việc ban hành hệ thống mục lục NSNN và các Thông tư bổ sung, sửa đổi từ năm 2009 đến năm 2015

Dựa vào tính chất kinh tế ta có thể phân loại chi NSNN cho giáo dục và đào tạo thành các nhóm sau:

Nhóm 1: Chi cho con người:

Đại học kinh tế Huế

Đây là khoản chi cho các nhu cầu về đời sống vật chất, sinh hoạt cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhằm duy trì hoạt động bình thường. Các khoản chi của NSNN thuộc nhóm chi này bao gồm các khoản chi: Lương, phụ cấp lương; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tiền thưởng; phúc lợi tập thể cho giáo viên, cán bộ công nhân viên chức...

Đây là nhóm chi bắt buộc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số chi thường xuyên NSNN cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của những người làm công tác giáo dục nên việc quản lý nhóm mục chi này phải được thực hiện nghiêm túc, công bằng, đúng chính sách chế độ.

Nhóm 2: Chi cho nghiệp vụ chuyên môn

Bao gồm các khoản chi về mua sắm trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy như: Sách giáo khoa; tài liệu tham khảo cho giáo viên; đồ dùng học tập; vật liệu hoá chất thí nghiệm; chi trả tiền điện, nước; chi phí văn phòng phẩm tại các phòng làm việc; chi trả dịch vụ bưu điện; chi công tác phí, hội phí. Đây là khoản chi rất cần thiết, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đào tạo. Quản lý tiết kiệm, tránh lãng phí trong chi tiêu các khoản chi này sẽ giúp các trường có thêm nguồn kinh phí nâng cao chất lượng dạy và học.

Nhóm 3: Chi về mua sắm, sửa chữa

Đây là khoản chi cũng không thể thiếu trong hoạt động chi cho sự nghiệp GD&ĐT nước nhà. Khối lượng trường lớp, tài sản cố định phục vụ cho dạy và học, đào tạo trong cả nước rất lớn. Hàng năm có sự xuống cấp của các tài sản này ảnh hưởng đến chất lượng của ngành. Do đó, đòi hỏi phải có những khoản chi phí này để phục hồi lại và từng bước hiện đại hóa thiết bị theo xu hướng thế giới về giáo dục hiện đại.

Nhóm 4: Các khoản chi khác

Đây là khoản chi nhằm đảm bảo cho công tác quản lý hành chính phục vụ cho hoạt động của các cơ sở giáo dục. Mức độ chi tiêu nhiều hay ít của nhóm này phụ thuộc vào quy mô của các trường, định mức và mức độ sử dụng của các đơn vị: Chi tiếp khách, chi tổ chức Đại hội Đảng, chi lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,...

Luật Ngân sách mới ra đời, theo đó thì Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 quy định Hệ thống Mục lục ngân sách nhà nước.

Đại học kinh tế Huế

Dựa vào tính chất kinh tế thì phân loại chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT gồm 3 nhóm: Chi thanh toán cho cá nhân, chi về hàng hóa dịch vụ và các khoản chi khác.

Quy định này được áp dụng từ 01/01/2018. [3]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)