Quy trình lập và phân bổ dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh

2.2.2. Quy trình lập và phân bổ dự toán

Lập dự toán chi ngân sách là công việc trước tiên có ý nghĩa quan trọng quyết định đến chất lượng toàn bộ các khâu tiếp theo của quá trình quản lý chi ngân sách.

Nhận thức được điều này, trong những năm vừa qua, công tác xây dựng dự toán, quản lý theo dự toán đã được phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh phối hợp cùng với các phòng, ban, ngành, các đơn vị dự toán và UBND các xã, thị trấn trên địa bàn quan tâm coi trọng, thực hiện đúng theo quy định của luật NSNN. Công tác lập dự toán chi ngân sách đã góp phần giúp các đơn vị thụ hưởng ngân sách chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ chi của mình.

Hàng năm, căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Tài chính về xây dựng dự toán chi NSNN địa phương; Chỉ thị của UBND tỉnh Quảng Bình về xây dựng dự toán NSNN, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh tham mưu UBND huyện phương án tài chính - ngân sách trình HĐND huyện giao cho các đơn vị trường học; phương án phân bổ ngân sách theo từng lĩnh vực, chương trình kinh tế - xã hội của huyện.

Đại học kinh tế Huế

Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm hướng dẫn các các đơn vị trường học lập dự toán chi NSNN hằng năm theo quy định của Luật NSNN.

Trong thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011 - 2016, việc xây dựng dự toán chi ngân sách huyện Quảng Ninh cơ bản phải đảm bảo thực hiện đúng theo các nguyên tắc đặt ra là:

- Cơ bản giữ ổn định các lĩnh vực chi, mức khoán chi cho các đơn vị, các cấp ngân sách theo dự toán chi được giao.

- Đảm bảo ổn định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới như dự toán được giao.

- Dự toán chi ngân sách phải dự kiến đầy đủ những nhiệm vụ phát sinh trong năm dự toán, đảm bảo các nhiệm vụ được giao.

Những năm qua công tác lập dự toán chi NSNN đã đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách đã lập dự toán chi của đơn vị đúng thời hạn, dự toán không chỉ dừng lại ở những mục lớn mà đã phân loại cụ thể, dự toán được lập cơ bản sát hơn với tình hình thực tế trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu chi.

Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị dự toán đều đã thực hiện tốt, một số đơn vị lập dự toán còn chưa đúng thời hạn, chưa đạt yêu cầu, gây ảnh hưởng đến công tác lập dự toán chung của toàn huyện.

Căn cứ Luật NSNN số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002; Nghị định 60/2003/NĐ- CP ngày 06/6/2003 và Thông tư 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 60. Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 và Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016

Căn cứ vào Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về giáo dục; Thông tư 11/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 29/5/2015 của Liên bộ Giáo Dục và Đào Tạo - Bộ Nội Vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở GD&ĐT thuộc UBND tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương, phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Căn cứ Thông tư liên tịch số 35-TT/LB ngày 21/04/1994 của BGDĐT-BTC hướng dẫn quản lý ngân sách GD&ĐT.

Đại học kinh tế Huế

Dựa vào chỉ tiêu và kế hoạch đã đề ra cho việc phát triển sự nghiệp GD&ĐT có liên quan đến việc chi NSNN trong một kỳ, bám sát vào đó để làm tiền đề xây dựng dự toán NSNN cho ngành.

Hàng năm căn cứ vào số quyết toán chi năm trước và những nhiệm vụ trong năm học, phòng GD&ĐT và các trường lập dự toán gửi phòng TC-KH . Phòng Tài chính Kế hoạch tổng hợp số liệu dự toán gửi Sở tài chính tỉnh Quảng Bình. Dự toán này phải chi tiết đến từng nguồn kinh phí tự chủ, không tự chủ. Dự toán thu chi ngân sách kèm theo bản thuyết minh tài chính chi tiết trên căn cứ tính của các khoản thu chi.

Sau đó Phòng TC-KH huyện phối hợp với các đơn vị dự toán tổ chức thảo luận dự toán thu chi NS của từng đơn vị. Theo đó lấy kết quả thống nhất của buổi thảo luận dự toán báo cáo UBND huyện, UBND huyện trình Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt dự toán thu chi ngân sách năm của các đơn vị dự toán thuộc huyện.

Cơ sở để xây dựng dự toán:

- Căn cứ Nghị quyết số 147/2010/NQ-HĐND ngày 29/10/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2011 và thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của HĐND tỉnh Quảng Bình về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh Quảng Bình năm 2017 và thời kỳ ổn định ngân sách 2017-2020 theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

- Đối với dự toán thu học phí được phân bổ căn cứ vào số học sinh bình quân năm kế hoạch và mức thu học phí đã được qui định theo từng vùng miền. Ngoài ra trừ đi một tỷ lệ học sinh được miễn giảm học phí qui định cho từng vùng, miền. Việc quản lý và sử dụng các nguồn thu học phí, lệ phí của các trường được thực hiện theo dự toán được duyệt sau đó được phản ánh thu chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Số thu chưa chi hết được chuyển sang năm sau sử dụng tiếp.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.2. Tình hình lập dự toán chi NSNN của huyện Quảng Ninh cho sự nghiệp GD&ĐT giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Năm

2015

Năm 2016

Năm 2017

So sánh

2016/2015 2017/2016

+/- % +/- %

TỔNG CHI NSNN 335.352 362.692 419.739 27.339 108,15 57.047 115,73 I Chi đầu tư phát triển 18.710 29.415 52.360 10.705 157,2 22.945 178

Trong đó

1 Chi Giáo dục - Đào tạo 4.472 5.928 12.047 1.456 132,6 6.119 203,22 II Chi thường xuyên 297.902 315.927 346.548 18.024 106,05 30.621 109,69

Trong đó:

1 Chi Giáo dục - Đào tạo 149.974 154.229 178.282 4.255 102,84 24.053 115,60

2 Chi dạy nghề 3.615 3.831 4.249 216 105,98 418 110,91

III

Chi từ nguồn thu để lại đơn vị quản lý qua NSNN

15.240 13.350 14.000 -1.890 87,6 650 104,9

IV Dự phòng 3.500 4.000 6.831 500 114,3 2.831 170,8

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Quảng Ninh Tình hình lập dự toán chi ngân sách huyện Quảng Ninh từ năm 2015-2017 được thể hiện qua các số liệu tại bảng 2.2. Trong giai đoạn này dự toán chi ngân sách huyện tương đối ổn định, mức tăng không đáng kể, năm 2016 tăng 8,15% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 15,73% so với năm 2016. Công tác lập dự toán chi ngân sách huyện Quảng Ninh đảm bảo giữa cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và các lĩnh vực khác tạo điều kiện thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn tình trạng phải bổ sung ngoài dự toán cho các đơn vị làm cho ngân sách có lúc bị động khó cân đối nguồn và điều này cho thấy một số đơn vị xây dựng dự toán ngân sách chưa sát với nhiệm vụ và nhu cầu chi tiêu.

2.2.2.2. Quy trình phân bổ dự toán chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT - Phân bổ kinh phí dự toán chi thường xuyên

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện căn cứ dự toán chi ngân sách được HĐND phê chuẩn, tham mưu UBND huyện ban hành quyết định phân bổ dự toán cho đơn vị

Đại học kinh tế Huế

dự toán theo kế hoạch, nhiệm vụ được phân công, sau đó gửi KBNN huyện để thực hiện kiểm soát chi.

Các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách khi có nhu cầu chi tiêu thì làm thủ tục giấy rút kinh phí dự toán về quỹ đơn vị sử dụng hoặc yêu cầu KBNN thanh toán trực tiếp đến người cung cấp hàng hoá dịch vụ. Theo định kỳ các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện quyết toán gửi phòng Tài chính - Kế hoạch huyện theo số thực chi đã cấp phát; số kinh phí dự toán còn lại hủy bỏ hoặc chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

- Phân bổ ngân sách bằng hình thức ghi thu - ghi chi:

Hình thức ghi thu - ghi chi là biện pháp giao quyền chủ động cho các đơn vị sự nghiệp có thu của huyện được sử dụng nguồn thu để lại, không phải nộp ngân sách để cân đối sử dụng chi tiêu theo dự toán được duyệt nhằm đáp ứng nhu cầu chi được kịp thời. Cuối định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm đơn vị sự nghiệp làm thủ tục quyết toán kèm hồ sơ, chứng từ cho cơ quan Tài chính trực tiếp kiểm soát, thanh toán để chuyển sang KBNN thực hiện ghi thu - ghi chi phản ánh vào thu chi NSNN. Ở cấp huyện thì nguồn học phí của các trường Mầm non và Trung học cơ sở được phân bổ bằng hình thức ghi thu - ghi chi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)