Quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 75)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh

2.2.4. Quyết toán chi ngân sách nhà nước huyện Quảng Ninh

Quyết toán chi NSNN là công việc cuối cùng trong một chu trình quản lý chi NSNN. Đây là quá trình kiểm tra, rà soát, chỉnh lý lại các số liệu chi ngân sách đã được phản ánh sau mỗi kỳ chấp hành dự toán chi NSNN. Các đơn vị thụ hưởng dự toán NSNN phải thực hiện nhiệm vụ kế toán, quyết toán chi NSNN của đơn vị mình;

cơ quan tài chính các cấp phải tổng hợp, quyết toán chi NSNN của cấp ngân sách mình với cơ quan tài chính cấp trên. Quyết toán chi NSNN là việc làm thường xuyên hàng năm của đơn vị dự toán ngân sách (cơ quan thụ hưởng NSNN); của cơ quan kiểm soát chi NSNN (KBNN); của cơ quan phân bổ dự toán NSNN (cơ quan Tài

Đại học kinh tế Huế

chính). Trình tự và thủ tục quyết toán NSNN được quy định tại Điều 71, Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ.

Công tác quyết toán NSNN huyện Quảng Ninh còn những tồn tại thường xảy ra đó là: Số liệu dự toán và số liệu quyết toán thường có sự chênh lệch do quá trình lập dự toán không sát thực tế; thời gian lập và gửi báo cáo quyết toán một số đơn vị còn chậm; một số biểu mẫu báo cáo quyết toán chưa đúng theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/1/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và ngân sách các cấp.

Tuy nhiên nếu so sánh số quyết toán với dự toán được giao đầu năm thì ta thấy việc chấp hành dự toán là thật sự chưa nghiêm, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tình hình dự toán, quyết toán và tỷ lệ % chi đầu tư, chi thường xuyên giai đoạn 2015-2017 ở huyện Quảng Ninh Nội dung ĐVT Năm 2015 Năm 2016

5.928 14.789

8.861 249,48

Năm 2017 5.928 14.789

8.861 249,48

Tổng cộng 163.948

16.129 110,91 1.Chi đầu tư

- Dự toán Triệu đồng 4.472 5.928 12.047 22.447

- Quyết toán Triệu đồng 15.791 14.789 23.004 53.584 - Chênh lệch Triệu đồng 11.319 8.861 10.957 31.137 - Tỷ lệ QT/DT Tỷ lệ (%) 353,11 249,48 190,95 238,71 2. Chi TX

- Dự toán Triệu đồng 153.589 158.060 182.531 494.180 - Quyết toán Triệu đồng 157.358 163.948 198.567 519.873 - Chênh lệch Triệu đồng 3.769 5.888 16.036 25.693 - Tỷ lệ QT/DT Tỷ lệ (%) 102,45 103,73 108,79 105,20

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh Nhìn vào bảng trên ta thấy: Trong công tác chấp hành dự toán NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT chưa nghiêm, trong giai đoạn từ năm 2015-2017, số liệu quyết toán so với dự toán vượt khá cao. Cụ thể:

Đại học kinh tế Huế

- Đối với khoản chi đầu tư : Dự toán chi đầu tư trong giai đoạn này là 22.447 triệu đồng, giá trị quyết toán là 53.584 triệu đồng. Mặc dù, năm 2015 - 2017 dự toán chi chi đầu tư tương đối ổn định do thực hiện chủ trương chung là thắt chặt đầu tư công trên địa bàn huyện Quảng Ninh nhưng cuối năm con số quyết toán so với dự toán chênh lệch 31.137 triệu đồng. Năm 2015, dự toán giao 4.472 triệu đồng, quyết toán là 15.791 triệu đồng, chi vượt so với dự toán đầu năm là 11.319 triệu đồng, vượt 253,11% so với dự toán giao. Năm 2016, dự toán giao 5.928 triệu đồng, quyết toán là 14.789 triệu đồng, chi vượt so với dự toán đầu năm là 8.861 triệu đồng, vượt 149,48% so với dự toán giao. Năm 2017, dự toán giao 12.047 triệu đồng, quyết toán là 23.004 triệu đồng, chi vượt so với dự toán đầu năm là 10.957 triệu đồng, vượt 90,95% so với dự toán giao. Nguyên nhân chi vượt dự toán là do một số công trình XDCB đầu tư cho giáo dục từ nguồn mục tiêu Trung ương, tỉnh cấp bổ sung trong năm, như các chương trình kiên cố hóa trường học, dự án phòng tránh thiên tai Miền Trung hỗ trợ,..

Về chi thường xuyên: Năm 2015-2017 dự toán giao là 494.180 triệu đồng, giá trị quyết toán là 519.873 triệu đồng, chênh lệch 25.693 triệu đồng. Năm 2015, dự toán đầu năm là 153.589 triệu đồng, quyết toán là 157.358 triệu đồng, chênh lệch tăng 3.769 triệu đồng. Năm 2016, dự toán đầu năm là 158.060 triệu đồng, quyết toán là 163.948 triệu đồng, chênh lệch 5.888 triệu đồng. Năm 2017, dự toán NSNN chi thường xuyên sự nghiệp GD&ĐT là 182.531 triệu đồng, cuối năm quyết toán là 198.567 triệu đồng, chênh lệch 16.036 triệu đồng. Quyết toán ngân sách cao hơn số dự toán là do những chính sách thay đổi thay đổi trong năm thường rơi những tháng giữa năm, trong khi dự toán ngân sách được lập những tháng của cuối năm trước. Điển hình như chính sách tăng lương tối thiểu năm 2016 thay đổi mức lương tối thiểu từ 1.150.000đ/tháng lên 1.210.000đ/tháng được ban hành tháng 5 năm 2016; tháng 7/2017 mức lương tối thiểu tăng lên 1.300.000 đồng; quyết định 131/QĐ-TTG của Thủ tướng chỉnh phủ bổ sung 02 xã gồm 8 trường được hưởng chế độ thu hút của giáo viên. Theo đó thì các chính sách khác cũng tăng lên theo chính sách tăng mức lương tối thiểu như: Thông tư 29/2011/TTLT BGD-BTC về chế độ tiền ăn trưa trẻ 3-5 tuổi; Nghị định 86/2015/NĐ-CP về miễn, giảm học phí và chi phí học tập; Nghị định 116/2016/NĐ-CP về hỗ trợ học sinh bán trú; Thông tư 109/2009/TTLT BGD-BTC về chế độ học bổng học sinh dân tộc nội trú; Quyết

Đại học kinh tế Huế

định 15/2012/QĐ-TTg về chế độ lớp ghép; Quyết định 51/2012/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng giáo viên thể dục; Chế độ trợ cấp lần đầu, thu hút, trợ cấp chuyển vùng theo Nghị định 19/2013/NĐ-CP và nghị định 116/2011/NĐ-CP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)