Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 72)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH

2.2. Thực trạng công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh

2.2.3. Chấp hành dự toán chi ngân sách Nhà nước cho sự nghiệp GD&ĐT

*Quản lý các khoản chi thường xuyên

Các khoản chi thường xuyên của NSNN cho các trường học là những khoản chi đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ của các trường, các khoản chi thường xuyên được chia thành 4 nhóm: Nhóm chi cho con người, nhóm chi cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, nhóm chi mua sắm sửa chữa, nhóm chi khác.

Trong tổng chi NSNN cho các trường học công lập chủ yếu là kinh phí chi thường xuyên. Vì vậy chất lượng quản lý các khoản chi này có tính chất quyết định đến chất lượng quản lý chi ngân sách cho giáo dục nói chung.

Để đánh giá một cách khái quát tình hình quản lý và sử dụng kinh phí từ chi thường xuyên cho ngành GD&ĐT của huyện, trước hết phân tích tỷ trọng các nhóm mục chi chủ yếu trong chi thường xuyên trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017 qua bảng số liệu sau:

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.3: Tình hình chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số thực hiện (trđ)

Tỷ trọng

(%)

Số thực hiện (trđ)

Tỷ trọng

(%)

Số thực hiện (trđ)

Tỷ trọng

(%)

Tổng chi 157.358 100,0 163.948 100,0 198.567 100,0

Chi thanh toán cho cá nhân 137.422 87,33 143.423 87,48 169.223 85,22

Chi NVCM 10.430 6,63 12.251 7,47 16.051 8,08

Chi mua sắm, sửa

chữa 4.306 2,74 4.496 2,74 7.086 3,57

Chi khác 5.200 3,3 3.778 2,3 6.207 3,13

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh - Chi trực tiếp cho cá nhân chiếm tỷ trọng cao nhất trong phân chia NSNN của GD&ĐT huyện là phần chi cho con người, mà nội dung cơ bản là chi lương và các khoản có tính chất lương luôn chiếm cơ cấu cao nhất trong hoạt động chi thường xuyên của ngân sách dành cho GD&ĐT huyện Quảng Ninh. Nguyên nhân xuất phát từ những lý do sau:

Thứ nhất, các khoản chi này dùng để chi lương, các khoản phụ cấp, tiền công, các khoản đóng góp là để bù đắp lại công sức bỏ ra để hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo của đội ngũ cán bộ, viên chức. Khi thực hiện lập dự toán, cần thiết phải ưu tiên tới khoản chi này, kể cả khi nguồn ngân sách có hạn, các khoản chi còn lại được bố trí, cân đối trong nguồn kết dư của ngân sách.

Thứ hai, số lượng giáo viên có mặt hiện tại còn thiếu so với biên chế được duyệt (do giáo viên nghỉ hưu, về trước tuổi), trong khi đó việc tuyển dụng biên chế mới chưa được kịp thời nên hầu hết trong các trường đều có giáo viên dạy hợp đồng, do vậy khoản trả lương cho giáo viên hợp đồng và phụ cấp làm thêm giờ cũng tăng thêm. Nhìn chung, công tác quản lý sử dụng các nguồn kinh phí cho nhóm mục này các trường thực hiện rất tốt, do công thức tính toán lương được công khai rõ ràng, hệ số lương được quy định rõ. Tuy nhiên việc quản lý quỹ lương, biên chế, hợp đồng

Đại học kinh tế Huế

thực hiện chưa tốt do tình trạng tuyển dụng chưa sát thực thế, số lượng vào biên chế còn hạn chế do yêu cầu còn khắt khe, hợp đồng còn dôi dư . . .

Do mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo mức sống cơ bản của người lao động, Nhà nước đã ban hành các chính sách nâng mức lương cơ sở, tăng lương theo lộ trình. Từ năm 2013, khi mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng thì đến tháng 5/2016, mức lương cơ sở của cán bộ nhân viên được tính theo vùng, và mức lương cơ sở hiện tại là 1.210.000 đồng/tháng. Tháng 7/2017 mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng. Hơn nữa, năm 2017 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 131/QĐ- TTg ngày 25/01/2017 về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020, thì huyện Quảng Ninh có 02 xã (8 trường học) được hưởng chế độ thu hút theo Nghị định 116/2010 và Nghị định 19/2013

Qua bảng số liệu có thể thấy các khoản chi cho con người chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên cho GD&ĐT huyện Quảng Ninh. Mức chi cho con người phản ánh mức thu nhập cơ bản của cán bộ, viên chức, là một trong những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của đội ngũ này. Từ năm 2015 đến 2017, con số chi cho khoản chi con người đã tăng từ 137.422 triệu đồng lên 169.223 triệu đồng, tương ứng chiếm 87,33%; 85,22% trong cơ cấu chi ngân sách. Điều này cho thấy đời sống cán bộ nhân viên ngành GD&ĐT huyện Quảng Ninh ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn.

- Chi nghiệp vụ chuyên môn bao gồm các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập như tổ chức các hội thi, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, mua sắm đồ dùng học tập, tổ chức nghiên cứu khoa học, hội thảo khoa học . . .

Số kinh phí này trong tổng thể các nguồn chi chiếm từ 10.430 triệu đồng năm 2015 lên 16.051 triệu đồng năm 2017, tương ứng chiếm từ 6,63%; 8,08% tổng chi NSNN. Số kinh phí này hàng năm vẫn ổn định không biến động nhiều. Số kinh phí này tuy ổn định nhưng chưa đáp ứng đủ để mua sắm trang thiết bị giảng dạy, chưa cải thiện được điều kiện giảng dạy và chất lượng học như mục tiêu đã đề ra.

Việc bố trí nguồn kinh phí cho hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và đào tạo huyện Quảng Ninh theo số lượng học sinh/trường.

- Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ: Từ năm 2015 đến nay, cơ sở vật chất trường lớp ở huyện Quảng Ninh không có biên động nhiều. Các hoạt động xây dựng chủ yếu

Đại học kinh tế Huế

là chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất các trường ở vùng khó khăn. Nguồn chi cho hoạt động này chiếm từ 2,74-3,57% tổng ngân sách chi cho GD&ĐT. Năm 2017 huyện bỏ ra nguồn kinh phí tương đối lớn cho hoạt động xây dựng và sửa chữa 7.086 triệu đồng. Tuy nhiên số kinh phí đó tương đối ít, chỉ dành chủ yếu cho các hoạt động sửa chữa máy móc thiết bị, trùng tu trường lớp đã cũ, xuống cấp. Còn hoạt động xây mới không bố trí nguồn kinh phí tại các trường học mà nguồn xây mới chủ yếu do UBND các xã, thị trấn và Ban quản lý dự án xây dựng huyện làm chủ đầu tư.

- Các khoản chi khác: Đây là khoản chi có tỷ lệ thấp nhất trong tổng ngân sách chi thường xuyên, đây là những mục chi cho những hoạt động ngoài lề công tác giáo dục và đào tạo. Do vậy chi hoạt đông khác càng thấp càng tiết kiệm được chi phí cho NSNN, tỷ lệ này ở huyện Quảng Ninh chiếm từ 3,3-3,13% trong khoảng từ năm 2015 đến 2017. Điều này cho thấy địa phương đã kiềm chế mức chi tiêu, tránh thất thoát lãng phí nguồn NSNN được cấp.

Đánh giá một cách tổng quát ta thấy chi NSNN cho giáo dục từ nguồn ngân sách cấp trong các năm gần đây có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên cơ cấu nhóm chi trong tổng chi chưa hợp lý, cơ cấu chi cho con người quá lớn (trên 85%), các khoản chi còn lại chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 15% không đảm bảo qui định của Chính phủ (cơ cấu 80/20). Để đảm bảo chi ngân sách NN cho sự nghiệp giáo dục hiệu quả hơn cần có sự thay đổi trong cơ cấu theo các khoản chi.

* Quản lý các khoản chi từ nguồn thu học phí

- Nguồn học phí: Học phí là nguồn thu quan trọng của các trường. Trong các năm qua, học phí có vai trò lớn trong việc bổ sung một phần nguồn kinh phí hoạt động, nâng cao điều kiện giảng dạy, học tập cho cán bộ viên chức trong nhà trường. Hiện nay các trường đang thực hiện việc thu, sử dụng và quản lý chi đối với các khoản thu sự nghiệp như nguồn kinh phí ngân sách cấp, các khoản chi được thực hiện theo dự toán được duyệt. Sau đó phản ánh thu, chi NSNN theo hình thức ghi thu, ghi chi. Phần chưa chi hết được để lại sang năm sau. Năm 2017, thu học phí được chuyển sang cơ chế giá dịch vụ, do đó không thực hiện ghi thu, ghi chi vào NSNN.

Với nguồn thu từ học phí, theo qui định các trường dành lại 40% số thu học phí để thực hiện cải cách tiền lương theo chế độ, số còn lại chi cho công tác quản lý thu, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi tăng cường cơ sở vật chất …

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.4: Phân bổ chỉ tiêu nguồn thu học phí của các trường học ở huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm học Tổng thu học phí 40% thực hiện cải cách tiền lương

Bổ sung chi hoạt động

2015 2.023 809,20 1.213,80

2016 2.006 802,40 1.203,60

2017 1.962,54 785,02 1.177,52

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh

Nguồn thu từ học phí công lập sau khi dành 40% để thực hiện cải cách tiền lương các trường được chủ động chi theo qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Mối quan hệ giữa NSNN cấp chi thường xuyên cho giáo dục và nguồn học phí công lập từ năm 2015 đến năm 2017 tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh

Bảng 2.5: Quan hệ giữa NSNN cấp chi thường xuyên

cho sự nghiệp GD&ĐT và nguồn học phí công lập giai đoạn 2015 - 2017

Năm học Tổng số

NSNN cấp Nguồn thu học phí Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (trđ) Tỷ lệ (%)

2015 159.381 157.358 98,73 2.023 1,27

2016 165.954 163.948 98,79 2.006 1,21

2017 200.529 198.567 99,02 1.963 0,98

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh Từ năm 2015 đến năm 2017 chi từ nguồn vốn NSNN cho giáo dục chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi của ngành giáo dục, nguồn thu học phí qua các năm thấp và học phí công lập có xu hướng giảm. Nguyên nhân do học sinh được miễn giảm học phí cao, số lượng học sinh có xu hướng giảm mà mức thu học phí không tăng do bị khống chế bởi khung định mức qui định số 19/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh Quảng Bình; số 07/2016/NQ-HĐND ngày 24/10/2016 của HĐND tỉnh Quảng Bình. Chứng tỏ các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện còn phụ thuộc chủ yếu

Đại học kinh tế Huế

vào nguồn ngân sách nhà nước. Do đó các cơ sở giáo dục không thực hiện được tính tự chủ đúng nghĩa.

Bảng 2.6: Tình hình chi NSNN cho từng cấp học của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017

Nội dung

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng

Giá trị (trđ)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (trđ)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (trđ)

Tỷ lệ (%)

Giá trị (trđ)

Tỷ lệ (%) Tổng số 157.358 100 163.948 100 198.567 100 519.873 100

MN 40.617 25,81 43.804 26,72 57.782 29,10 142.203 27,35

TH 56.821 36,11 58.538 35,71 71.164 35,84 186.523 35,88

THCS 54.953 34,92 56.530 34,48 65.166 32,82 176.649 33,98 TTGD-

DN 4.967 3,16 5.076 3,1 4.455 2,24 14.498 2,79

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh

Qua số liệu trên cho ta thấy được tổng kinh phí đầu tư qua các năm cho cấp học Tiểu học vẫn cao nhất, bình quân các năm chiếm tỷ lệ 35,88% trên tổng số chi NSNN đầu tư cho giáo dục và đào tạo từ năm 2015 đến năm 2017. Trong khi đó cấp học Trung học cơ sở chiểm tỷ lệ 33,98%; cấp học Mầm non chiếm tỷ lệ 27,35% và đây cũng là cấp học mà nguồn kinh phí đầu từ NSNN qua các năm là thấp nhất.

Đối chiếu số liệu trên với tình hình biên chế đội ngũ, số trường, số lớp và số học sinh huy động đến trường (số liệu tại bảng 2.1) chúng ta thấy được mức độ đầu tư cho cấp học mầm non vẫn còn đang khiêm tốn.

Bảng 2.7: Nguồn kinh phí NSNN chi đầu tư cho sự nghiệp GD&ĐT của huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng số chi đầu tư Tổng số chi đầu tư

cho ngành GD&ĐT Đạt tỷ lệ (%)

2015 53.628 15.791 29,45

2016 59.081 14.789 25,03

2017 101.771 23.004 22,60

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh

Đại học kinh tế Huế

Chi nguồn kinh phí sự nghiệp có tính chất đầu tư: Từ năm 2015 - 2017 nguồn vốn này đã đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa một số công trình mang tính trọng điểm của ngành GD&ĐT huyện Quảng Ninh đã tạo nên bề mặt cơ sở vật chất ngày một được khang trang đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho huyện.

Một số công trình trọng điểm được đầu tư qua các năm như: Nhà lớp học 2 tầng 10 phòng trường THCS Vạn Ninh 3.569,6 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 8 phòng trường Tiểu học số 1 Vạn Ninh; nhà lớp học 2 tầng 6 phòng trường THCS An Ninh 2.557,7 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 6 phòng trường Mầm non An Ninh 2.438,7 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 6 phòng trường Mầm non Tân Ninh 3.633 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 4 phòng trường Tiểu học Tân Ninh 1.913 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 6 phòng trường Tiểu học số 1 Xuân Ninh 2.483,6 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 8 phòng trường Mầm non Hiền Ninh 4.343,3 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 6 phòng trường Mầm non Trung Quán 5.133,2 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 8 phòng trường THCS Hàm Ninh 3.656,4 triệu đồng; nhà hành chính và các phòng chức năng trường THCS Lương Ninh 3.510,9 triệu đồng; nhà lớp học 3 phòng và khu hiệu bộ trường Mầm non Vĩnh Ninh 3.631 triệu đồng; nhà lớp học 2 tầng 6 phòng trường Tiểu học Trường Xuân; nhà lớp học 2 tầng 8 phòng trường THCS thị trấn Quán Hàu, …

Việc đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và mua sắm tài sản cố định phải căn cứ theo tiêu chuẩn, định mức đã được quy định tại dự thảo NSNN và bảo đảm thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy việc đầu tư từ nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư qua các năm được UBND huyện quan tâm nhưng mức độ đầu tư chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của giáo dục. Nguồn vốn đầu tư không đồng đều qua các năm và không tương ứng với xu hướng phát triển của xã hội. Năm 2015, đầu tư xây dựng, nâng cấp và sửa chữa một số hạng mục công trình cao nhất trong các năm đạt 29,45% trong tổng số chi đầu tư toàn huyện.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.8: Nguồn kinh phí NSNN chi thường xuyên cho GD&ĐT của huyện Quảng Ninh giai đoạn năm 2015-2017

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Tổng số chi thường xuyên

Tổng số chi thường xuyên cho ngành

GD&ĐT

Đạt tỷ lệ (%)

2015 335.091 157.358 46,96

2016 359.778 163.948 45,57

2017 429.289 198.567 46,25

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh Năm 2015 chi thường xuyên cho ngân sách GD&ĐT đạt mức là 157.358 triệu đồng chiếm 46,96% tổng chi thường xuyên của toàn huyện. Năm 2016 chi thường xuyên cho ngân sách GD&ĐT đạt mức là 163.948 triệu đồng chiếm 45,57% tổng chi thường xuyên của toàn huyện. Năm 2017 chi thường xuyên cho ngân sách GD&ĐT đạt mức là 198.567 triệu đồng chiếm 46,25% tổng chi thường xuyên của toàn huyện.

Có thể nhận thấy rằng, chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT thường tỷ lệ thuận với tổng chi thường xuyên của ngân sách địa phương.

Chi thường xuyên năm sau cao hơn năm trước cũng một phần do thay đổi chính sách về tiền lương và các khoản theo lương. Cụ thể trong giai đoạn 2015-2017 có 02 lần thay đổi về mức lương tối thiểu; từ năm 2011 có chính sách mới đối với giáo viên đó là phụ cấp thâm niên nghề cho những giáo viên có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở lên, cứ mỗi năm giảng dạy tăng thêm 1% và bổ sung chế độ thu hút cho giáo viên. Với sự ra đời của các chính sách mới này đã làm tăng lên đáng kể các khoản chi thường xuyên ngân sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)