Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 84)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH

2.3. Đánh giá của các đối tượng điều tra về công tác quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Quảng Ninh

Để đánh giá kết quả thực hiện quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh, tác giả đã tiến hành điều tra vào quý 4/2017 với 60 cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý chi ngân sách. Thông tin về các cán bộ, công chức, viên chức được phỏng vấn theo bảng dưới đây:

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.11.Thông tin về CBCC, viên chức được điều tra, phỏng vấn năm 2017

TT Chỉ tiêu

Số lượng người Tỷ lệ

mẫu điều tra (%) Cán bộ,

CV cấp huyện

Cơ quan

TC- KBNN

Hiệu trưởng trường học

Kế toán trường

học

Tổng cộng

1 Tổng mẫu điều tra 20 10 15 15 60

2 Giới tính 100

- Nam 13 5 6 3 27 45,0

- Nữ 7 5 9 12 33 55,0

3 Kinh nghiệm công tác 100

- Dưới 5 năm 0 2 0 4 6 10,0

- Từ 5-10 năm 2 2 1 5 10 16,67

- Từ 10 - 20 năm 9 1 9 4 23 38,33

- Trên 20 năm 9 5 5 2 21 35,0

4 Trình độ học vấn 100

- Trung cấp 0 0 0 2 2 3,33

- Cao đẳng 0 0 0 3 3 5,00

- Đại học trở lên 20 10 15 10 55 91,67

5 Chuyên môn được đào tạo 100

- Kế toán/tài chính 8 6 2 11 27 45,0

- Kinh tế 7 2 1 3 13 21,67

- Khác 5 2 12 1 20 33,33

6 Loại hình đơn vị công tác

100

- HCNN 12 10 0 0 22 36,67

- Sự nghiệp 5 0 15 15 35 58,33

- Đảng, đoàn 3 0 0 0 3 5,00

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Đại học kinh tế Huế

2.3.1.Về bộ máy quản lý NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT

Bảng 2.12.Tổng hợp kết quả đánh giá về mức độ đáp ứng về hệ thống và bộ máy quản lý chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh S

T T

Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân

Tỷ lệ (%) Điểm

1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5 1

Hệ thống các văn bản về quản

lý NSNN cho GD&ĐT 3,52 1,67 5,00 53,33 20,00 20,00 2

Những quy định của tỉnh về định mức phân bổ ngân sách cho GD&ĐT

3,08 8,33 13,33 51,67 15,00 11,67

3

Năng lực quản lý của người lãnh đạo quản lý điều hành NSNN cho GD&ĐT

3,65 1,67 3,33 41,67 35,00 18,33

4

Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ CCVC trong quản lý NSNN cho GD&ĐT

3,35 3,33 8,33 51,67 23,33 13,33

5

Trang thiết bị phục vụ công tác

quản lý chi NSNN 3,33 5,00 3,33 45,00 46,67 0

6

Âp dụng hệ thống TABMIS

trong quản lý chi NSNN 4,05 0 0 20,00 55,00 25,00

7

Các biện pháp khác (Kiểm tra;

xử lý; công khai tài chính; thi đua;...

3,7 1,67 8,33 20,00 58,33 11,67 Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả Qua số liệu ở bảng 2.12: Phân tích các kết quả khảo sát được cho thấy ý kiến đánh giá các nội dung về mức độ đáp ứng về hệ thống và bộ máy quản lý chi NSNN cho GD&ĐT tại phòng TC-KH Quảng Ninh có giá trị trung bình trên 3 điểm, cao nhất là áp dụng hệ thống Tabmis trong quản lý chi ngân sách 4,05 điểm, điều này là khá phù hợp với thực tế tại các đơn vị sử dụng ngân sách của huyện và thấp nhất là những quy định của tỉnh về định mức phân bổ ngân sách cho GD&ĐT với 3,08 điểm, nó cũng phù hợp với thực tế đó là, định mức phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục của tỉnh thấp hơn so với định mức của Chính phủ. Trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chi NSNN, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ CCVC trong quản lý chi NSNN cho

Đại học kinh tế Huế

GD&ĐT cũng được đánh giá thấp 3,33 -3,35 điểm, điều này thể hiện trang thiết bị, năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ CCVC chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Còn các khảo sát khác đều cho kết quả ở ngưỡng trung bình điều này chứng tỏ chưa có sự đánh giá cao về bộ máy quản lý chi NSNN cho GD&ĐT.

2.3.2.Kết quả công tác lập dự toán NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT

Về lập dự toán NSNN cho GD&ĐT, kết quả tính toán bảng 2.13 cho thấy rằng:

trong tổng số lượng mẫu nghiên cứu 60 thu thập được, các thang điểm được cán bộ , CC, VC trên địa bàn huyện Quảng Ninh đánh giá trải đều từ điểm 1 đến điểm 5.

Bảng 2.13.Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác lập và phân bổ dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh S

T T

Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân

Tỷ lệ (%) Điểm

1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5 1 Quy trình dự toán ngân sách là

một chuỗi logic và chặt chẽ 3,95 0 0 38,33 28,33 33,33 2

Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung cấp một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập dự toán ngân sách

4,02 0 0 35,00 28,33 36,67

3

Lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế

3,78 0 0 46,67 26,67 25,00

4

Lập dự toán có yêu cầu xem xét các triển vọng trung hạn cho các quyết định

3,35 3,33 6,67 55,00 21,67 13,33

5

Đơn vị dự toán được thông tin trước khi lập dự toán trong từng lĩnh vực chi ngân sách

3,98 0 0 33,33 35,00 31,67

6

Các đơn vị xây dựng dự toán ngân sách lập đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn.

3,27 5,00 8,33 51,67 25,00 10,00 7

Có đủ thời gian để thảo luận các khoản chi NSNN cho GD&ĐT

3,18 8,33 11,67 46,67 20,00 13,33 8

Có quy trình xác định rõ ràng cho việc xem xét các đề xuất chính sách mới

3,48 0 5,00 56,67 23,33 15,00

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Đại học kinh tế Huế

Qua bảng 2.13, ta thấy các nội dung khảo sát được đánh giá cao là nội dung (2);

(1); (5) điểm trung bình lần lượt là 4,02; 3,95; 3,98 điểm; Các nội dung đánh giá thấp là nội dung (7); (6) với điểm trung bình lần lượt là 3,18; 3,27. Điều này chứng tỏ rằng chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung cấp một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập dự toán ngân sách; quy trình dự toán ngân sách là một chuỗi logic và chặt chẽ, thực tế công tác lập dự toán hàng năm, trung hạn và dài hạn được quy định chặt chẽ và ngày càng được chú trọng; đơn vị dự toán được thông tin trước khi lập dự toán trong từng lĩnh vực chi ngân sách, thực tế trước khi lập dự toán các đơn vị đã được hướng dẫn cụ thể các nội dung, định mức chi theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay các đơn vị dự toán NSNN GD&ĐT chưa đủ thời gian để thảo luận các khoản NSNN cho ngân sách GD&ĐT và thường lập dự toán chậm tiến độ so với quy định, vì vậy để kịp thời gian các đơn vị dự toán đã xem nhẹ về các cân nhắc, tính toán dự toán làm ảnh hưởng đến chất lượng của công tác lập dự toán. Bên cạnh đó, tình hình khó khăn của ngân sách và các chính sách cắt giảm chi tiêu công đã làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng của NSNN cho các nhu cầu thực tế của phát triển giáo dục. Việc chạy theo các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội làm cho dự toán NSNN cho GD&ĐT vượt quá khả năng đáp ứng của ngân sách huyện và diễn biến tình hình thực tế.

Đại học kinh tế Huế

2.3.3. Về chấp hành dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT

Bảng 2.14.Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác chấp hành

dự toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh ST

T Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân

Tỷ lệ (%) Điểm

1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5 1 Nguồn ngân sách hàng năm

đều được thẩm tra dự toán 4,02 0 0 28,33 41,67 30,00 2

Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho chấp hành dự toán ngân sách

3,77 0 3,33 41,67 30,00 25,00

3

Việc điều chỉnh dự toán của các đơn vị được kiểm soát một cách chặt chẽ.

4,12 0 0 26,67 35,00 38,33

4

Các đơn vị tự chủ ngân sách đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp.

2,93 13,33 13,33 48,33 16,67 8,33

5

Các đơn vị đã chấp hành tốt các tiêu chuẩn định mức và thực hiện tiết kiệm chi trong thực hiện dự toán

3,03 11,67 10,00 53,33 13,33 11,67

6

Thông tin về tình hình thực hiện thu, chi có giá trị đối với công tác kiểm tra và báo cáo kết quả

3,45 3,33 11,67 38,33 30,00 16,67

7

Các đơn vị chấp hành NS đáp ứng các yêu cầu sử dụng NS và được đánh giá cao

3,28 10,00 8,33 41,67 23,33 16,67

8

Hệ thống thanh toán được kiểm soát chặt chẽ và thanh toán đúng thời hạn

3,17 8,33 6,67 55,00 20,00 10,00 9

Thanh toán chi ngân sách cho GD&ĐT không vượt quá dự toán đã phân bổ

4,13 0 0 18,33 50,00 31,67

10

Có hình thức khen thưởng và xử lý vi phạm kịp thời trong quá trình chấp hành dự toán của các đơn vị

3,27 5,00 8,33 48,33 31,67 6,67 Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả Qua bảng 2.14, ta thấy các nội dung khảo sát được đánh giá cao là nội dung (9);

(3); (1) điểm trung bình lần lượt là 4,13; 4,12; 4,02 điểm; Các nội dung đánh giá thấp là nội dung (4); (5) với điểm trung bình lần lượt là 2,93; 3,03. Như vậy, thanh toán chi

Đại học kinh tế Huế

ngân sách choGD&ĐTkhông vượt quá dự toán đã phân bổ; việc điều chỉnh dự toán của các đơn vị được kiểm soát một cách chặt chẽ; nguồn ngân sách hàng năm đều được thẩm tra dự toán.Tuy nhiên, việc chấp hành dự toán chi NSNN cho GD&ĐTvẫn còn tồn tại đáng kế là các đơn vị tự chủ ngân sách xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa phù hợp; các đơn vị chưa chấp hành tốt các tiêu chuẩn định mức và thực hiệntiết kiệm chi trong thực hiện dự toán, chưa có hình thức khen thưởng và xữ lý vi phạm kịp thời trong quá trình chấp hành dự toán của các đơn vị và việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã làm giảm kiểm soát thu,chi NSNN trong GD&ĐT, hệ thống thanh toán chưa được kiểm soát chặt chẽ và thanh toán đúng thời hạn. Kết quả khảo sát trên chứng tỏ rằng việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng ngân sách đã tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc điều hành chấp hành dự toán ngân sách; các tiêu chuẩn định mức chi tiêu thường được các đơn vị vận dụng cho các nội dung chi không có trong quy định, hệ thống kiểm soát chủ yếu dựa trên quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị nên công tác kiểm soát chi chưa thực sự hiệu quả, công tác chấp hành ngân sách chưa được đánh giá cao, đồng thời cũng chưa có các hình thức khen thưởng và xữ lý vi phạm trong quá trình chấp hành dự toán của các đơn vị.

2.3.4. Về quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT

Bảng 2.15.Tổng hợp kết quả khảo sát về quyết toán chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh S

T T

Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân

Tỷ lệ (%) Điểm

1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5 1

Quyết toán NS các trường đã được lập theo đúng biểu mẫu quy định và đúng thời hạn

4,32 0 0 8,33 51,67 40,00

2

Công tác xét duyệt quyết toán của phòng TC-KH đã được thực hiện đúng theo quy định

4,35 0 0 11,67 41,67 46,67

3

Công tác xét duyệt quyết toán đã giúp thu hồi các khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán

4,27 0 0 20,00 33,33 46,67

4

Các đơn vị trường học đã được nhận thông báo kết quả xét duyệt quyết toán

4,43 0 0 10,00 36,67 53,33

5

Các đơn vị trường học đã thực hiện công khai quyết toán NSNN hàng năm theo quy định

4,55 0 0 11,67 21,67 66,67

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Đại học kinh tế Huế

Kết quả phân tích ở bảng 2.15 cho thấy: Về quyết toán NSNN cho GD&ĐT trên địa bàn huyện Quảng Ninh các nội dung khảo sát được đánh giá cao là: nội dung (5;4) Như vậy, hầu hếtcác cán bộ CCVC đều chorằng các đơn vị đều nhận được thông báo kết quả xét duyệt ngân sách, thực hiện công khai quyết toán NSNN hàng năm theo quy định.

Các nội dung khảo sát được cho điểm thấp lần lượt là nội dung (3;1;2). Thể hiện công tác quyết toán chi NSNN cho GD&ĐT vẫn còn hạn chế là: công tác thẩm tra quyết toán đã giúp thu hồi được các khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán nhưng kết quả chưa nhiều. Quyết toán ngân sách các trường đã được lập theo đúng biểu mẫu quy định nhưng chưa đúng thời hạn; Công tác xét duyệt quyết toán của phòng TC-KH huyện đã được thực hiện theo đúng quy định nhưng hiệu quả chưa cao.

Như vậy, qua bảng 2.15 cho thấy, công tác quyết toán chi NSNN GD&ĐT được đánh giá là khá tốt, tốt nhất trong tất cả các khâu của chu trình ngân sách (điểm trung bình tất cả các nội dung khảo sát đều lớn hơn 4 điểm). Điều này là phù hợp với thực tế do việc áp dụng hệ thống Tabmis, các chương trình phần mềm trong quản lý tài chính đã giúp cho công tác quyết toán được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả cao.

2.3.5.Về thanh tra, kiểm tra chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT

Bảng 2.16.Tổng hợp kết quả khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN cho sự nghiệp GD&ĐT tại phòng TC-KH huyện Quảng Ninh S

T T

Nội dung khảo sát

Mức điểm bình quân

Tỷ lệ (%) Điểm

1

Điểm 2

Điểm 3

Điểm 4

Điểm 5 1

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện thường xuyên và có kế hoạch

3,48 1,67 5,00 55,00 20,00 18,33 2 Công tác thanh tra, kiểm tra triển

khai đảm bảo đúng tiến độ 3,35 5,00 3,33 56,67 21,67 13,33 3

Công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp thu hồi được các khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán

3,75 1,67 5,00 36,67 30,00 26,67

4

Đơn vị thanh tra, kiểm tra đã có báo cáo kết luận thanh tra, kiểm tra cho lãnh đạo UBND huyện và đơn vị được thanh tra, kiểm tra

3,93 1,67 1,67 35,00 25,00 36,67

5

Sau thanh tra, kiểm tra, các đơn vị thực hiện tốt hơn về công tác quản lý chi NSNN

4,03 0 0 30,00 36,67 33,33

Nguồn: Kết quả khảo sát và tính toán của tác giả

Đại học kinh tế Huế

Kết quả phân tích ở bảng 2.16 cho thấy: Về thanh tra, kiểm tra công tác chi NSNN cho GD&ĐT trên địa bàn huyện Quảng Ninh các nội dung khảo sát được đánh giá cao là: nội dung (5;4;3) Như vậy, hầu hết các cán bộ CCVC đều cho rằng: sau thanh tra, kiểm tra, các đơn vị thực hiện tốt hơn về công tác quản lý chi NSNN; đơn vị thanh tra, kiểm tra đã có báo cáo kết luận thanh tra, kiểm tra cho lãnh đạo UBND huyện và đơn vị được thanh tra, kiểm tra; công tác thanh tra, kiểm tra đã giúp thu hồi được các khoản chi sai chế độ, không đúng dự toán. Các nội dung khảo sát được cho điểm thấp lần lượt là nội dung (2;1). Thể hiện công tác thanh tra, kiểm tra chi NSNN cho GD&ĐT vẫn còn hạn chế là: Công tác thanh tra, kiểm tra triển khai chưa đúng tiến độ; Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có thực hiện, có kế hoạch nhưng chưa được thường xuyên.

Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán luôn là vấn đề được quan tâm trong công tác quản lý ngân sách, đảm bảo cho việc thực hiện quản lý ngân sách đúng pháp luật cả về chính sách và tài chính đồng thời sử dụng nguồn lực theo đúng mục tiêu đề ra, tránh những hậu quả xấu xảy ra. Quá trình này có nhiều cơ quan tham gia nhưng chịu trách nhiệm chính vẫn là thủ trưởng các đơn vị dự toán. Phòng TC-KH huyện chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành chế độ chi và quản lý ngân sách, quản lý tài sản của các đơn vị trực thuộc và hướng dẫn các đơn vị này thực hiện việc tự kiểm tra trong đơn vị mình. Thanh tra nhà nước, thanh tra tài chính có trách nhiệm thanh tra việc chấp hành chi ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách, xem xét giải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo về tài chính, kiểm tra các vụ việc xảy ra trong hoạt động tài chính công.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 76 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)