Một số nét cơ bản về GD&ĐT trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 56)

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSNN CHO SỰ NGHIỆP GD&ĐT TẠI PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH HUYỆN QUẢNG NINH

2.1. Tình hình cơ bản của phòng TC-KH huyện Quảng Ninh

2.1.5. Một số nét cơ bản về GD&ĐT trên địa bàn huyện Quảng Ninh giai đoạn 2015-

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, phát triển kinh tế ổn định gắn với việc đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Căn cứ vào những mục tiêu, chiến lược mà Đảng đã đề ra, Huyện Ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Quảng Ninh đã đưa ra chương trình hành động thực hiện chiến lược phát trển bền vững của huyện Quảng Ninh và Nghị quyết về xây dựng phát triển đến năm 2020. Nằm trong nhóm mục tiêu phát triển xã hội, sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Quảng Ninh là lĩnh vực luôn dành được nhiều sự quan tâm, ưu tiên của các cấp lãnh đạo của huyện nói riêng và nằm trong định hướng phát triển của toàn huyện Quảng Ninh nói chung.

Nắm bắt được trọng tâm nhiệm vụ phát triển giáo dục và đạo tạo theo hướng

“Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, trong những năm qua, các cơ quan cấp tỉnh đã thường xuyên phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để huyện Quảng Ninh thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành giáo dục - đào tạo của huyện và xem đây là một trong số những nhiệm vụ, công tác trọng tâm của mình. Do đó, từ năm 2015 đến 2017, toàn cảnh bức tranh ngành giáo dục và đào tạo huyện Quảng Ninh đã có những chuyển biến rõ rệt.

2.1.5.1. Về quy mô trường, lớp, giáo viên và học sinh

Xét về qui mô giáo dục trong những năm qua tăng khá nhanh bước đầu đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân huyện Quảng Ninh. Theo bảng 2.1 ta thấy được sự tăng lên về qui mô giáo dục. Tổng số học sinh mầm non và học sinh phổ thông năm học 2014-2015 là 16.820 học sinh, năm học 2017-2018 tăng lên 18.341 học sinh tương ứng 10,9%.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.1: Số liệu thống kê trường, lớp, học sinh, giáo viên của huyện Quảng Ninh từ năm học 2014-2015 đến năm học 2017-2018

Năm học Đơn vị tính 2014-

2015

2015- 2016

2016- 2017

2017- 2018

Số trường học Trường 54 54 53 53

Mầm non Trường 15 15 15 15

Tiểu học Trường 22 22 21 21

THCS Trường 16 16 16 16

Trung tâm GD-DN Trung tâm 1 1 1 1

Số lớp học Lớp 669 683 669 667

Mầm non Lớp 206 221 220 219

Tiểu học Lớp 269 271 268 268

THCS Lớp 184 183 176 176

Trung tâm GD-DN Lớp 10 8 5 4

Số giáo viên Người 1.564 1.569 1.569 1.569

Mầm non Người 494 504 523 524

Tiểu học Người 548 546 539 539

THCS Người 502 499 487 486

Trung tâm GD-DN Người 20 20 20 20

Số học sinh Học sinh 16.820 17.417 18.285 18.341

Mầm non Học sinh 5.152 5.517 6.393 6.315

Tiểu học Học sinh 6.332 6.626 6.577 6.860

THCS Học sinh 5.064 5.033 5.178 5.046

Trung tâm GD-DN Học sinh 272 241 137 120

(Nguồn: Theo niên giám thống kê năm 2016 - Chi cục thống kê huyện Quảng Ninh và báo cáo của phòng GD&ĐT năm 2017)

Cấp Mầm non: Toàn huyện Quảng Ninh đã có 15 trường mầm non công lập.

Đã huy động được 6.315 cháu/219 đầu lớp học với 524 giáo viên. Số lượng cháu mầm non năm học 2017 - 2018 tăng 22,57% so với năm học 2014 - 2015, số lượng giáo viên trong kỳ cũng tăng thêm 6,07%, cho thấy sự đầu tư vào giáo dục cấp mầm non của huyện Quảng Ninh ngày càng được chú trọng.

Đại học kinh tế Huế

- Năm 2017, phổ cập giáo dục một năm cho trẻ 5 tuổi đạt chuẩn để chuẩn bị tốt cho trẻ vào học lớp 1, đồng thời từng bước phát triển, chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo cả quy mô và chất lượng.

- Huy động 40% trẻ vào nhà trẻ; 99% trẻ vào mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; 90% trẻ được bán trú tại trường. Có 92% trẻ mẫu giáo đạt chuẩn phát triển; tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non ở mức dưới 9%.

- Cấp Tiểu học: Từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2017 - 2018 số trường giảm xuống 01 trường còn 21 trường. Trong năm học 2017 - 2018 toàn huyện đã huy động 6.860 học sinh/268 lớp với 539 giáo viên. Có 21/21 trường tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, trong đó có 01/21 trường tổ chức bán trú cho học sinh.

15/15 xã, thị trấn củng cố vững chắc đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; tỉ lệ huy động trong độ tuổi học sinh tiểu học đạt 99%, trong đó có 100% học sinh được học 2 buổi/ ngày; 90% học sinh lớp 3-5 được học ngoại ngữ, tin học. Đến năm 2017, có 60% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật trong độ tuổi được học hòa nhập.

Duy trì vững chắc chất lượng toàn diện, có sự chuyển biến rõ cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở mức cao. Năng lực đọc hiểu và làm toán của học sinh được nâng cao rõ rệt, đến năm 2017 có 98% học sinh đạt chuẩn.

- Cấp Trung học sơ sở: Toàn huyện có 15 trường THCS, trong năm học 2017 - 2018 đã huy động 5.046 học sinh/176 lớp với 486 giáo viên. Huyện Quảng Ninh được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia nhiều năm liền về phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục THCS và triển khai đề án phổ cập giáo dục bậc Trung học phổ thông từ năm 2010.

15/15 xã, thị trấn củng cố vững chắc đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS; đến năm 2017, có 14/15 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập 9 năm; 95% học sinh trong độ tuổi THCS được huy động; có 50% học sinh được học 2 buổi/ngày; đến năm 2017, có 85%

học sinh tốt nghiệp THCS học lên THPT và đào tạo nghề.

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn có chất lượng cao cho học sinh học lên. Đến năm 2017, chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến rõ nét ở mức cao.

- Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề: Thực hiện tốt các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp, dạy nghề , tư vấn việc làm. Phối hợp với các cơ sở giáo dục, dạy

Đại học kinh tế Huế

nghề để mở các loại hình đào tạo, dạy ghề đáp ứng nhu cầu của người lao động và học sinh trên địa bàn.

2.1.5.2. Về đội ngũ giáo viên

Tổng số giáo viên trong toàn ngành năm học 2017 - 2018 là 1.569 người. Trong đó: Mầm non 524 người, Tiểu học 539 giáo viên, THCS 486 giáo viên, Trung tâm GD-DN 20 người. Số giáo viên, cán bộ CCVC là đảng viên Đảng CSVN là 1.006 người, đạt tỉ lệ: 65%. Tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn: 93,4%. Tổng số lượng giáo viên trên toàn huyện tương đối ổn định.

- Cấp Mầm non: 100% đội ngũ đạt chuẩn, trong đó năm 2017 có 60% trên chuẩn; 68% trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, trong đó 18% trường đạt chuẩn mức độ II.

- Cấp Tiểu học: Đội ngũ đạt chuẩn 100%, trong đó, năm 2017 có 87,5% trên chuẩn.

- Cấp THCS: Chất lượng đội ngũ 100% đạt chuẩn, trong đó năm 2017 trên chuẩn: 70% đối với THCS.

- Trung tâm GD-DN: Chất lượng đội ngũ đạt chuẩn 100%

Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“, cuộc vận động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”. Tổ chức thực hiện đảm bảo chỉ tiêu, lộ trình đề án “Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”;

chú trọng xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý, các quy định về phân cấp quản lý, bổ nhiệm, tuyển dụng, điều động cán bộ, giáo viên. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các bậc học đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ; có cơ chế để thu hút giáo viên giỏi, đồng thời thay thế những cán bộ quản lý không đáp ứng yêu cầu.

Kết hợp chặt chẽ giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, khuyến khích đội ngũ nhà giáo lao động sáng tạo, nghiên cứu khoa học, đúc rút và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm. Thực hiện kịp thời các chính sách, chế độ đãi ngộ, sử dụng và bổ nhiệm, thi đua, khen thưởng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý nhằm thu hút, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý toàn tâm, toàn ý phục vụ sự nghiệp giáo dục

Đại học kinh tế Huế

2.1.5.3. Chất lượng giáo dục

Đi đôi với việc mở rộng qui mô, ngành giáo dục Huyện Quảng Ninh còn có những biện pháp để nâng cáo chất lượng giáo dục như đổi mới mục tiêu, đổi mới chương trình nội dung giảng dạy ở các cấp học, đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng bồi dưỡng năng lực tự học, phát huy khả năng nghiên cứu chủ động sáng tạo ở học sinh, tránh tình trạng thụ động trong cách học, tiếp thu bài học. Một số biện pháp cụ thể đã được áp dụng có hiệu quả.

*Giáo dục Mầm non

Các trường đã đảm bảo an toàn cho trẻ khi tới trường, không để xảy ra hiện tượng dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm. Các cháu khỏe mạnh, hoạt bát tự tin và biết thể hiện được những hiểu biết trong giao tiếp, biết múa hát, kể chuyện. Đối với trẻ 5 tuổi biết tự phục vụ những nhu cầu cần thiết, trẻ đạt kênh bình thường hàng năm từ 96% trở lên.

* Giáo dục Tiểu học, THCS

Về đạo đức: nhìn chung các em ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập, không có học sinh trong học đường mắc tệ nạn xã hội, không có vụ việc đáng tiếc xảy ra trong học đường. Cấp Tiểu học 99,99% học sinh thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ; cấp THCS có 98% học sinh xếp loại đạo đức khá tốt.

- Giáo dục trí dục: Duy trì vững chắc chất lượng toàn diện, có sự chuyển biến rõ cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở mức cao. Năng lực đọc hiểu và làm toán của học sinh được nâng cao rõ rệt, năm 2017 có 98% học sinh đạt chuẩn. Ở cấp THCS cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, tạo nguồn có chất lượng cao cho học sinh học lên. Năm 2017, chất lượng giáo dục toàn diện có sự chuyển biến rõ nét ở mức cao.

2.1.5.4. Cơ sở vật chất, thu chi tài chính

Về xây dựng cơ bản: UBND huyện đã đầu tư xây dựng mới 18 trường và cải tạo sửa chữa nâng cấp 25 cơ sở giáo dục khác với kinh phí đầu tư hàng chục tỷ đồng. Đồng thời UBND huyện đã đầu tư trang thiết bị phục vụ dạy học trong học đường theo chương trình mục tiêu của huyện, đó là 95% bàn ghế học sinh được thay mới; 100% các trường được lắp hệ thống chiếu sáng học đường theo tiêu chuẩn Việt Nam; 100% các trường Mầm non được trang bị thiết bị đồ dùng dạy học theo yêu cầu đổi mới; 100% các trường Tiểu học, THCS được trang bị phòng máy tính dạy tin học cho học sinh; 100%

các trường học trong huyện được nối mạng Internet. Nhìn chung cơ sở vật chất của

Đại học kinh tế Huế

ngành Giáo dục từng bước khang trang sạch đẹp, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện.

2.1.5.5. Công tác xã hội hóa giáo dục

Phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND huyện chỉ đạo cấp ủy chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân về chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có điều kiện đầu tư cho giáo dục.

Kết quả: Nhận thức của nhân dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng về công tác xã hội hóa giáo dục đã được nâng lên. Việc đầu tư cho con em học tập đã được quan tâm, việc tham gia đóng góp hỗ trợ nhà trường kinh phí sửa chữa nhỏ, xây dựng bồn hoa cây cảnh, mua tivi, điều hòa phục vụ nhu cầu học tập đã trở thành công việc bình thường ở các nhà trường, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.1.5.6.Về công tác quản lý chỉ đạo

Ngành Giáo dục và Đào tạo đã nghiêm túc thực hiện Chỉ thị Nghị quyết của Đảng và nhà nước; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất nhiệm kỳ 2011 - 2015, Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 23/8/2016 về lãnh đạo và phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch của UBND huyện về công tác giáo dục.

Đã triển khai đồng bộ các biện pháp trong công tác quản lý chỉ đạo; khơi dậy và phát huy được tiềm năng nội lực của toàn ngành, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành các cấp chăm lo sự nghiệp giáo dục. Đặc biệt là đã xây dựng được sự đồng thuận cao trong mỗi nhà trường, trong toàn ngành, và đảm bảo dân chủ công khai trong quản lý chỉ đạo từ phòng tới cơ sở. Đây là yếu tố cơ bản và là động lực thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển và đạt được những thành quả rất quan trọng trong những năm qua.

* Những hạn chế yếu kém, nguyên nhân

Hạn chế yếu kém: Công tác Giáo dục - Đào tạo phát triển không đồng đều giữa các trường trong huyện, chất lượng mũi nhọn chưa vững chắc. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên còn bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục, nhất là công tác quản lý hành chính còn hạn chế. Việc quản lý sử dụng cơ sở vật chất phục vụ dạy học ở một số đơn vị hiệu quả chưa cao. Công tác chỉ đạo điểm, nhân điển hình tiên tiến chưa rõ nét.

Nguyên nhân:

Đại học kinh tế Huế

- Nguyên nhân khách quan: Cơ sở vật chất của ngành còn thiếu, một số trường cơ sở vật chất còn xuống cấp; thiết bị đồ dùng dạy học còn thiếu, chưa đồng bộ. Đội ngũ nhân viên thư viện, đồ dùng dạy học, thí nghiệm còn thiếu và trình độ chuyên môn còn hạn chế.

- Nguyên nhân chủ quan: Cán bộ chuyên viên của phòng Giáo dục còn ít, kiêm nhiệm nhiều nên những năm đầu trong chỉ đạo còn gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ trong quản lý vẫn dựa vào kinh nghiệm, chậm đổi mới công tác quản lý khi yêu cầu nhiệm vụ đã xuất hiện tình huống có vấn đề, nhất là tư tưởng ngại va chạm, dĩ hòa vi quý còn có tính phổ biến trong ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo tại phòng tài chính – kế hoạch huyện quảng ninh, tỉnh quảng bình (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)