5. Kết cấu luận văn
1.1. Lý luận về thu hút ODA của WB
1.1.2. Tổng quan về Ngân hàng Thế giới và vốn ODA của Ngân hàng Thế giới
Giới thiệu về Ngân hàng Thế giới
- Lịch sử hình thành: Ngân hàng Thế giới (WB) được thành lập vào năm 1944, trụ sở chính đặt tại Washington, D.C. Ngân hàng Thế giới cùng với quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm của hệ thống Bretton Wood.
Đại học kinh tế Huế
- Quy mô: Với hơn 189 quốc gia thành viên, hơn 900 nhân viên từ 170 quốc gia và văn phòng đại diện trên 130 quốc gia, ngân hàng thế giới được là một tổ chức mang tính toàn cầu.
- Phương châm hoạt động: Với tôn chỉ tìm kiếm các giải pháp bền vững cho việc giảm nghèo, cùng xây dựng và chia sẽ thịnh vượng trọng các nước đang phát triển.
- Cơ cấu tổ chức: WB là một tổ chức quốc tế gồm có 5 cơ quan hoạt động tương đối độc lập với nhau gồm:
(i) Hiệp hội Phát triển Quốc Tế (IDA);
(ii) Ngân hàng Quốc tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD);
(iii) Công ty Tài chính Quốc Tế (IFC);
(iv) Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA);
(v) Trung tâm Quốc tế về xử lý tranh chấp Đầu tư (ICSID).
Trong các cơ quan trên của WB, Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển (IBRD) và Tổ chức phát triển quốc tế (IDA) là hai tổ chức chiếm vị thế chủ yếu hiện nay của WB trong đó IBRD có nhiệm vụ giảm đói nghèo ở các nước có thu nhập ở mức trung bình và những nước có uy tín trong việc vay vốn, còn IDA tập trung chủ yếu ở các nước nghèo nhất thế giới. Các nhiệm vụ của hai cơ quan này được hỗ trợ bởi IFC, MIGA và ICSID, [39]
Nguồn vốn ODA của WB được sử dụng ở Việt Nam trong giai đoạn 2000- 2016
Ở Việt Nam, các dự án được sử dụng vốn WB được tài trợ từ nguồn IBRD và IDA của WB. Trong đó:
Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA)là tổ chức trực thuộc nhóm WB, được thành lập năm 1960. IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống.
Nguồn vốn IDA có thời gian vay là 25 năm trong đó ân hạn 5 năm, thời gian
Đại học kinh tế Huế
ngân. Mỗi năm trả nợ hai kỳ, có thể chọn hình thức trả nợ dần đều. Bước sáng năm 2018, Việt Nam tốt nghiệp IDA có thể chuyển sang hình thức trả nợ nhanh: 5 năm ân hạn, sau thời gian ân hạn, sẽ bắt đầu trả gốc, gốc được trả nợ trong vòng10 năm.
Ngân hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát triển (IBRD)là một tổ chức trực thuộc WB, được thành lập năm 1945. Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn. Lãi suất của các khoản vay được tính theo LIBOR và được điều chỉnh 6 tháng một lần. Có nhiều thời hạn vay để người vay có thể lựa chọn thông thường là vay 29 năm ân hạn 10 năm. Tương tự nguồn vốn IDA, nguồn IBRD sẽ được trả nợ mỗi năm 2 kỳ. Lãi suất nguồn IBRD có thể thả nổi hoặc cố định. Các dự án trong thời gian gần đây thường chọn lãi suất thả nổi trong các năm đầu, sau đó điều chỉnh sang lãi suất cố định hoặc ngược lại. Lãi suất bình quân khoảng 2,9 %/năm, [39].
Lĩnh vực tài trợ của WB
WB được xếp thứ 2 về quy mô và tổng vốn tài trợ ODA trên toàn thế giới (sau Nhật Bản và là 1 trong 3 nhà tài trợ lớn nhất thế giới (Nhật Bản, WB và ADB).
Với mục tiêu giảm nghèo, giữ vững đà tăng trưởng và tăng cường chất lượng phát triển, WB chú trọng hỗ trợ cho các nước đang phát triển vào một số lĩnh vực sau:
+ Nông nghiệp (Khuyến nông, khuyến lâm, thủy sản, thủy lợi) + Giáo dục
+ Năng lượng
+ Tài chính (thể chế ngân hàng, bảo hiểm, quản lý tài chính chính công) + Y tế
+ Công nghiệp- Thương mại + Công nghệ thông tin
+ Giao thông Vận tải.
+ Cấp nước và vệ sinh + Biến đổi khí hậu
Đặc biệt ở Việt Nam, ODA của WB tập trung trong các lĩnh vực chủ yếu sau:
Đại học kinh tế Huế
+ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Đầu tư hệ thống thủy lợi, trồng rừng, phát triển nông nghiệp)
+ Giáo dục- Y tế (đầu tư hạ tầng kỹ thuật của giáo dục và y tế) + Thoát nước và vệ sinh môi trường, biến đổi khí hậu
+ Giao thông
+ Công nghiệp- điện
+ Cải cách thể chế (tài chính ngân hàng, quản lý hành chính công). [39]