5. Kết cấu luận văn
3.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút hiệu quả vốn ODA của
Trong giai đoạn 2000-2016, công tác thu hút vốn ODA của WB đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể thể hiện trên các mặt: hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, góp phần cải cách thể chế, cơ cấu lại nền kinh tế, tuy nhiên, bên cạnh các ưu điểm, công tác thu hút vốn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần có các định hướng và giải pháp khắc phục.
Trong khuôn khổ luận văn, học viên đưa ra các nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất là giải pháp về Tăng cường công tác chỉ đạo, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thốngchính trị trong việc tham gia thu hút, vận động nguồn vốn nước ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình
Xác định công tác thu hút vận động ODA nhằm bổ sung nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà là sự nghiệp của toàn bộ cấp ủy đảng, chính quyền và toàn dân. Việc cùng đồng lồng đồng sức của các cơ quan nhà nước sẽ tranh thủ được thời gian và cơ hội tiếp cận nguồn vốn cũng như đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị dự án và nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị dự án, cũng như giảm bớt được các chi phí thời gian và tăng thêm chi phí cơ hội khác.
Bên cạnh đó, việc tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp chính quyền sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình thu hút, sử dụng nguồn vốn. Đồng hành với nó là việc hoàn thiện một thể chế thu hút ODA tinh gọn và hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, các cơ quan quản lý và điều phối ODA đóng một vai trò rất quan trọng đối với quá trình thu hút và sử dụng ODA. Nếu hệ thống này rườm rà, phức tạp hoạt động không hiệu quả thì sẽ khó khăn, cản trở cho quá trình thu hút và giải ngân, không những vậy nó còn gây tâm lý ngần ngại cung cấp viên trợ của các nhà tài trợ trong đó có WB. Trong thời gian tới cần tăng cường hơn chức năng giám sát của cơ quan Đầu mối trong công tác vận động và quản lý vốn ODA là Sở Kế hoạch và Đầu tư; tăng cường chức năng kiểm soát chi của Tài
Đại học kinh tế Huế
chính và Kho bạc Nhà nước để kịp thời giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn vốn giải ngân, tạo tiền đề cho các dự án vận động tiếp theo.
Thứ hai là nhóm giải pháp tăng cường xây dựng và rà soát quy hoạch, cơ chế chính sách trong công tác vận động Ngân hàng Thế giới nói riêng thời kỳ hậu IDA.
Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch sử dụng vốn ODA: Quy hoạch hướng vào việc huy động vốn theo từng bước và tổ chức tài trợ trên cơ sở dự báo hạn mức huy động, cơ cấu và điều kiện tài trợ để xác định khả năng huy động vốn thực hiện trong từng năm và từng thời kỳ, từ đó đảm bảo sự cân đối trong tổng nguồn lực khác cũng như đối với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Quy hoạch sử dụng vốn ODA được xây dựng theo hướng thúc đẩy tăng trưởng và bền vững xã hội. Chủ động đưa ra danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trong từng giai đoạn phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế địa phương.Chủ động xây dựng đề cương danh mục các chương trình, dự án vận động vốn WB của tỉnh bám sát tiêu chí ưu tiên tài trợ của Nhà tài trợ và định hướng thu hút vận động ODA của Chính phủ, của tỉnh để tạo tính sẵn sàng. Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng sẵn định hướng thu hút vốn nước ngoài và cập nhật theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Tổ chức thực hiện, theo dõi quy hoạch một cách có hiệu quả, đảm bảo trong quá trình thực hiện phải theo đúng mục tiêu ưu tiên và kế hoạch sử dụng trung hạn đã đề ra.
Đi kèm với quy hoạch bám sát thực tiễn là hệ thống hành lang pháp lý cho công tác vận động vốn WB. WB là một trong những nhà tài trợ có chính sách tài trợ và các quy định pháp lý ổn định nhất trong các tổ chức đa phương và song phương khác trên thế giới. Các quy định về đấu thầu, giải ngân nguồn vốn của WB đã tuân thủ theo chuẩn quốc tế và vài năm có cập nhật, chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với quy luật phát triển của thế giới, tuy nhiên chỉnh sửa này thường không đáng kể.
Trong khi đó pháp luật của Việt Nam không ổn định, thường chỉnh sửa nhiều. Thực
Đại học kinh tế Huế
tiễn gần 20 năm vận động ODA của WB và hơn 20 năm vận động vốn ODA của tỉnh Quảng Bình cho thấy, hiện nay công tác thu hút ODA của tỉnh đang gặp phải một số khó khăn do khung pháp lý ODA chưa hoàn thiện. Do đó, việc nghiên cứu, xây dựng và ban hệ thống pháp lý đầy đủ và hoàn thiện của Chính phủ sẽ góp phần quan trọng trong nâng cao hiệu quả thu hút vốn ODA. Trong thời gian tới, các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nguồn vốn ODA để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng, từng bước tiến tới hài hòa hóa thủ tục quốc tế. đồng thời tiếp tục bổ sung một số nội dung mà trong các văn bản pháp quy hiện hành còn thiếu , đảm bảo quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế quản lý dự án ODA. Có như vậy, Quảng Bình mới có thể dễ tiếp cận hơn trong thu hút và quản lý nguồn vốn ODA nói chung và WB nói riêng. Về phía tỉnh, tỉnh sẽ ban hành các quy trình, thủ tục hành chính về tiếp nhận vốn ODA tuân thủ quy định của chính phủ nhưng theo hướng tinh gọn và đơn giản hóa thủ tục nhất.
Thứ ba là nhóm giải pháp tăng cường chất lượng nguồn nhân lực trong công tác vận động và quản lý nguồn vốn ODA của Ngân hàng thế giới
Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, cộng với giai đoạn bước ngoặt của công tác thu hút vốn ODA của WB chuyển từ IDA sang IBRD và các nguồn vốn kém ưu đãi khác, đòi hỏi Quảng Bình phải tập trung chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực làm công tác đối ngoại. Đây là giai đoạn chuyển từ trạng thái “bị động”, chờ “cấp phát” từ trên xuống sang trạng thái chủ động, tự vận hành, tự tiếp cận và tự hoàn thiện công tác thu hút ODA. Muốn đạt được điều đó, ngoài việc đội ngũ cán bộ làm công tác ODA giỏi trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, nhạy bén với sự thay đổi chiến lược đầu tư của nhà tài trợ còn phải thích ứng được một cách nhanh chóng các biến chuyển đó. Do tính chất đặc thù của nguồn vốn WB thời kỳ hậu IDA đòi hỏi cán bộ làm công tác quản lý phải có khả năng phân tích, dự báo dòng vốn và khả năng thu hút vốn.
Đối với cán bộ BQL dự án ngoài kinh nghiệm, cần phải là cán độ được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, ngoại ngữ và khả năng phân tích, báo cáo, thúc đẩy
Đại học kinh tế Huế
giải ngân nguồn vốn đảm bảo dự án thực hiện có hiệu quả, tránh tình trạng do trình độ kém không có khả năng thúc đẩy tiến độ dẫn đến dự án giải ngân chậm làm tăng gánh nặng đối ứng và phải chi trả các khoản chi phí khác như phí cam kết, phí quản lý và các loại phí khác cho ngân sách tỉnh.
Thứ tư là nhóm giải pháp tăng cường cơ chế phối hợp trong công tác vận động vốn ODA của Ngân hàng thế giới 2016-2020:
Không chỉ riêng WB mà bất cứ nhà tài trợ nào tài trợ cho Việt Nam, muốn nguồn vốn thu hút được nhiều về quy mô và số lượng thì một trong những nguyên tắc quan trọng đó là khả năng phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các các cơ quan từ khâu đăng ký danh mục, đề xuất dự án, phê duyệt chủ trương đầu tư đến khâu thẩm định năng lực và tiến trình triển khai thực hiện.
Dự án nào được quan tâm, hỗ trợ tốt dự án đó sẽ thực hiện hiệu quả. Mối quan hệ này được xây dựng theo các chiều dọc: Từ Chính phủ xuống Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ ngành có liên quan và UBND các tỉnh thụ hưởng dự án. Là mối quan hệ theo chiều ngang giữa các sở, ban, ngành và địa phương với BQL các dự án. Là mối quan hệ song song cùng phối hợp thực hiện giữa UBND các tỉnh và Nhà tài trợ. Các quan hệ này càng được thắt chặt thì hiệu quả thu hút càng cao và hiệu quả thực hiện dự án càng bền vững.
Trong công tác quản lý tại địa phương, lãnh đạo các cấp phải chủ động gặp gỡ trao đổi tìm ra cách giải quyết cho những quan điểm còn khác nhau trong thu hút và sử dụng nguồn vốn giữa Việt Nam và Nhà tài trợ để tham mưu đề xuất hướng xử lý kịp thời. Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức các cuộc thảo luận, găp gỡ với WB để tăng hiểu biết giữa hai bên, cung cấp các thông tin, tài liệu chúng minh cho các khó khăn làm giảm tốc độ giải ngân.
Đồng thời đưa ra những kiến nghị, biện pháp khắc phục giải quyết tình trạng giải ngân mà tỉnh đang gặp phải.
Trong những năm gần đây, quan hệ này giữa WB và UBND các tỉnh được thắt chặt thông qua các cuộc kiểm tra định kỳ, 6 tháng một lần của WB đã giải quyết được hầu hết các khó khăn, vướng mắc của các dự án đang gặp phải, nhờ đó các dự án của
Đại học kinh tế Huế
WB của tỉnh cũng đạt tỉ lệ giải ngân cao nhất trong khu vực. Bên cạnh đó, thông qua các cuộc gặp gỡ, tỉnh cũng đã kêu gọi, vận động thêm được Dự án ODA cho giai đoạn tiếp theo như Dự án Môi trường bền vững thành phố Đồng Hới…
Thứ năm là nhóm giải pháp Xây dựng kế hoạch trả nợ trong nước và nước ngoài để giảm trần nợ côngnhằm góp phần thu hút nguồn vốn ODA của WB và giải ngân nguồn vốn đã ký Hiệp định.
Bước sang năm 2016, nguồn vốn ODA không còn là nguồn vốn thuần túy ngân sách cấp phát 100% như trước đây nữa mà theo quy định về quản lý nợ công của Chính phủ, các tỉnh đã phải vay lại một phần nguồn vốn ODA trong đó đi tiên phong là các dự án ODA của WB tài khóa 2016-2018. Theo quy định tại Nghị định số 52/2017/NĐ-CP, Quảng Bình là tỉnh thuộc đối tượng vay lại 20% nguồn vốn IDA và 70% nguồn vốn IBRD của WB. Đi kèm với cơ chế tài chính trong nước đối với nguồn vốn ODA cho vay lại một phần là phương án trả nợ được chia thành hai phương án: Phương án trả nợ thông thường trong vòng 25 năm(5 năm ân hạn và 20 năm trả nợ gốc) và phương án trả nợ nhanh trong vòng 15 năm (5 năm ân hạn, 10 năm trả nợ gốc) đã làm tăng áp lực trả nợ cho các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh nghèo, hàng năm Trung ương vẫn hỗ trợ ngân sách như tỉnh Quảng Bình.
Mặt khác, theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách năm 2015, hạn mức vay của tỉnh Quảng Bình sẽ bằng 20% tổng thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp. Điều đó đồng nghĩa với việc, khả năng vay lại của tỉnh tương ứng với trần nợ công của tỉnh. Do đó, để có thể thu hút nguồn vốn WB cho đầu tư phát triển, tỉnh phải xác định được nguồn lực trả nợ cũng như lộ trình trả nợ nước ngoài phù hợp, đảm bảo hài hòa giữa trả nợ và đầu tư.
Đại học kinh tế Huế