Đặc điểm kinh tế tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm kinh tế tỉnh Quảng Bình

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân cả giai đoạn đạt khoảng 6,5%,trong đó: tốc độ tăng trưởng của nông, lâm, ngư nghiệp 4,2%, công nghiệp - xây dựng 9,4%, dịch vụ 6,7%. Quy mô, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế có bước cải thiện đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ; cơ cấu nội bộ từng ngành chuyển biến tích cực. Đến năm 2016, cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng: nông, lâm nghiệp và thủy sản 22,9%, công nghiệp, xây dựng 25,7% và dịch vụ 51,4%.

Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt 3.067 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 10.824 tỉ đồng. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh bình quân đầu người năm 2016 đạt 28,72 triệu đồng.

Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 (theo giá so sánh năm 2010) đạt 7.440 tỷ đồng, tăng 1,2% so cùng kỳ. Kết quả từng lĩnh vực như sau:

Đại học kinh tế Huế

- Trồng trọt:

Năm 2016, sản lượng lương thực đạt 30,5 vạn tấn, tăng 2,2% so cùng kỳ, đạt 108,5% kế hoạch. Đã thực hiện chuyển đổi hơn 2.206 ha đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng khác có hiệu quả cao, tăng 87% so cùng kỳ; hình thành một số vùng chuyển đổi tập trung có thu nhập cao hơn 1,5 - 8 lần so với trồng lúa. Tiếp tục tổ chức cho các doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX, tổ hợp tác và người nông dân sản xuất theo cánh đồng lớn 2.131ha, tăng 67,9% so cùng kỳ.

Cây công nghiệp dài ngày có xu hướng tăng. Sản lượng một số cây lâu năm:

cao su khai thác 4.300 tấn, tăng 1,6%; hồ tiêu 667 tấn, tăng 3% so cùng kỳ.

- Chăn nuôi:

Tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, đã hình thành các trang trại chăn nuôi có quy mô khá. Nhờ có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định nên tổng đàn gia súc được tăng, tỷ lệ bò lai sin cao. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 71.385 tấn, tăng 7,1% so cùng kỳ. Nhiều nhà đầu tư đã đăng ký thực hiện các dự án chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

- Lâm nghiệp:

Hiệu quả của kinh tế rừng ngày càng được khẳng định, đặc biệt là rừng trồng phục vụ nguyên liệu chế biến. Dự ước cả năm sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng 200.000 m3, tăng 18,9%, gỗ rừng tự nhiên đạt 5.500 m3, đạt 100% KH; sản lượng nhựa thông khai thác 2.400 tấn, bằng 97,6,2% so cùng kỳ.

- Thủy sản:

Sau sự cố môi trường biển tháng 4/2016, hoạt động khai thác hải sản ven bờ và nuôi trồng thủy sản mặn lợ gần như dừng hẳn; đánh bắt xa bờ giảm đáng kể. Mặt khác, 2 trận lũ lụt lớn xảy ra trong tháng 10/2016, nhiều hồ nuôi bị ngập, sản lượng thủy sản bị trôi rất lớn. Dự ước sản lượng thủy sản năm 2016 đạt 61.800 tấn, bằng 89,6% so cùng kỳ. Toàn tỉnh có 4.035 tàu cá, tổng công suất trên 585.000 CV, tăng 16,8% cùng kỳ, trong đó 1.245 tàu cá tham gia vùng biển xa.

Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 8,4%. Giá trị sản xuất công

Đại học kinh tế Huế

hoạch tăng 10%). Một số ngành có giá trị sản xuất chiếm tỷ trọng lớn như: sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác (xi măng, cliker); chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ; sản xuất may mặc; sản xuất đồ uống đạt tốc độ tăng trưởng khá. Trong năm 2016, có thêm một số cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động như: Nhà máy may Quảng Bình tại Khu công nghiệp Cam Liên, Lệ Thủy; giai đoạn 2 dự án Nhà máy may S&D Quán Hàu tại Khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu... Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án; chuẩn bị đám phán triển khai thực hiện Dự án xây dựng kho ngoại quan và đường ống dẫn dầu sang Lào.

Lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn phát triển khá, nhiều cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tập trung vào các ngành, nghề: sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, nón lá, nước mắm, cơ khí nhỏ... góp phần tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, một số nhà máy xi măng dừng sản xuất, một số dự án công nghiệp dự kiến có mức đóng góp lớn giãn tiến độ, kéo dài thời gian đầu tư; một số sản phẩm giảm so cùng kỳ như: quặng titan, mực đông lạnh, gạch xây dựng; tiểu thủ công nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng quy mô còn nhỏ, năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh còn thấp.

Các ngành dịch vụ

- Hoạt động thương mại nội địa:

Mạng lưới dịch vụ thương mại tiếp tục phát triển, các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu sản xuất, đời sống của nhân dân. Hệ thống phân phối hàng hóa ngày càng mở rộng, đa dạng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 2016 đạt 16.771 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 5% so với cùng kỳ năm 2015.

- Xuất, nhập khẩu:

Năm 2016, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, giá và sản lượng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: cao su, dăm gỗ, gỗ các loại, thủy sản giảm mạnh. Kim ngạch xuất khẩu năm 2016 đạt 79,4 triệu USD, bằng 75,9% so cùng kỳ, đạt 52,9%

Đại học kinh tế Huế

kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu đạt 118,7 triệu USD, tăng 2,9% so cùng kỳ, đạt 98,9% kế hoạch.

- Hoạt động du lịch:

Đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình Phát triển du lịch giai đoạn 2016-2020. Các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được đẩy mạnh. Nhiều sản phẩm du lịch, tuyến, điểm du lịch mới được đưa vào khai thác phục vụ du khách. Sự cố môi trường biển và 2 trận lũ lụt kép đã làm cho ngành du lịch của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng, lượng khách đến Quảng Bình giảm mạnh, hệ số lưu trú đạt thấp, nhiều dự án khách sạn 3 sao trở lên, nhiều nhà hàng đang triển khai phải dừng thi công; nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch phải đóng cửa, ngừng hoạt động. Dự ước năm 2016, số lượt khách du lịch đến với Quảng Bình đạt 1,99 triệu lượt, giảm 29,4% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế ước đạt: 37.162 lượt, giảm 13,2%; doanh thu lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành đạt 1.685 tỷ đồng, giảm 12,9% so cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)