Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 46 - 50)

5. Kết cấu luận văn

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.2.4. Tình hình phân bổ, giải ngân vốn ODA của WB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Tình hình phân bổ vốn WB

Giai đoạn 2000 - 2016, tỉnh Quảng Bình đã ký kết được 133,758 triệu USD tương đương với 2.755,856 triệu đồng cho 14 dự án ODA cho 05 lĩnh vực: Giáo dục- Y tế; Hạ tầng công cộng; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công nghiệp- Điện và Giao thông Vận tải. Bảng 5 thể hiện kết quả các dự án được thực hiện trên các lĩnh vực.

Bảng 2.12.Phân bổ vốn ODA của WB theo lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2000-2016

TT Lĩnh vực

Số lượng dự án

Tổng vốn đầu tư

(Triệu đồng) Tỉ lệ

(%) Tổng số Vốn ODA

của WB

Vốn đối ứng

1 Giáo dục Y tế 3 187.662 171.423 16,239 5,45

2 Hạ tầng công cộng 1 1549.532 1.233.598 315,934 45,04 3 Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn 4 820.547 699.198 121.349 23,85

4 Công nghiệp Điện 2 301.840 247.263 54.577 8,77

5 Giao thông Vận tải 3 532.460 365.980 166.480 15,48

6 Lĩnh vực khác 1 48.519 38.394 10.125 1,41

Tổng cộng 14 3440.560 2.755.856 684.704 100 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Theo số liệu ở bảng trên, vốn WB thu hút được của tỉnh giai đoạn 2000-2016 được phân bổ theo theo thứ tự: Hạ tầng công cộng 45,04%, nông nghiệp và phát triển nông thôn 23,84%%, giao thông vận tải 15,48%, Công nghiệp điện 8,77%, Giáo dục - Y tế 5,45%, và cuối cùng là các lĩnh vực khác 1,41%.

Đại học kinh tế Huế

Hình2.2. Cơ cấu các lĩnh vực sử dụng vốn WB

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Bình Với cơ cấu vốn ở trên cho thấy, nguồn vốn tập trung mạnh vào nhóm lĩnh vực hạ tầng công cộng, giao thông vận tải và công nghiệp điện:Do tỉnh là tỉnh mới tách tỉnh từ tỉnh Bình Trị Thiên, với cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu và lạc hậu, do đó, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong các kỳ đại hội Đảng bộ tỉnh là tập trung ưu tiên thu hút đầu tư để kích cầu cho phát triển hạ tầng thiết yếu nhằm tạo nền tảng cho thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh. Cả giai đoạn, Quảng Bình đã ký kết tất cả 6 dự án trong các lĩnh vực này với tổng vốn là 2.383.832 tỷ đồng, chiếm 69,29% tổng vốn ký kết. Trong đó dự án Vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới có số vốn ký kết lên đến 59,060 triệu USD tương đương với khoảng 1.293,598 tỷ đồng (theo tỉ giá quy đổi tại từng thời điểm giải ngân trong 7 năm thực hiện dự án), chiếm 37,60% trong tổng vốn đầu tư WB ký kết cho cả giai đoạn. Đây là dự án có quy mô lớn nhất của tỉnh giai đoạn 2000-2016. Việc đầu tư dự án đã góp phần nâng cấp và cải thiện hệ thống hạ tầng thoát nước và vệ sinh đô thị của thành phố Đồng Hới, tạo cảnh quan đô thị xanh sạch đẹp của thành phố và là một trong các tiêu chí quan trọng hỗ trợ cho Đồng Hới từ đô thị loại III lên đô thị loại II. Tiếp theo lĩnh vực hạ tầng công cộng là công nghiệp điện: Cả giai đoạn tỉnh huy động được 02 dự án thuộc lĩnh vực với tổng vốn ODA 301,840 tỉ đồng chiếm 14,47% tổng vốn WB ký kết cho cả giai đoạn nhằm hoàn thiện mạng lưới điện hạ áp nông thôn nhằm

5,45%

45,04,%

23,85%

8,77%

15,48%

1,41% Giáo dục Y tế

Hạ tầng công cộng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Công nghiệp Điện Giao thông Vận tải Lĩnh vực khác

Đại học kinh tế Huế

cung cấp điện năng ổn định cho gần 60 xã/159 xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Lĩnh vực giao thông vận tải cũng đánh dấu mốc quan trọng trong việc huy động 03 dự án đầu tư hệ thống giao thông giao thông nông thôn các huyện với tổng vốn 532.460 tỉ đồng. Xét về số vốn huy động, mặc dù lĩnh vực giao thông vận tải chiếm tỉ lệ không đáng kể tuy nhiên đã góp phần tạo điều kiện thông thương thuận lợi cho nhân dân và nâng cao khả năng tiếp cận của các địa phương vùng sâu, vùng xa với các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội.

Tiếp đến là lĩnh vực Nông nghiệp: Với 04 dự án được huy động trong giai đoạn, chiếm tỷ trọng 23,85% tổng vốn ODA của WB được ký kết. Đây là lĩnh vực thứ 2 chiếm tỷ trọng vốn ODA lớn của WB được dành để đầu tư nâng cấp hệ thống thủy lợi (hồ đập, cảng cá...) hỗ trợ cho việc đầu tư hỗ trợ hạ tầng phát triển sản xuất kinh doanh và hệ thống hạ tầng nông thôn.

Cuối cùng là lĩnh vực Y tế Giáo dục:Tuy chỉ huy động 03 dự án với quy mô nhỏ, chiếm 5,45% tổng vốn WB ký kết cho cả giai đoạn nhưng các dự án này đã góp một phần rất quan trọng trong việc đầu tư hệ thống hạ tầng bệnh viện, trường học và tiến tới nâng cao chất lương khám chữa bệnh cho các bệnh viện, trung tâm y tế cũng như chất lượng dạy và học của một số trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Bảy lĩnh vực được huy động vốn WB trong 16 năm qua của tỉnh Quảng Bình đã góp một phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát triển và góp phần hỗ trợ tỉnh hoàn thành kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2000-2005, 2006- 2010, 2011-2015) và kế hoạch năm 2016 của tỉnh.

Tình hình giải ngân vốn WB

Số vốn thu hút ODA của WB đã được giải ngân tăng dần qua các năm. Tổng giá trị giải ngân của cả giai đoạn là 92,385 triệu USD, đạt 69,07% so với tổng vốn WB đã ký kết với các nhà tài trợ và 28,64% tổng vốn ODA cam kết của các nhà tài trợ cam kết cho tỉnh. Năm 2007, tốc độ giải ngân vốn WB thấp nhất chỉ đạt khoảng 4,5 % so với tổng vốn ODA đã giải ngân của năm. Lý do là năm này các dự án đang tiến hành các thủ tục chuẩn bị cho đầu tư xây dựng cơ bản. Trong đó, năm 2012, tỉ lệ giải ngân cao nhất chiếm 71,27% tổng vốn ODA đã giải ngân cho cả năm. Tỉ lệ

Đại học kinh tế Huế

năng quản lý, sử dụng nguồn vốn của các BQL dự án ODA trên địa bàn tỉnh đã được nâng cấp dần qua các năm.

Bảng 2.13. Tình hình giải ngân vốn WB so với tổng vốn ODA của tỉnh Quảng Bình

TT Năm

Giải ngân vốn ODA (Triệu USD)

Giải ngân Vốn đối

ứng (Triệu

USD)

Giải ngân Vốn WB

(Triệu USD)

Tỷ lệ vốn WB giải ngân/vốn

ODA giải ngân(%)

1 2000 2,58 0,25 0,39 15,12

2 2003 4,875 0,5 1,0 20,51

3 2004 4,71 2,2 2,375 50,42

4 2005 4,5 0,8 1,340 29,78

5 2006 5,03 2,48 0,630 12,52

6 2007 18 1,63 0,810 4,50

7 2008 23,73 6,78 9,2 38,77

8 2009 16,318 4,44 5,72 35,05

9 2010 17,51 5,23 8,75 49,97

10 2011 25 4,34 10,69 42,76

11 2012 30,6 4,97 21,81 71,27

12 2013 27,59 4,10 15,38 55,74

13 2014 23,07 4,49 9,9 42,91

14 2015 5,19 6,38 0,55 10,60

15 2016 14,21 4,32 3,84 27,02

Tổng cộng 222,913 52,91 92,385 41,44

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình 100% các dự án ODA kết thúc trong giai đoạn đều giải ngân trên 99.05%

tổng vốn thu hút.

Đại học kinh tế Huế

Bảng 2.14. Tỷ lệ giải ngân các dự án ODA kết thúc trên địa bàn tỉnh Quảng Bìnhtrong giai đoạn 2000-2016

TT Tên dự án

Tổng vốn ký kết (Triệu USD)

Tổng vốn giải ngân (Triệu

USD)

Tỉ lệ giải ngân/ Tỉ lệ

ký kết (%) 1 Dự án giáo dục cho trẻ em có

hoàn cảnh khó khăn 11,68 11,68 100

2 Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc

Trung bộ 6,0 5,8 96,7

3 Dự án xây dựng khu neo đậu

cho tàu cá cửa Gianh 6,0 6,0 100

4 Dự án quản lý rủi ro thiên tai

(WB4) 10 10 100

5 Dự án năng lượng nông thôn

(I+ II) 11,77 11,0 93,45

6 Dự án Vệ sinh môi trường

thành phố Đồng Hới 59,08 59,08 100

7 Dự án Giao thông nông thôn

(II+ III) 7,899 7,8 98,75

Tổng cộng 112,429 111,36 99,05

Một phần của tài liệu Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)