5. Kết cấu luận văn
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.2.7. Đánh giá các dự án trọng điểm của WB trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2016
Dự án vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới:
Tổng vốn đầu tư : 78,5 triệu USD Vốn vay WB : 59,060 triệu USD Vốn không hoàn lại :1,367 triệu USD, [19].
- Mục tiêu của Dự án: Hoàn thiện và phát triển cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của thành phố; Giảm thiểu ngập lụt, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, sức khỏe, chất lượng cuộc sống cho nhân dân thành phố; Tạo môi trường xanh sạch đẹp, cải thiện môi trường sống, môi trường đầu tư của thành phố, tác động tích cực đối với việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đồng Hới nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung.
- Quy mô của Dự án: Gồm có 06 hạng mục:
(i) Hạng mục1: Kiểm soát úng lụt, thoát nước và thu gom nước thải. Thực hiện xây dựng, nạo vét và cải tạo các cống, di dời các vật cản trên mương Phóng Thuỷ và sông Cầu Rào; Nạo vét, kè các hồ của thành phố để điều hoà lũ lụt; Nạo vét, sửa chữa các cống thoát nước hiện hữu; Xây dựng mới, bổ sung hoặc thay thế các tuyến cống, mương thoát nước với kích thước và vị trí phù hợp; Xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom nước thải và hệ thống cống bao và các trạm bơm;
(ii) Hạng mục 2: Xây dựng nhà máy xử lý nước thải;
(iii) Hạng mục 3: Quản lý chất thải rắn. Cải tạo nâng cấp bãi chôn lấp rác cho thành phố Đồng Hới; Cung cấp thiết bị phục vụ thu gom và vận chuyển rác thải;
(iv) Hợp phần 4: Tái định cư và giải phóng mặt bằng. Thực hiện rà phá bom mìn, tái định cư, đền bù, giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình;
(iv) Hạng mục 5 : Quỹ quay vòng cải thiện vệ sinh hộ gia đình và vệ sinh trường học. Cho các hộ gia đình vay vốn để xây dựng nhà vệ sinh và đấu nối; Xây dựng nhà vệ sinh cho một số trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố;
(vi) Hạng mục 6 : Tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án. Tăng cường năng lực cho Công ty dịch vụ công ích, Ban QLDA và các sở, ban ngành của tỉnh, thành phố; Hỗ trợ chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, tiến hành đánh giá, lập kế hoạch và hỗ trợ cho khu vực tư nhân tham gia bảo vệ môi trường.
Đại học kinh tế Huế
- Thời gian thực hiện: Dự án được thực hiện từ năm 2006 - 2014, được chia làm 2 giai đoạn trong đó Giai đoạn I từ 2006 – 2011 và Giai đoạn II từ 2008 – 2014;
Tổng mức đầu tư theo Hiệp định ký kết ban đầu : 73,800 triệu USD Vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB) : 59,060 triệu USD
Vốn đối ứng (NSTW) : 13,373triệu USD
Vốn viện trợ không hoàn lại (PHRD2) : 1,367triệu USD, [19].
- Hiệu quả dự án:
Theo Hiệp định Tín dụng dự án hoàn thành vào ngày 30/11/2014 và kết thúc ngày 30/3/2015. Dự án hoàn thành tháng 6/2014, khánh thành tháng 7/2014, vượt tiến độ 6 tháng. Qua 15 lần kiểm tra tình hình thực hiện dự án, Dự án Vệ sinh Môi trường TP. Đồng Hới đều vượt tiến độ được Ngân hàng Thế giới, Bộ ngành TW đánh giá tốt.
Hiệu quả cụ thể:
(i) Giảm ngập lụt :Trước khi dự án chưa được đầu tư thì lũ lụt thường xuyên xảy ra, sau khi dự án hoàn thành tình hình lũ lụt được giảm thiểu. Các điểm thường xuyên ngập lụt ở TP. Đồng Hới đã được giảm đáng kể, 13 điểm thường xuyên ngập lụt thì nay chỉ còn 03 điểm (do chưa được đầu tư).Số lượng người được hưởng lợi từ việc giảm thiểu lũ lụt 116.056 người (Kế hoạch: 96.000 người); Tổng số người được hưởng lợi từ dự án 116.056 người (kế hoạch 114.000 người) trong đó phụ nữ:
59.189 người;
(ii) Về sức khỏe và môi trường :Về chất lượng môi trường được cải thiện đáng kể, tạo cảnh quan đô thị như hồ Nam Lý, mương Phóng Thủy, sông Nhật Lệ, sông Cầu Rào. BOD5 trước dự án đo được từ 50-70 mg/l sau dự án hoàn thành thì BOD5<17mg/l đảm bảo vệ sinh môi trường.
Giảm xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, cải thiện thu gom chất thải rắn và xử lý đã cải thiện môi trường và điều kiện sống đô thị tại các thành phố, giảm các nguy cơ đối với sức khỏe do ô nhiễm nước ngầm, giúp duy trì sự tồn tại của nguồn lợi thủy sản. Điều này được cho thấy rằng tăng trưởng kinh tế hàng năm của thành phố tham gia dự án đã tăng lên đáng kể khoảng 12-14 % trong những năm
Đại học kinh tế Huế
Số người được hưởng lợi từ thu gom chất thải rắn 114.000 (Kế hoạch:
96.500). Tăng năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn từ 13.626 hộ năm 2007 đến năm 2014 có 26.000 hộ làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường;
(iii) Quỹ quay vòng vốn hộ gia đình đã giúp cho khoảng 2.818 hộ được vay vốn làm nhà vệ sinh hoặc đấu nối với hệ thống R3 và 17 nhà vệ sinh cho các trương tiểu học và trung học cơ sở..
(iv) Tiết kiệm trong xây dựng và hút hầm cầu tự hoại : Dự án yêu cầu xây mới bể phốt nhằm tránh xả thải trực tiếp nước thải vào hệ thống thoát nước và hút bể phốt. Xây dựng tuyến cống bao có nghĩa là ngăn thấm bể tự hoại sẽ không còn cần thiết nữa và như vậy sẽ tiết kiệm xây dựng bể tự hoại.
Dự án này đã thực hiện một bước xa hơn trong việc trao quyền cho người tham gia để quyết định giữa các nhu cầu cạnh tranh. Nhận thức về những tác động về các điều kiện vệ sinh đối với sức khỏe, hạnh phúc gia đình, năng suất trong sản xuất (và những tác động về đói nghèo) nói chung và thực hiện một quyết định chiến lược để đầu tư một số tiền nhỏ nhằm xây dựng nhà vệ sinh hay đấu nối nước thải hộ gia đình vào đường cống cấp ba ở gần đó theo chương trình truyền thông giáo dục cộng đồng của dự án. Điều này rõ ràng cho thấy sự đóng góp của phụ nữ vào chương trình là một quyết định đúng đắn và phát huy hiệu quả. Vấn đề này tăng cường hơn nữa việc xác định, thẩm định, thực hiện và khả năng giám sát của Hội phụ nữ địa phương.
(v) Tiết kiệm tiền duy tu bảo dưỡng hệ thống thoát nước. Các chi phí vận hành hệ thống thoát nước được dự kiến sẽ giảm với việc hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn, vì giảm nhu cầu vệ sinh chất thải từ hệ thống cống mở ;
(vi) Tăng thu nhập từ du lịch : Xây dựng HTKT giảm thiểu ngập lụt, tăng cường năng lực thu gom chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môi trường phát triển kinh tế-xã hội bền vững, người dân được hưởng lợi, du khách du lịch đến với Tp. Đồng Hới ngày càng đông. Năm 2007 thu hút 1,0 triệu khách đến 2014 có 2,7 triệu khách đến với Quảng Bình.
Năm 2011 Hiệp hội Đô thị Việt Nam đã bình chọn TP. Đồng Hới là một trong 10 thành phố tiêu biểu Việt Nam: Sáng- Xanh – Sạch – Đẹp
Đại học kinh tế Huế
Tháng 8/2014 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định công nhận TP Đồng Hới là Đô thị loại 2 vượt mốc dự kiến 2016-2020, các tiêu chí đạt được có phần đóng góp rất lớn của dự án Vệ sinh Môi trường Thành phố Đồng Hới.
Dự án giao thông nông thôn III Tổng mức đầu tư : 89,11 tỷ VNĐ
Vốn WB : 80,11 tỷ VNĐ
Vốn đối ứng : 9 tỷ VNĐ, [19].
- Địa bàn thực hiện: Các huyện trên toàn tỉnh - Thời gian thực hiện: 2003-2008
- Về mục tiêu của Dự án: Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn để góp phần tăng cường khả năng lưu thông của các cộng đồng nông thôn, tạo cơ hội phát triển kinh tế và nâng cao các dịch vụ xã hội, cải thiện môi trường cảnh quan, tăng cường an ninh và trật tự an toàn xã hội
- Quy mô đầu tư: cải tạo, nâng cấp 90,7 km đường giao thông nông thôn các huyện.
-Kết quả đạt được:
Bảng 2.17. Cải tạo, nâng cấp đường giao thông nông thôn các huyện trong tỉnh Quảng Bình
TT Chương trình Số lượng đường
Số tuyến đường Chiều dài đường (Km)
1 Năm thứ nhất 10 38,7
2 Năm thứ 2 10 52
Tổng cộng 20 90,7
Nguồn: Dự án giao thông nông thôn III Trong số 90,7 km đường có 61,7km đường láng nhựa, 9,27 km đường bên tông xi măng và 17,2km đường cấp phối. Dự án Giao thông nông thôn 2 nhằm mục tiêu góp phần vào chiến lược xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Việc đầu tư xây dựng là cần thiết,phù hợp với quy hoạch phát triển GTNT của các huyện góp phần đưa đường ô tô về các trung tâm xã và các vùng dân cư, tăng cường khả
Đại học kinh tế Huế
cao các dịch vụ xã hội, cải thiện môi trường cảnh quan, tăng cường an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Dự án năng lượng nông thôn II và nông thôn II mở rộng(viết tắt là Dự án REII)
- Địa bàn thực hiện:
Dự án Năng lượng nông thôn II và Năng lượng nông thôn II mở rộng được thực hiện trên địa bàn 60 xã thuộc 05 huyện: Huyện Bố Trạch, huyện Tuyên Hóa, huyện Quảng Ninh,huyện Quảng Trạch và huyện Lệ Thủy.
- Thời gian thực hiện: 2007-2013 - Mục tiêu của dự án:
+ Cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới lưới điện hạ áp nông thôn cho 30 xã nhằm cung cấp điện năng có chất lượng tốt với giá cả hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nông thôn;
+ Kết hợp xây dựng mô hình quản lý điện nông thôn, nâng cao năng lực cho công tác quản lý điện nông thôn do địa phương quản lý.
- Quy mô dự án
+ Dự án Năng lượng nông thôn II có quy mô: cải tạo và xây dựng mới lưới điện hạ áp nông thôn 30 xã với 462 km, trong đó cải tạo nâng cấp 198 km, xây dựng mới 264 km, lắp đặt công tơ 24.671 cái.
- Quy mô dự án REII mở rộng: Dự án REII mở rộng sẽ cải tạo, đầu tư xây dựng lưới điện hạ áp tại 30 xã với tổng chiều dài đường dây: 491,546km.
Tổng vốn đầu tư : 16,494 triệu USD Vốn vay WB : 13,654triệu USD Vốn đối ứng : 2,84triệu USD, [19].
- Kết quả đạt được của Dự án:
Đây là một Dự án đầu tư mang tính xã hội hoá cao, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng thiết tha của các địa phương và người dân trong vùng dự án, dự án REII đã đạt được các mục tiêu của dự án đề ra và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.
- Về mặt kinh tế: Sau khi đóng điện chất lượng điện năng luôn ổn định, không có hiện tượng cuối nguồn bị sụt áp lớn như trước đây. Tỷ lệ tổn thất điện bình quân hàng năm của 60 xã thực hiện dự án REII trước và sau đầu tư cải tạo lưới
Đại học kinh tế Huế
điện đã giảm xuống rõ rệt. Cụ thể: năm 2007 lúc chưa thực hiện dự án, tỷ lệ tổn thất điện năng bình quân năm rất cao (25,88%), đến năm 2008, 2009 khi một số công trình thuộc dự án RE II đóng điện, tỷ lệ tổn thất điện bình quân năm giảm xuống lần lượt là 23,67% và 17,92%. Theo báo cáo của các HTX dịch vụ điện tỷ lệ tổn thất bình quân (sau khi dự án REII hoàn thành đóng điện) chỉ dưới 10% (giảm gần 50%
so với tỷ lệ tổn thất trước khi cải tạo - năm 2007).
- Về mặt xã hội: Có thể khẳng định đây là một dự án mang lại hiệu quả thiết thực cho các địa phương và người dân hưởng lợi. Từ khi công trình đưa vào sử dụng, chất lượng điện năng luôn ổn định, người dân có thể yên tâm đầu tư máy móc chế biến, phát triển sản xuất các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, giải quyết cho hàng ngàn lao động ở khu vực nông thôn. Một số thôn như Lạc Hóa (xã Mai Hóa), Chay, Tân Sơn (xã Quảng Sơn)… nay đã có điện về phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động văn hóa xã hội nên đã thỏa lòng mong đợi lâu nay của người dân. Dự án cũng đã đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện tạo sự khang trang, mỹ quan cho bộ mặt nông thôn mới, đồng thời xây dựng được mô hình HTX dịch vụ quản lý điện toàn xã, đào tạo nâng cao năng lực cho các tổ chức quản lý điện nông thôn.
Dự án hỗ trợ y tế Bắc Trung bộ (2010-2016) Tổng vốn đầu tư : 5.953.850 USD
Vốn vay WB : 5.424.050 USD Vốn đối ứng : 529.800 USD, [19].
- Thời gian thực hiện: 2010-2016
- Mục tiêu của dự án: Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và y tế dự phòng chủ yếu là ở tuyến huyện; đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người dân có khó khăn về kinh tế, góp phần nâng cao sức khoẻ của người dân trong vùng.
- Quy mô dự án: Dự án gồm 4 thành phần:
+ Thành phần A: Hỗ trợ BHYT cho người cận nghèo;
+ Thành phần B: Hỗ trợ tăng cường dịch vụ y tế tuyến huyện;
+ Thành phần C: Nâng cao năng lực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế;
Đại học kinh tế Huế
- Kết quả đạt được:
Tính từ khi khởi động đến nay, Dự án đã hỗ trợ kinh phí mua thẻ BHYT cho 60% đối tượng theo văn kiện dự án. Triển khai các hoạt động truyền thông cơ bản;
biên soạn, in ấn tài liệu truyền thông; truyền thông về BHYT trong đó tập trung truyền thông cho NCN hiểu về lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ của họ khi tham gia BHYT, nhằm bảo đảm tính bền vững của Dự án. Kết quả, chỉ tiêu về độ bao phủ BHYT cho NCN đã tăng dần qua các năm, hiện nay đạt 45,45% cao hơn so với chỉ tiêu đề ra tại văn kiện dự án (40%.)
Ngoài hoạt động hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo, Dự án còn hỗ trợ các trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện trong đó có trang thiết bị một số thiết bị có giá trị như: ô tô cứu thương, lồng ấp trẻ sơ sinh, hệ thống nội soi dạ dày, hệ thống nội soi đại tràng, máy thở, hệ thống phẫu thuật nội soi tiêu hóa...Các trang thiết bị được đầu tư phù hợp, cơ bản phù hợp với nhu cầu của các bệnh viện. Các trang thiết bị được đưa vào sử dụng ngay và phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đổi mới cung ứng dịch vụ y tế và đem lại quyền lợi cho người bệnh.
Dự án cũng đã hỗ trợ trang thiết bị cho Trường Trung cấp y tế, bao gồm thiết bị y tế, mô hình, thiết bị văn phòng...,các trang thiết bị được đầu tư phù hợp với nhu cầu đào tạo của trường, chất lượng đảm bảo; các trang thiết bị được đưa vào sử dụng ngay và phát huy được hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đồng thời hỗ trợ đào tạo cho các đối tượng sau đại học (Thạc sỹ, CKI, CKII) cho giáo viên Trường; Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật; Đào tạo bác sĩ, dược sĩ chuyên tu, Đào tạo sau đại học cho các đơn vị y tế theo kế hoạch. Nguồn vốn WB được tài trợ trong giai đoạn 2010-2016 cho Dự án đã thực sự đem lại những hiệu quả thiết thực rõ nét, đặc biệt là sự hưởng lợi của người cận nghèo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các cơ sở y tế đặc biệt là các Trung tâm Y tế Dự phòng tuyến huyện đã nhận được sự hỗ trợ và đầu tư cụ thể, bộ mặt của hệ thống y tế tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể, góp phần bảo vệ và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.
Đại học kinh tế Huế
Dự án quản lý rủi ro thiên tai (WB4) Tổng vốn đầu tư : 215,162 tỷ VNĐ Vốn vay WB : 210 tỷ VNĐ
Vốn đối ứng : 5,162 tỷ VNĐ, [19].
- Mục tiêu dự án: Đầu tư các tiểu dự án thủy lợi, trường học, trạm xá bị ảnh hưởng do thiên tai
-Thời gian thực hiện: Theo chương trình, từ năm 2009-2013
- Quy mô đầu tư: Đầu tư 58 tiểu dự án thuộc 03 lĩnh vực: Y tế, trường học và thủy lợi.
-Kết quả đạt được:
Các trạm y tế đưa vào sử dụng ngoài việc đảm bảo nơi khám chữa bệnh an toàn, ổn định cho nhân dân địa phương kể cả trong mùa mưa lũ, còn có thêm các hạng mục thiết thực nhằm nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng như: hệ thống điện, bể nước sạch, nhà vệ sinh..
Các trường học khi đưa vào vào sử dụng đã khắc phục được tình trạng phòng học tạm của các xã, tạo điều kiện cho các cháu được đến trường và yên tâm học hành trong mùa mưa bão. Mặt khác, với ngôi trường mới được đầu tư là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư trang thiết bị dạy, học và đưa công nghệ thông tin vào nhà trường.
Các trường học, trạm y tế được xây dựng trên nguyên tắc “Xây lần sau tốt hơn lần trước” và đảm bảo tiêu chí phòng, tránh lũ, vì vậy đây là những nơi tránh trú an toàn của cư dân trong mùa lụt bão.
Đầu tư hệ thống kênh mương đã hỗ trợ cho việc cung cấp hệ thống tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp vùng hưởng lợi và phục vụ thoát lũ.
Nhìn chung, các dự án đều tuân thủ các quy chuẩn về tránh bão, lũ lớn, vì vậy, sau khi đầu tư xây dựng hoàn thành, đã mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho cộng đồng dân cư qua các mùa mưa bão, tạo điều kiện cho nhân dân ổn định, phát triển sản xuất và nâng cao đời sống.
2.3. Kết quả điều tra
Luận văn tiến hành điều tra các cán bộ nhân viên, lãnh đạo các sở ban ngành của tình Quảng Bình, liên quan đến việc huy động vốn ODA của WB.
Đại học kinh tế Huế