Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút ODA của WB

Một phần của tài liệu Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu luận văn

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút ODA của WB

Với 19.107 triệu USD được huy động trong vòng 16 năm (2000-2016), nguồn vốn ODA của WB đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của Việt Nam. Bên

Đại học kinh tế Huế

cạnh những đóng góp to lớn, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu hiệu quả trong việc thu hút, quản lý và sử dụng vốn WB làm ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn vốn này trong tương lai.

GNI: tổng thu nhập bình quân đầu người

Vào ngày 1 tháng 7 hằng năm, Ngân hàng Thế giới ra tiêu chí phân loại các nền kinh tế Thế giới dựa vào số liệu ước tính tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu người của năm trước. Số liệu ước tính GNI bình quân đầu người cũng được sử dụng làm số liệu đầu vào để phân loại hoạt động ngân hàng của các nền kinh tế, xác định điều kiện cho vay của các nước.

Tiêu chí phân loại các nền kinh tế Thế giới năm 2018 của Ngân hàng Thế giới:

- Nền kinh tế có thu nhập thấp: là những nước có GNI năm 2016 là 1,005 USD hoặc thấp hơn;

- Nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp: là những nước có GNI năm 2016 trong khoảng 1,006 đến 3,955 USD;

- Nền kinh tế có thu nhập trung bình cao: là những nước có GNI từ 3,956 đến 12,235 USD;

- Nền kinh tế có thu nhập cao: là những nước có GNI từ 12,236 USD trở lên.

Bảng 1.1. Phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018

Khu vực Thu nhập Nguồn cho vay

Đông Á và Thái Bình Dương Thấp IDA

Châu Âu và Trung Á Trung bình thấp IDA & IBRD Châu Mỹ latinh & Ca ri bê Trung bình cao IBRD

Nguồn: https://worldbank.org Việt Nam thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong nhóm 53 nước thuộc nền kinh tế có thu nhập trung bình thấp từ 1,006 USD đến 3,955 USD, được WB phân loại cho vay từ nguồn IBRD gồm 69 nước. Như vậy, năm 2018, Việt Nam không còn được hỗ trợ phát triển từ nguồn vốn IDA với lãi suất miễn phí và các khoản hỗ trợ ưu đãi mà phải vay IBRD với yêu cầu về tài chính đối với các nước đi vay phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ.

Đại học kinh tế Huế

Hiệu quả sử dụng vốn ODA của WB

Theo phân loại cho vay của Ngân hàng Thế giới năm 2018, Việt Nam vay vốn ODA của WB từ nguồn IBRD (Không còn được hỗ trợ vốn ODA từ nguồn IDA lãi suất thấp và các khoản hỗ trợ ưu đãi khác), yêu cầu của IBRD đối với các quốc gia vay vốn là phải thỏa mãn vấn đề tài chính để đảm bảo khả năng thanh toán nợ. Vay vốn của IBRD hay bất kỳ của một tổ chức tín dụng nào khác, để được phê duyệt cho vay ở hiện tại và tương lai thì nước đi vay phải đảm bảo 03 yêu cầu: thứ nhất, có lịch sử tín dụng tốt, trả nợ đúng hẹn, không chậm nợ, không có nợ xấu…; thứ hai, có phương án sử dụng vốn hiệu quả và thứ ba, có phương án trả nợ đáp ứng yêu cầu của WB. Trong quá khứ, với bình quân khoảng 1,1 tỷ USD/năm tương đương với hơn 19 tỷ USD được thu hút trong 16 năm, năm sau thu hút nhiều hơn năm trước đã chứng minh Việt Nam có lịch sử tín dụng tốt. Việt Nam cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa để đảm bảo thu hút vốn ODA hiệu quả trong tương lai.

Vai trò của Chính phủ Việt Nam

Hiệu quả trong sử dụng vốn là yêu cầu mang tính chiến lược của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước giai đoạn 2011-2020. Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa bằng Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015; Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam phù hợp yêu cầu hiệu quả sử dụng vốn của WB tạo cơ sở thu hút vốn ODA ở hiện tại và tương lai.

Chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lược hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình, định hướng của nhà tài trợ: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011-2015” và Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 17/02/2016 phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước

Đại học kinh tế Huế

ngoài thời kỳ 2016-2020”. Các chính sách, chiến lược của Chính phủ tác động tích cực đến công tác thu hút và sử dụng vốn ODA trong đó có ODA của WB:

Thông qua các cuộc gặp gỡ thường niên giữa Việt Nam và WB, hội nghị tư vấn các nhà tài trợ… Việt Nam đã thu hút được một số lượng lớn các dự án ODA.

Theo số liệu thống kê cho thấy, về cơ bản, cam kết cung cấp vốn WB năm sau luôn cao hơn năm trước. Có được điều này, là nhờ sự nỗ lực đồng hành của Chính phủ Việt Nam với các nhà tài trợ trong đó có Ngân hàng Thế giới. Thông qua việc đưa ra các chương trình, định hướng thu hút ODA giai đoạn 2000-2005, 2006-2010, 2011-2015 và 2016-2020 ngày càng tiệm cận tới các chính sách, chiến lược tài trợ của Nhà tài trợ cùng các căn cứ rõ ràng, khả thi, gắn kết, phù hợp với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam 5 năm, 10 năm cùng cơ cấu nguồn lực tài chính minh bạch, cụ thể. Để định hướng thu hút ODA của các giai đoạn đi vào thực tiễn, Chính phủ đã đưa ra chiến lược truyền thông truyền thông đa dạng và xuyên suốt, cập nhật liên tục, nhờ đó, đã giúp Việt Nam thu hút được khá lớn nguồn vốn WB.

Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ ở các cấp, kể cả cán bộ lãnh đạo chưa hiểu rõ vai trò và bản chất và mục tiêu nguồn vốn WB tài trợ cho Việt Nam, dẫn đến việc không chú ý yêu cầu về hiệu quả sử dụng vốn WB, chưa xác định được các ưu tiên đầu tư và ưu tiên thu hút vốn đối với mục tiêu của dự án, kéo theo thiết kế của một số chương trình, dự án ODA chưa phù hợp với thực tế. Việc thiếu hiểu biết về nhà tài trợ, về mục tiêu sử dụng các dòng vốn, dẫn đến đầu tư trùng lắp, kết quả dự án kém hiệu quả và lãng phí nguồn lực của địa phương cũng như của tài trợ. Việc lồng ghép các chương trình và dự án của Chính phủ với các chương trình, dự án ODA của WB có những nội dung gần nhau như: xóa đói giảm nghèo, giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn... gây ra hiện tượng trùng lặp, hạn chế về công tác triển khai và hiệu quả. Thực tế, trên cùng một địa bàn có nhiều công trình cùng một lĩnh vực do nhiều nguồn vốn tài trợ, song chính quyền địa phương không đủ năng lực quản lý, để lồng ghép các nguồn vốn và duy trì hoạt động của các công trình này một cách có hiệu quả để phục vụ người dân.

Đại học kinh tế Huế

Hệ thống thể chế luật pháp, và chính sách liên quan đến quản lý và sử dụng hiệu quả vốn ODA đã được điều chỉnh theo hướng hài hòa thủ tục với các nhà tài trợ, đảm bảo tính minh bạch, thống nhất; tôn trọng nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa bên đi vay và bên cho vay, giữa Chính phủ với người dân và doanh nghiệp; tạo thuận lợi cho việc thu hút, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Tuy nhiên những điều chỉnh về chính sách vẫn còn tồn tại khá nhiều khác biệt các quy định về mua sắm đấu thầu, giải ngân giữa Việt Nam và WB làm ảnh hưởng đến hiệu quả thu hút nguồn vốn.

Những nhân tố khác

- Giải ngân kém hiệu quả gây tác động không tốt cho công tác thu thút vốn.

Theo các báo cáo phân tích, tỷ lệ giải ngân thấp dưới mức cam kết với nhà tài trợ và thấp hơn rất nhiều so với mức giải ngân trung bình của khu vực. Các dự án đầu tư thường bị kéo dài tiến độ xây dựng, tỷ lệ giải ngân thấp, nên hiệu quả đầu tư không đảm bảo và uy tín tiếp nhận vốn WB giảm sút. Đã xuất hiện trường hợp nhiều dự án của WB đã buộc phải dừng lại.

Nhân sự: Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ tham gia quản lý dự án còn hạn chế, nhất là ở các địa phương. Nhân sự các ban quản lý dự án thường không ổn định và kiêm nhiệm. Công tác đào tạo quản lý dự án chưa thực hiện thường xuyên, có hệ thống và bài bản

Tổ chức thực hiện: Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá, báo cáo sử dụng vốn WB đôi lúc chưa được thực hiện nghiêm túc, còn để xảy ra một số trường hợp lãng phí, tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức quản lý dự án thiếu tính chuyên nghiệp.

công tác thu hút ODA của WB vẫn còn thụ động và theo tính chất phân phối. Thông tin về nguồn vốn và nhà tài trợ vẫn chưa thực sự công khai. Do đó, việc thu hút ODA của WB không phải được phân bố đồng đều giữa các tỉnh.

Một phần của tài liệu Thu hút vốn ODA của ngân hàng thế giới trên địa bàn tỉnh quảng bình (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)