Tình hình nghiên cứu ứng dụng kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng trên thế giớ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI LẠC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI VÙNG GIA LÂM HÀ NỘI VỤ XUÂN NĂM 2010 (Trang 28)

trng trên thế gii

Theo Ebrahim và Schonbeck (1985) (dẫn theo Trịnh Ngọc Thúy, 2000), chủng nấm Erysiphe graminis trên lá lúa mạch, sau 2 ngày cây có tính kháng ñối với nấm Erysiphe graminis f.sp. hordei gây bệnh phấn trắng.

Theo Ouyang và cộng sự (1987), xử lý mạ bằng ñộc tố nấm Magnaporthe grisea làm cho hoạt ñộng của enzyme phenyl alanine ammonia lyase và CoA-

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ... 17

lyase trong cây tăng, giúp tạo tính kháng ñối với Magnaporthe grisea. Sengupta và Sinha (1987) xử lý hạt với cupric chloride kiểm soát tốt bệnh cháy lá trong các mùa vụ khác nhau.

Sawati và cộng sự (1988), chủng Acrocylindirum oryzae vào cây lúa làm tăng hoạt ñộng của enzyme peroxidase và polyphenol oxydase giúp cây có khả năng hạn chế bệnh. Theo Doubrava và cộng sự (1988), thấy rằng oxalic acid có khả năng kích kháng bệnh do C.lagenarium trên cây dưa leo.

Pelcz (1989), chủng vào lúa mạch dòng nấm Erysiphe 75202 không ñộc, cây tạo tính kháng ñối với các dòng nấm phổ biến. Kunoh và cộng sự (1989), chủng nấm Erysiphe pisi vào lúa mạch trước nấm Erysiphe graminis

với khoảng thời gian 30 phút, 1 giờ, 2 giờ sẽ làm giảm ñộ ñộc của nấm

Erysiphe graminis lần lượt là 35%, 22% và 5,8%.

Yamada và cộng sự (1990) ñã sử dụng methanol trích từ hạt lúa mì và lúa mạch ñể chống nấm Pyricularia oryzae có hiệu quả cao.

Theo Yokoyama và cộng sự (1991), chủng nấm Erysiphe graminis f.sp

hordei vào diệp tiêu của cây lúa mạch, làm cây lúa mạch tạo ra các papilla bên dưới ñĩa áp của nấm gây bệnh, giúp chống lại sự xâm nhập của nấm này.

Theo Van Peer (1991), xử lý vi khuẩn vùng rễ Pseudomonas sp. Caqhủng WCS 417 lên cây hoa cẩm chướng, giúp cây tăng tính kháng chống lại bệnh héo rũ.

SA, acetyl salicytic acid (ASA), K2HPO4, CuCl2, sodium salicylate … cũng ñược ghi nhận có khả năng kích kháng bệnh cháy lá lúa (Manandhar et al., 1998, Kloepper et al.,1992).

Phun SiO2 dạng bột mịn cho thấy kích kháng SAR làm gia tăng hoạt ñộng của phân hóa tổñối với chitin (Schneider và Ulrich, 1994).

Theo Steiner và Schonbecj (1995), các chất chiết từ nấm Erysiphe graminis f.sp. hordei có khả năng kích kháng chống lại bệnh mốc sương trên cây lúa mạch. Hammerschmidt và Kuc (1995), trên cây lúa mạch ñược xử lý

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ... 18

với dịch trích thực vật từ những loài cây có tính chất dùng trong mỹ phẩm, giúp cây lúa mạch giảm hơn 90% bệnh mốc sương.

Salicylic acid (SA) trong cây lúa và cây thuốc lá ñược tổng hợp từ cinnamic acid qua benzoic acid. Khi tiêm chủng vi khuẩn không gây bệnh

Pseudomonas syrinae D20 hoặc chủng nấm gây bệnh Magnaporthe grisae

trong cây thì thấy có tương quan ñến tính kháng bệnh (Silverman et al., 1995). Thieron và cộng sự (1995) cho rằng cây lúa ñược xử lý bằng chất PAL và cinnamyl-alcoho-dehydrogenase sẽ có tính kháng với nấm Magnaporthe grisea. Theo Rajoppan và cộng sự (1995), xử lý nickel nitrate trên cây lúa có tác dụng làm tăng hoạt ñộng của phenyl alanine amonialyase và peroxidase, sẽ kích kháng ñối với bệnh cháy bìa lá lúa do Xanthomonas campestris pv.

oryzae …SA bảo vệ cây lúa ở giai ñoạn mạ chống lại bệnh cháy lá lúa (Cai và Zheng, 1996).

Theo kết quả nghiên cứu của Cai (1996 và 1997) xử lý mạ bằng salicylic acid (SA) 0,01 mM, sau 2 - 5 ngày thì chủng bào tử nấm Magnaporthe grisea

lên cây lúa giúp giảm bệnh cháy lá lúa từ 24 - 59%.

Theo Krishnamurthy và Gnanamanickam (1997), vi khuẩn Pseudomonas fluorescens Pseudomonas patida sống trong mô thực vật gây cảm ứng hệ thống kháng làm giảm bệnh ñốm vòng hại trên một số cây rau màu.

Salicylic acid cũng kích thích tính kháng bệnh trên dưa chuột chống lại nấm Colletotrichum và chống lại bệnh phấn trắng do nấm Erysiphe graminis

f.sp hordei gây hại dưa chuột, nho và bắp (Manandhar et al., 1998).

Theo kết quả nghiên cứu của Manandhar (1998), trong ñiều kiện nhà lưới, xử lý ngâm hạt với nồng ñộ 10 mM, phun lên lá (cây mạ 2 tuần tuổi) với nồng ñộ 25 mM. Kết quả cho thấy phun lên lá hoặc tưới lên lá giảm chỉ số bệnh lần lượt là 66 - 40%. Phun lên lá cũng làm giảm thối cổ gié 46%, tăng trọng lượng 1000 hạt và tăng năng suất 17%. Hiệu quả kích kháng của ferric

Trường ðại hc Nông nghip Hà Ni – Lun văn thc sĩ nông nghip ... 19

chloride còn tùy thuộc vào cách xử lý; ferric chloride cho hiệu quả cao nhất bằng cách phun lên lá.

Theo Ishii và cộng sự (1999) (dẫn theo Ngô Thành Trí và cộng sự, 2004), acibenzolar-S-methyl có hiệu quả kích thích tính kháng trên cây dưa chuột chống lại bệnh thán thư, bệnh ghẻ, bệnh rỉ sắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH NẤM HẠI LẠC VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TẠI VÙNG GIA LÂM HÀ NỘI VỤ XUÂN NĂM 2010 (Trang 28)