Các yếu tố ảnh hưởng quá trình quản lý đội ngũ GV THCS theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở chương dương thường tín hà nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp (Trang 35 - 40)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng quá trình quản lý đội ngũ GV THCS theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp

Công tác quản lý đội ngũ GV THCS theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có yếu tố khách quan và chủ quan.

1.5.1. Yếu tố khách quan

- Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung có sự phát triển vượt bậc. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động phải tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tất yếu, nhu cầu này tác động mạnh đến ngành giáo dục trong đó có giáo dục phổ thông. Thực trạng này đã tác động không ít đến sự phát triển ĐNGV. Việc phát triển ĐNGV phải đạt được mục tiêu thu hút, phát triển và duy trì được lực lượng giáo viên đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của ngành: cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, quản lý ngành thể hiện ra qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Đặc biệt một điều thường thấy là các văn bản được ban hành để giải quyết các hiện tượng của thực tiễn, nghĩa là nó ra đời sau thực tiễn, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng văn bản bị lạc hậu so với thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nhạy cảm với công tác quản lý giáo viên vì đây là việc quản lý những con người có tri thức cao so với mặt bằng dân trí.

- Yếu tố cạnh tranh: Hiện nay các chính sách về đãi ngộ chưa được tương xứng, vì vậy việc duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên ở vùng nông thôn, vùng khó khăn đủ về số lượng và chất lượng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng khó khăn. Hiện tượng có nhiều giáo viên xin chuyển về các vùng thuận lợi như các trường điểm, các trường trong nội thành, về các Ban ngành khác. Những giáo viên chuyển đi lại là những giáo viên có trình độ, năng lực

và kinh nghiệm. Điều đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng phát triển ĐNGV của một trường vùng nông nghiệp, vùng ngoại thành.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

a) Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

Người cán bộ quản lý trực tiếp điều hành và quản lý nhà trường, do vậy cán bộ quản lý giữ một vai trò chủ đạo, hết sức quan trọng trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên

Quản lý đội ngũ GV theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp ở trường THCS là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý giáo dục. Nếu không có người cán bộ quản lý điều hành, chỉ đạo đội ngũ theo một định hướng chung để đạt được mục tiêu thống nhất thì chất lượng giáo dục cũng không thể đạt được kết quả tốt. Nếu người quản lý tạo ra môi trường làm việc trong nhà trường thân thiện, tích cực, môi trường giáo dục lành mạnh hay không thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục nhà trường.

b) Môi trường nhân văn trong nhà trường

Môi trường nhân văn cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý. Nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu không khí làm việc trong trường chân tình, thân ái, tất cả vì học sinh, mình vì mọi người, mọi người vì mình, nội bộ đoàn kết sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác phát triển giáo viên.

c) Điều kiện cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu muốn kiểm tra, đánh giá giáo viên, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên làm việc tốt, hiệu quả cao thì cần có hệ thống cơ sở vật chất với trang thiết bị đồng bộ.

Đồng thời, khi các thông tin, dữ liệu được lưu trữ đầy đủ thì công tác phát triển giáo viên sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều.

c) Trình độ, nhận thức của đội ngũ giáo viên

Phần lớn nhận thức của đội ngũ giáo viên đều rất tốt. Họ là những người dễ tiếp thu những cái mới, hiểu được vai trò, sứ mệnh của mình trong nhà trường nên luôn cố gắng, mẫu mực trong công tác và sinh hoạt. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác phát triển giáo viên và ngược lại với những giáo viên hạn chế về trình độ nhận thức sẽ gây khó khăn thậm chí là khiếu kiện, thắc mắc không nên có.

Trong QL phát triển đội ngũ GV có thể coi các yếu tố chủ quan như là nội lực, các yếu tố khách quan là ngoại lực. Như vậy, nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoại lực là điều kiện hỗ trợ; song chúng không hề tách rời, mà luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Trong hoạt động, nhà QL cần phải biết vận dụng, kết hợp tốt, tạo nên sự giao thoa giữa yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan thì công t0ác QL đội ngũ GV theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp sẽ đạt được kết quả như mong đợi.

Tiểu kết chương 1

Quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo, khai thác ở mức độ cao nhất năng lực, tiềm năng của đội ngũ giáo viên để thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên, bằng việc phân tích, hệ thống hóa một số khái niệm có liên quan đến đề tài; Các căn cứ chủ yếu từ tổng quan nghiên cứu vấn đề, cơ sở lý luận, các khái niệm cơ bản, nội dung chủ yếu nhất về lý luận đã được trình bày trong chương này là cơ sở để tiến hành điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở chương dương thường tín hà nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)