Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở chương dương thường tín hà nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp (Trang 75 - 79)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên

a) Mục tiêu của biện pháp

Nhằm nâng cao chất lượng toàn diện ĐNGV, trọng tâm là nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học, giáo dục và đạo đức tác phong theo chuẩn nghề nghiệp.

b). Nội dung

Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên theo định hướng năng lực nghề nghiệp theo hằng năm và theo chu kỳ.

Xác định rõ nội dung đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo, bồi dưỡng nguồn CBQL; đào tạo, bồi dưỡng trình độ trên chuẩn; bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị; trình độ quản lý giáo dục; bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhằm nâng cao nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng theo chuyên đề các môn học…

Lựa chọn các hình thức đào tạo bồi dưỡng phù hợp: đào tạo, bồi dưỡng dài hạn tập trung và không tập trung; bồi dưỡng ngắn hạn do Phòng GD&ĐT tổ chức hàng năm; bồi dưỡng do nhà trường tổ chức và tự bồi dưỡng của giáo viên.

Nhà trường căn cứ vào việc phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ để thiết lập nội dung, hình thức đào tạo bồi dưỡng cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, đặc biệt đào tạo bồi dưỡng nâng chuẩn, tránh tình trạng ồ

ạt gây khó khăn trong việc bố trí chuyên môn, phải thực hiện sao cho sự xáo trộn là ít nhất.

c) Cách tiến hành biện pháp

Thực hiện đào tạo bồi dưỡng cụ thể như sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng CBQL, nguồn CBQL: tập trung vào bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị theo chương trình trung cấp, bồi dưỡng trình độ quản lý GD. Ngoài việc bồi dưỡng chính trị, việc bồi dưỡng trình độ quản lý nhà trường là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi CBQL. Cần khuyến khích CBQL, nguồn CBQL theo học các lớp cử nhân, Thạc sĩ QLGD tại Học viện Quản lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Hà Nội,… nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên: Đây là nội dung quan trọng nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Cần tổ chức cho giáo viên đi học ký cam kết chấp hành nội quy học tập, đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Kết quả học tập, rèn luyện phải được thông báo kịp thời về trường,.

- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ (bồi dưỡng hè): trên cơ sở đánh giá phân loại giáo viên hàng năm, trường thực hiện nghiêm túc các văn bản về bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên đăng ký theo các chuyên đề bồi dưỡng, tập trung chủ yếu về bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống;

bồi dưỡng về nghiệp vụ, năng lực sư phạm; bồi dưỡng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Về bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực sư phạm: tập trung vào các nội dung đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; các kỹ năng lập kế hoạch dạy học và giáo dục; kỹ năng làm các loại hồ sơ chuyên môn; kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp; giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.

Trước mỗi đợt bồi dưỡng, hiệu trưởng nhà trường cần tổ chức quán triệt kỹ lưỡng mục đích yêu cầu, nội dung bồi dưỡng, chuẩn bị các điều kiện về tài liệu, kinh phí cho giáo viên tham gia bồi dưỡng.. Cần có hệ thống giám sát, kiểm tra, đôn đốc quá trình bồi dưỡng, tập huấn. Tổ chức đánh giá (viết thu hoạch) một cách nghiêm túc, khách quan sẽ có tác động tích cực tới hiệu quả đợt bồi dưỡng. Kết quả bồi dưỡng được thông báo cụ thể tới trường, tới từng giáo viên, lưu hồ sơ viên chức, làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại giáo viên, đánh giá thi đua cuối năm.

- Bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên và CBQL đáp ứng cho việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác các phần mềm hỗ trợ dạy học, góp phần tích cực đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ tay nghề cho giáo viên. Để làm tốt nội dung này, nhà trường cần phối hợp với các Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ hoặc kết hợp cùng với một số trường tổ chức các lớp bồi dưỡng theo đúng quy trình, đảm bảo nghiêm túc trong giảng dạy, học tập, kiểm tra đánh giá, cấp chứng chỉ sau khi kết thúc khoá bồi dưỡng.

- Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại trường theo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn: đây là biện pháp phù hợp và thiết thực nhất để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

- Tăng cường đổi mới nội dung, phương thức dự giờ, thăm lớp; kết hợp thanh tra định kỳ và thanh tra đột xuất việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên sẽ có tác động tích cực cho việc tự bồi dưỡng, tự trau dồi trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng giáo viên. Việc đánh giá rút kinh nghiệm sau thanh tra, kiểm tra cần theo hướng động viên khích lệ, tránh việc chỉ trích, gây tâm lý ức chế, căng thẳng cho giáo viên.

- Tổ chức thi giáo viên giỏi các cấp theo Điều lệ của Bộ GD&ĐT, coi đây là một hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao trình độ kiến thức, kĩ năng

sư phạm cho giáo viên. Hoạt động này cần làm tốt ở cả ba cấp, cấp trường, cấp huyện và cấp thành phố. Qua hoạt động này giáo viên có thể thấy được trình độ chuyên môn nhiệm vụ của mình đang ở mức nào và từ đó có sự cố gắng phấn đấu vươn lên.

- Nâng cao ý thức tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên là con đường ngắn nhất, giúp cho mỗi giáo viên trưởng thành, vững vàng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức cho giáo viên đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp đảm bảo đúng quy trình, tạo điều kiện tốt nhất, hướng dẫn chi tiết để giáo viên có thể xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng một cách sát thực nhất theo từng tiêu chuẩn, tiêu chí. Tổ chức thi đua viết sáng kiến kinh nghiệm và thông tin khoa học, coi đây là một trong những con đường tự bồi dưỡng thiết thực và hiệu quả có tác dụng nâng cao khả năng NCKH cho mỗi giáo viên.

d) Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện tốt các nội dung trên cần chú trọng các vấn đề sau:

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trườnggvới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng.

- Có sự chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ Phòng GD&ĐT tới trường, tới từng giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng cho giáo viên.

- Thực hiện việc phân công chuyên môn hợp lý, khoa học; tạo điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng yên tâm công tác, vừa học tập vừa công tác tốt.

- Gắn việc đào tạo, bồi dưỡng của các trường với đánh giá thi đua cuối năm, tạo động lực thúc đẩy hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên.

- Có chính sách khuyến khích về nâng lương, về bố trí công việc phù hợp với trình độ và năng lực, hỗ trợ kinh phí cho những giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng trên chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở chương dương thường tín hà nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)