Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG
3.4. Khảo sát mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
Đê khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đội ngũ GV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp, tác giả xin ý kiến của 02 CBQL và 33 GV ở trường THCS Chương Dương. Quá trình khảo sát được tiến hành như sau:
- Bước 1: Lập phiếu điều tra - Bước 2: Chọn đối tượng điều tra - Bước 3: Phát phiếu điều tra
- Bước 4: Thu phiếu điều tra, xử lí số liệu
Kết quả khảo sát các biện pháp do tác giả đề xuất là cấp thiết và khả thi đối với công tác quản lí đội ngũ GV trường THCS Chương Dương theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp.
+ Đánh giá về tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: Cần thiết , ít cần thiết, không cần thiết.
+ Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp đề xuất ở 3 mức độ: khả thi, ít khả thi, ít khả thi.
3.4.2. Kết quả khảo sát
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp
TT Biện pháp
Tính cần thiết (%) (n=35)
Tính khả thi (%) (n=35) Cần
thiết 3
Ít cần thiết
2
Không cần thiết
1
Khả thi
3
Ít khả thi
2
Không khả thi
1
1
Đổi mới công tác lập kế hoạch quản lí đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp theo từng giai đoạn
94,3 5,7 0 91,4 8,6 0
2
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên
91,4 8,6 0 82,9 17,1 0
3
Đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dựa trên nghiên cứu bài học
94,3 5,7 0 77,1 22,9 0
4
Tạo môi trường công tác và tạo động lực phát triển cho giáo viên theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp
91,4 8,6 0 80 20 0
5
Cụ thể hóa các chuẩn nghề nghiệp thành định hướng phát triển năng lực để môi GV phấn đấu, rèn luyện; Cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu của kiểm tra và đánh giá chuyên môn nghiệp vụ phù hợp các tiêu chí của chuẩn giáo viên
97,1 2,9 0 77,1 22,9 0
6
Đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính; Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp
94,3 5,7 0 48,6 40 11,4
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 ta thấy các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết, chiếm tỉ lệ % rất cao. Biện pháp 1,2,3,4,5 đều có tính khả thi cao. Tuy nhiên biện pháp 6 mức độ cần thiết là rất lớn, nhưng mức độ khả thi lại không được đánh giá cao, một số GV còn cho rằng không khả thi, bới vì ngân sách của nhà trường có hạn, HS chủ yếu con em làm nông nghiệp, các khoản thu xã hội hóa ít, trang thiết bị học tập chỉ có tác dụng hỗ trợ và nâng cao chất lượng giáo dục chứ không phải là nhân tố chính.
Những biện pháp đề xuất ở đây không phải hoàn toàn mới, có những biện pháp nằm trong kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT Thường Tín. Nhưng các biện pháp này được vận dụng sát với tình hình thực tế tại trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội theo một hướng chính là phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường. Kết quả khảo sát vừa nêu trên chỉ là những đánh giá dựa vào kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường. Do đó chắc chắn còn cần phải có thời gian để thực nghiệm, cải tiến và phát triển những biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên nêu trên để có hiệu quả cao hơn.
Biểu đồ 3.1: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội
Kết quả khảo sát thu được ở trên chứng tỏ hệ thống các biện pháp được đề xuất là phù hợp, đáp ứng mong mỏi của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên trường THCS Chương Dương hiện nay. Tuy nhiên các biện pháp đó thực sự hiệu quả hay không cần phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa ngành GD&ĐT với các ban ngành đoàn thể trong xã. Mặt khác cán bộ quản lý của trường THCS Chương Dương cũng phải biết vận dụng đồng bộ, phối hợp các biện pháp một cách linh hoạt sáng tạo, linh hoạt để có kết quả cao.
Tiểu kết chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các biện pháp quản lí ĐNGV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội. Đề tài đã đề xuất 6 biện pháp quản lí ĐNGV trường THCS Chương Dương theo hướng phát triển năng lực nghề nghiệp. Qua kết quả khảo sát có thể khẳng định các biện pháp quản lí ĐNGV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội trong luận văn đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi ở mức độ cao.
Những biện pháp đề xuất trên khi được triển khai thực hiện sẽ có tác dụng thiết thực đối với việc phát triển ĐNGV đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới.
Những biện pháp nghiên cứu trên mới chỉ là bước khởi đầu, cần có sự quan tâm giúp đỡ của các cấp các ngành và sự phối hợp hưởng ứng một cách tích cực, tự giác của đội ngũ CBQL, giáo viên ở trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội, đồng thời bản thân tác giả phải tiếp tục nghiên cứu để đạt được kết quả thiết thực đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.