Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG THCS CHƯƠNG DƯƠNG - THƯỜNG TÍN - HÀ NỘI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
2.3. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội
Để đánh giá năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV trong nhà trường trên cơ sở Phụ lục kèm theo của Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tác giả đã tiến hành khảo sát như sau:
- Nội dung khảo sát gồm: 06 tiêu chuẩn, tổng 25 tiêu chí về Chuẩn năng lực nghề nghiệp của GV
- Đối tượng khảo sát: 02 cán bộ quản lí và 33 GV của trường
- Mức độ đánh giá: 04 mức độ (Rất tốt, Tốt, Bình thường, Chưa tốt) 2.3.1. Tư tưởng, đạo đức, phẩm chất chính trị của GV
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát giáo viên về thực trạng phẩm chất chính, đạo đức, lối sống của đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương
TT Nội dung. Tiêu chuẩn 1
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Mức độ đánh giá(%) (n-=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
1
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội ; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân
62.9 22.9 14.2 0
TT Nội dung. Tiêu chuẩn 1
Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Mức độ đánh giá(%) (n-=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
2
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề d chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành;
có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh
51.4 28.6 20 0
3
Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh
Thương yêu, tôn trọng, đối sử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
28.6 28.5 42.9 0
4
Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
17.1 42.9 31.4 8.6
5
Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
62,9 20 17,1 0
Qua bảng số liệu 2.13 trên ta thấy trong tiêu chuẩn 1 các hoạt động 1,2,5 đều chiếm tỉ lệ cao, các giáo viên đều muốn gắn bó với nghề, có lối sống tác phong chuẩn mực, có đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên “Ứng xử với học sinh”
ở mức độ bình thường vẫn chiếm tỉ lệ cao, một số GV vẫn chưa dân chủ trong quan hệ thầy trò, chưa tìm hiểu hết được hoàn cảnh cũng như phát huy được năng lực học tập của HS.; về ứng xử với đồng nghiệp vẫn còn 40% giáo viên chưa đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, thường mạnh ai người ấy làm, chưa có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
2.3.2. Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục
Bảng 2.14: Kết quả khảo sát giáo viên về thực trạng năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục của đội ngũ giáo viên
trường THCS Chương Dương
TT
Nội dung: Tiêu chuẩn 2 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi
trường giáo dục
Mức độ đánh giá(%) Rất
tốt 4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
1
Tiêu chí 6.Tìm hiểu đối tượng giáo dục Có phương pháp thu thập và sử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
22,9 31,4 37,1 8,6
2
Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục Có phương pháp thu thập và sử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
37,1 22,9 34,3 5,7
Qua bảng số liệu 2.14 ta thấy trong tiêu chuẩn 2 “Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục” thì tiêu chí 6 về tìm hiểu đối tượng giáo dục có 54,3% ý kiến cho là rất tốt và tốt, điều này chỉ GV chủ nhiệm và GV tổng phụ trách là làm tốt nhất, còn lại một bộ phận lớn GV chỉ coi việc giảng dạy theo đúng chương trình, chuyên môn được phân công, đến tiết dạy là lên lớp, không quan tâm tìm hiểu hoàn cảnh cũng như tâm tư nguyện vọng, lắng nghe ý kiến của HS, coi việc này là việc của GV chủ nhiệm. Tiêu chí 7 vẫn còn 5.7% GV chưa có phương pháp thu thập và xử lý thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương,, những GV này không ở địa phương, một bộ phận không nhỏ GV
vẫn thờ ơ, không quan tâm tới điều kiện, môi trường, văn hóa xã hội của địa phương để sử dụng các thông tin vào trong dạy học, giáo dục.
2.3.3. Năng lực dạy học.
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát giáo viên về thực trạng năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội
TT Nội dung: Tiêu chuẩn 3 Năng lực dạy học
Mức độ đánh giá(%) (n=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
1
Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục;
phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cự nhận thức của học sinh
62,9 25,7 11,4 0
2
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
65,7 28,6 5,7 0
3
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
68,6 31,4 0 0
4
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh
17,2 31,4 31,4 20
TT Nội dung: Tiêu chuẩn 3 Năng lực dạy học
Mức độ đánh giá(%) (n=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
5
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học.
20 42,9 22,9 14.2
6
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, thuận lợi, an toàn lành mạnh.
51,4 34,3 14,3 0
7
Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định.
57,1 40 2,9 0
8
Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học
22,9 31,4 34,3 11,4
Qua bảng số liệu 2.15 ta thấy trong tiêu chuẩn 3 “Năng lực dạy học” thì đa số các giáo viên được khảo sát đều cho rằng việc xây dựng kế hoạch dạy học, dạy học theo đúng chương trình, hồ sơ giáo án được thực hiện tốt và rất tốt. Hoạt động 4, 5 (Tiêu chí 11, 12) số GV vận dụng các phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực của HS chưa cao; sử dụng phương tiện dạy học ở mức độ bình thường và chưa tốt chiếm tỉ lệ cao 37,1%. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển năng lực cũng chưa được các GV quan tâm và đánh giá đúng, chưa khách quan.
2.3.4. Năng lực giáo dục
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát giáo viên về thực trạng năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương - Thường Tín - Hà Nội
TT Nội dung: Tiêu chuẩn 4 Năng lực giáo dục
Mức độ đánh giá(%) (n=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
1
Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục.
Kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
63,2 26,3 10,5 0
2
Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
22,9 31,4 45,7 0
3
Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
31,4 25,7 42,9 0
4
Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng
Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng như: Lao động công ích, hoạt động xã hội…theo kế hoạch đã xây dựng.
26,8 31,4 31,4 8,6
5
Tiêu chí 20.Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục.
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
37,1 34,3 31,4 0
6
Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh
42,9 48,6 8,6 0
Qua bảng khảo sát 2.16 cho thấy trong tiêu chuẩn 4 thực trạng về năng lực giáo dục của GV được đánh giá ở mức độ “Tốt” và “Rất tốt” chiếm tương đối. Nhìn chung năng lực giáo dục của các GV trong nhà trường chưa cao, tất cả mọi hoạt động chủ yếu ở mức độ bình thường, GV có hoạt động, nhưng chỉ mang tính bắt buộc, hình thức. Riêng hoạt động 6 (Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS) là được các GV đánh giá cao, các GV đều đã đánh giá khách quan, công bằng.
Nhìn chung giáo viên nhà trường đã xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục tốt, vận dụng tốt các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Trong đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh thì thực hiện một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên giáo dục học sinh qua các hoạt động trong cộng đồng như: Lao động công ích, hoạt động xã hội…theo kế hoạch đã xây dựng, giáo dục qua các hoạt động giáo dục chưa tốt điều này cần khắc phục trong công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên nhà trường.
2.3.5. Năng lực hoạt động chính trị, xã hội.
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát giáo viên về thực trạng năng lực hoạt động chính trị, xã hội của đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương
Thường Tín - Hà Nội
TT Nội dung. Tiêu chuẩn 5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
Mức độ đánh giá(%) (n=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
1
Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng .
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
17,1 25,7 48,6 8,6
TT Nội dung. Tiêu chuẩn 5 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội
Mức độ đánh giá(%) (n=35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
2
Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
8.6 37,1 40 14,3
Qua bảng khảo sát 2.17 và cho thấy trong tiêu chuẩn 5 về “Năng lực hoạt động chính trị, xã hội được đánh giá đa số ở mức độ “Bình thường” và “ chưa tốt”. Điều đó cho thấy giáo viên trường THCS Chương Dương cũng đã phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường,…nhưng chưa được chú trọng, các GV tham gia các hoạt động ngoài nhà trường chưa nhiều, chưa xây dựng cùng cộng đồng xã hội, chưa phát huy hết năng lực hoạt động xã hội của mình.
Thực tế hơn 10 năm công tác tại nhà trường, tác giả thấy sự tham gia các hoạt động chính trị trong và ngoài nhà trường của các GV chỉ tham gia có hình thức, tham gia bắt buộc khi nhà trường có phong trào, khi địa phương tổ chức. Việc phối hợp với gia đình học sinh cũng chỉ ở những GV chủ nhiệm và GV địa phương là chính. Các GV bộ môn coi như đây không phải là nhiệm vụ của mình mặc dù nhà trường cũng có những kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương trong việc cho GV tham gia các hoạt động của địa phương như kỉ niệm những ngày lễ, ngày hội làng,...
2.3.6. Năng lực phát triển nghề nghiệp
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát giáo viên về thực trạng năng lực phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên trường THCS Chương Dương
Thường Tín - Hà Nội
TT Nội dung. Tiêu chuẩn 6 Năng lực phát triển nghề nghiệp
Mức độ đánh giá(%) (n= 35) Rất tốt
4
Tốt 3
Bình thường
2
Chưa tốt
1
1
Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
17,1 34,3 28,6 20
2
Tiêu chí 25. Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
11,4 37,1 42,9 8,6
Qua bảng số liệu 2.18 cho thấy kết quả là năng lực tự đánh giá, tự học, tự rèn luyện, năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục được đánh giá ở mức độ chưa cao, mức độ chưa tốt chiếm tới 20%;
năng lực phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục cũng còn chưa tốt điều này chưa thể là một thuận lợi trong công tác phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên trường THCS Chương Dương theo yêu cầu đổi mới giáo dục.