Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.2.5. Biện pháp 5: Cụ thể hóa các chuẩn nghề nghiệp thành định hướng phát triển năng lực để môi GV phấn đấu, rèn luyện; Cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu của kiểm tra và đánh giá chuyên môn nghiệp vụ phù hợp các tiêu chí của chuẩn giáo viên
a) Mục tiêu của biện pháp
Đưa ra các tiêu chí về năng lực nghề nghiệp là cái đích về chất lượng đội ngũ mà người giáo viên THCS phải đạt tới, với những giáo viên chưa đạt chuẩn bản thân xác định được các tiêu chí, năng lực, phẩm chất chưa đạt sẽ có kế hoạch bồi dưỡng để đạt chuẩn với những giáo viên đã đạt chuẩn vẫn có thể căn cứ vào đó để phấn đấu vượt chuẩn.
Đánh giá đúng thực chất, khách quan chất lượng ĐNGV. Thông qua việc đánh giá, xếp loại ĐNGV theo các tiêu chuẩn, tiêu chí (theo Thông tư số 29/2009/TT- BGDĐT và Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT giúp giáo viên thấy rõ được mình đang ở chuẩn nào (hay chưa đạt chuẩn), từ đó có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để nâng chuẩn cao hơn. Từ đó giúp cho giáo viên, CBQL và nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, làm căn cứ để đánh giá xếp loại thi đua cuối kỳ, cuối năm.
b) Nội dung
Thanh tra, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên theo Thông tư số 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục.
Trọng tâm là kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy chế các kỳ thi, việc thực hiện quy định của Bộ GD&ĐT về chương trình giảng dạy, quản lý chặt chẽ hoạt động dạy thêm, học thêm, thực hiện quy chế của nhà trường, đặc biệt là yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
c) Cách thực hiện biện pháp
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn theo quy định, đó là việc thực hiện, hoàn thiện các loại hồ sơ được phân công, phụ trách như các loại hồ sơ cá nhân, giáo án, sổ đầu bài, sổ điểm, học bạ của học sinh.
Kiểm tra nền nếp giảng dạy và giáo dục, tăng cường thăm lớp dự giờ, kiểm tra việc thực hiện giờ lên lớp và các hoạt động khác của nhà trường như vệ sinh khung cảnh nhà trường, việc thực hiện các hoạt động đầu giờ, giữa giờ…
Kiểm tra chất lượng giờ dạy, chất lượng các hoạt động giáo dục. Ngoài ra, còn phải xem xét việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục khác, nhất là hoạt động đóng góp và sự phối hợp của giáo viên với của tập thể sư phạm; Kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục trong nhà trường.
Việc đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viênTHCS cần tổ chức thực hiện đúng quy trình, đúng văn bản chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Thường Tín.
Việc thực hiện đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng được thực hiện theo quy trình sau:
- Đại diện của cấp uỷ Đảng hoặc ban chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì tổ chức cho Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu (do Bộ
GD&ĐT quy định); giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá Hiệu trưởng theo mẫu phiếu quy định; Phó Hiệu trưởng, cấp uỷ Đảng, ban chấp hành Công đoàn và ban chấp hành Đoàn Thanh niên Hồ Chí Minh, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá Hiệu trưởng của giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho Hiệu trưởng theo mẫu phiếu quy định.
- Trưởng Phòng GD&ĐT chủ trì tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của Hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo mẫu phiếu quy định; thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới Hiệu trưởng, tới tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
Việc đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS thực hiện đánh giá theo 3 bước:
- Bước 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo phiếu đánh giá quy định;
- Bước 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu quy định;
- Bước 3: Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại giáo viên theo mẫu phiếu quy định; kết quả được thông báo cho giáo viên, tổ chuyên môn và báo cáo lên Phòng GD&ĐT.
Để đạt được mục đích kiểm tra, đánh giá phải nắm bắt được các nguồn thông tin, các minh chứng, đặc biệt là thông tin ngược một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan để đề ra các quyết định đúng đắn phù hợp và từ đó cho từng cá nhân thấy được những ưu, nhược điểm của mình để có biện pháp tự điều chỉnh hoặc người kiểm tra đánh giá giúp họ điều chỉnh nhằm một mục đích cho bản thân được hoàn thiện hơn, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục góp phần cùng tập thể nhà trường phát triển.
d) Điều kiện thực hiện
Nhà trường triển khai kỹ lưỡng các văn bản về thanh tra, kiểm tra; đánh giá xếp loại giáo viên; đánh giá xếp loại công chức, viên chức; đánh giá xếp loại hiệu trưởng theo chuẩn Hiệu trưởng THCS, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS tới từng giáo viên. chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ cho việc đánh giá.
Phòng GD&ĐT chỉ đạo chặt chẽ, xây dựng cụ thể hoá nội dung, quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên, chỉ đạo các nhà trường thực hiện tốt công tác tự kiểm tra đánh giá và xếp loại Hiệu trưởng, giáo viên hằng năm theo chuẩn quy định. BGH nhà trường cụ thể hoá các nội dung kiểm tra đánh giá, xếp loại giáo viên trong từng học kỳ và cả năm học.
Kết hợp tốt các hình thức đánh giá giáo viên theo chuẩn với đánh giá xếp loại giáo viên phổ thông theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ; đánh giá công chức, viên chức theo quy định.