Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 23 - 26)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân

Trường tiểu học là cơ sở giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.

Trường tiểu học có nhiệm vụ và quyền hạn sau: [9]

- Tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

- Huy động trẻ em đi học đúng độ tuổi, vận động trẻ em khuyết tật, trẻ em đã bỏ học đến trường, thực hiện phổ cập giáo dục và chống mù chữ trong cộng đồng. Nhận bảo trợ và giúp các cơ quan có thẩm quyền quản lí các hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học theo sự phân công của cấp có thẩm quyền. Tổ chức kiểm tra và công nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh trong nhà trường và trẻ em trong địa bàn trường được phân công phụ trách.

- Xây dựng, phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiệm vụ phát triển giáo dục của địa phương.

- Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.

- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

- Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với gia đình, các tổ chức và cá nhân trong cộng đồng thực hiện hoạt động giáo dục.

- Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng.

- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

1.3.2. Nhiệ vụ và quyền hạn của giáo viên tiểu học

Đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục.

Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Do vậy, giáo viên tiểu học càng có vị trí, vai trò to lớn. Giáo viên tiểu học là người góp phần quyết định trong việc thực hiện có chất lượng hoạt động dạy và học, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học.

Giáo viên tiểu học có các nhiệm vụ sau: [9]

- Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại HS; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

- Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp.

- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương.

- Rèn luyện sức khoẻ, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.

- Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành, các quyết định của hiệu trưởng; nhận nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lí giáo dục.

- Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.

* Giáo viên tiểu học có các quyền sau: [9]

- Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;

được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo quy định khi được cử đi học.

- Được hưởng tiền lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định của Chính phủ. Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách quy định đối với nhà giáo.

- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.

- Được thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Khác với những cấp học khác, GVTH hầu như phải dạy nhiều môn học, họ không chỉ dạy chữ mà phải triển khai nhiều nội dung giáo dục để trẻ phát triển toàn diện. Chính vì thế, kiến thức mà người GVTH cần tích luỹ và cập nhật thường xuyên phải hết sức đa dạng, phong phú, đòi hỏi người giáo viên phải có tinh thần ham học hỏi, có kĩ năng biến thông tin thành kiến thức, biết chắt lọc kiến thức phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Người GVTH dạy học sinh không chỉ bằng vốn tri thức của mình mà còn bằng chính nhân cách của mình. Mỗi chúng ta đều thấy rõ rằng, rất nhiều hiểu biết, kĩ năng và thói quen tốt đẹp đã được hình thành từ cấp học này và theo ta suốt cả cuộc đời.

Đối với lứa tuổi học sinh tiểu học thì mọi lời nói, cử chỉ, cuộc sống của thầy, cô ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Nói cách khác, người thầy không chỉ có nhiệm vụ dạy chữ mà còn cả nhiệm vụ dạy người.

Bên cạnh đó, trong hoạt động dạy học, giáo dục hàng ngày, người GVTH phải xử lý hàng loạt các mối quan hệ xã hội: quan hệ với học sinh, cha mẹ học sinh, đồng nghiệp, nhà trường, cộng đồng xã hội,... Do đó người giáo viên không chỉ là nhà giáo dục mà còn là nhà hoạt động chính trị, xã hội ở địa phương.

Trước bối cảnh cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, thế giới đang hướng tới kinh tế tri thức và xã hội học tập, đất nước đang trong thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu ngày càng cao về phẩm chất, nhân cách và năng lực nghề nghiệp đối với người giáo viên nói chung và GVTH nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)