Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 49)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

2.1. Khái quát tình hình kinh tế-xã hội và giáo dục thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

. . . Đặc điể t nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km. Phía tây giáp huyện Yên Phong, phía nam giáp huyện Tiên Du, phía đông giáp huyện Quế võ, phía bắc giáp huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Về địa hình, thành phố Bắc Ninh nằm ở trung tâm đồng bằng của hạ lưu sông Cầu và đồng bằng trung du Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên là 82,61km2 với 19 đơn vị hành chính gồm 16 phường, 3 xã.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Ninh là rất thuận lợi, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đối với giáo dục lại ảnh hưởng tích cực đến việc đi lại của học sinh và sự phân công giáo viên, cán bộ quản lý.

Về kinh tế

Nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 27,5%. Trên địa bàn thành phố có 2 khu công nghiệp tập trung, 5 cụm công nghiệp, 1 làng nghề bao gồm 229 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thu hút và giải quyết việc làm cho gần 30.000 lao động. Nhằm khắc phục những khó khăn do suy giảm kinh tế và đình trệ sản xuất công nghiệp, thành phố đã phối hợp với các ngành, các địa phương và chỉ đạo các cơ quan chức năng tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, thông tin thị trường, đảm bảo an ninh trật tự và từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp làng nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ cho hợp lý trên cơ sơ ứng dụng khoa học công nghệ. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, mở rộng diện tích cây vụ đông tăng giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ có nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm ước đạt 24,8%.

Thương mại và dịch vụ được thành phố quan tâm chỉ đạo và tiếp tục có bước phát triển. Khuyến khích phát triển các loại hình thương mại dịch vụ; hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ từng bước được đầu tư xây dựng.

Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân của thành phố chuyển dịch theo hướng tỉ trọng công nghiệp tăng dần đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân được tăng lên, có điều kiện chăm lo việc học tập của con em.

Về văn hoá - xã hội

Thành phố Bắc Ninh có lịch sử văn hoá lâu đời, là quê hương Quan họ, một vùng đất lịch sử rất mực anh hùng, một vùng văn hoá là nền tảng của văn hoá, văn minh Đại Việt - Thăng Long, một địa bàn giao lưu với nhiều nền văn hoá và luôn chứng tỏ một bản lĩnh văn hoá vững vàng, mang bản sắc riêng.

Bắc Ninh là miền đất ''địa linh nhân kiệt'' một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng, có truyền thống hiếu học, khoa bảng nổi tiếng của cả nước, là nơi sinh ra "Một giỏ ông đồ, một bồ ông cống, một đống ông nghè, một bè tiến sĩ, một bị trạng nguyên, một thuyền bảng nhãn''.

Tình hình an ninh, chính trị ổn định, giữ vững. Bộ mặt làng quê thay đổi rõ nét. Phong tục, tập quán, lễ hội của làng quan họ đậm đà bản sắc dân tộc.

* Tuy nhiên, thành phố Bắc Ninh đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Đó là:

+ Nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng chưa thật bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chưa đồng bộ.

+ Việc ứng dụng tiến bộ KH-KT mới vào sản xuất và đời sống còn hạn chế. Môi trường ở một số cơ sở đang bị xâm hại, nhất là ở các làng nghề.

Tình trạng không có việc làm ở đô thị và thừa nhân công ở nông thôn càng trở nên gay gắt. Một bộ phận nhân dân còn khó khăn về đời sống do một số địa phương lấy đất để xây dựng các khu công nghiệp.

+ Một số tệ nạn xã hội như ma tuý, văn hoá độc hại, ... tác động xấu đến tư tưởng, đạo đức của một bộ phận người dân và học sinh.

+ Công tác tổ chức cán bộ còn hạn chế, xây dựng quy hoạch chậm, cơ cấu cán bộ chưa hợp lí.

2.1.2. C cấu tổ chức, chức năng, nhiệ vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Bắc Ninh

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Phòng GD&ĐT thành phố Bắc Ninh gồm 20 cán bộ công chức, viên chức, trong đó: 1 trưởng phòng, 3 phó trưởng phòng.

Biên chế công chức: 9; trưng tập từ các trường: 11.

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 3 ; đại học: 17.

2.1.2.2. Vị trí, chức năng

Phòng GD&ĐT là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GD&ĐT (trừ đào tạo nghề) tại địa phương; về các dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo uỷ quyền của UBND thành phố.

Phòng GD&ĐT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;

chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở GD&ĐT.

2.1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Trình UBND thành phố các văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế chính sách pháp luật, các quy định của UBND tỉnh và Sở GD&ĐT về hoạt động giáo dục trên địa bàn và chịu trách nhiệm sau khi được ban hành.

Trình UBND thành phố quyết định kế hoạch 5 năm, hàng năm và chương trình cải cách hành chính Nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT trên địa bàn;

tổ chức thực hiện khi được phê duyệt.

Về quản lý giáo dục phổ thông, mầm non:

- Trình UBND thành phố về quy hoạch mạng lưới các trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non và cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn.

- Thẩm định và chịu trách nhiệm nội dung thẩm định các đề án, hồ sơ thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể các trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non và cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn, trình chủ tịch UBND thành phố quyết định.

- Hướng dẫn, kiểm tra UBND phường (xã) thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn phường (xã).

- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục trên địa bàn thành phố theo phân cấp của UBND tỉnh và phân công của UBND thành phố;

xét duyệt điều động giáo viên mầm non hợp đồng ngoài biên chế. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.

- Hướng dẫn kiểm tra các cơ sở GD&ĐT công lập thuộc phạm vi quản lý của thành phố, xây dựng kế hoạch biên chế sự nghiệp giáo dục hàng năm để UBND thành phố trình cấp có thẩm quyền quyết định; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục thuộc địa phương quản lý.

- Tổ chức dự toán ngân sách giáo dục, dự toán chi các chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm về giáo dục của thành phố gửi cơ quan chuyên môn

của UBND thành phố theo quy định của pháp luật. Sau khi được giao dự toán ngân sách, phối hợp với cơ quan đó phân bổ ngân sách giáo dục, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.

- Tổ chức thực hiện công tác phổ cập giáo dục và thực hiện xã hội hoá các hoạt động giáo dục và đào tạo trên địa bàn thành phố theo chỉ đạo của UBND thành phố và Sở GD&ĐT.

- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến trong giáo dục, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương;

hướng dẫn, chỉ đạo phong trào thi đua của ngành, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến về giáo dục trên địa bàn thành phố.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật về lĩnh vực GD&ĐT; giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao với UBND thành phố và Sở GD&ĐT.

- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và tài chính, tài sản được giao cho cơ quan Phòng GD&ĐT, theo quy định của pháp luật và phân công của UBND thành phố.

Thực hiện những nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao.

2.1.3. Tình hình giáo dục tiểu học của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, giáo dục và đào tạo thành phố Bắc Ninh nói chung, giáo dục tiểu học nói riêng trong những năm gần đây đã phát triển đồng bộ, vững chắc và đạt được những thành tựu đáng kể, luôn xứng đáng là đơn vị dẫn đầu phong trào giáo dục tiểu học của tỉnh Bắc Ninh.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục tiểu học, cấp học nền tảng, cấp ủy Đảng, chính quyền, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã hội luôn quan

tâm, đầu tư. Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho giáo dục tiểu học. Tình hình cụ thể như sau:

* Quy mô trường lớp

Bảng 2.1. Thống kê trường, lớp, học sinh cấp tiểu học

Năm học Trường Lớp HS TB

HS/lớp

Học 2 buổi/ngày Bán trú

TSHS (% TSHS (%)

2011-2012 22 368 12 805 34.8 12 335 96,3 2 760 21,6 2012-2013 22 379 13 546 35.7 13 546 100 3 141 23.2 2013-2014 23 405 14 820 36.6 14 820 100 4 057 27.4 2014-2015 23 411 15 625 38.0 15 625 100 4 707 30.1 2015-2016 23 425 16 823 39.6 16 823 100 6 325 37.6

(Nguồn Sở GD&ĐT Bắc Ninh) Qua bảng 2.1 cho thấy quy mô trường, lớp cấp tiểu của thành phố Bắc Ninh ngày càng tăng (năm 2013-2014 tăng 1 trường), sau 5 năm tăng 57 lớp, 4018 học sinh; từ năm học 2012-2013, 100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, tỷ lệ học sinh bán trú ngày càng tăng (từ 21,6% năm học 2011- 2012 lên 37% năm học 2015-2016), đáp ứng cho việc dạy học cả ngày và nhu cầu của cha mẹ học sinh. Tuy nhiên, do cơ sở vật chất còn thiếu nên việc tổ chức bán trú chưa đáp ứng nhu cầu của cha mẹ học sinh, nhiều cha mẹ học sinh xin con đến học tại các trường trung tâm có tổ chức bán trú dẫn đến tình trạng chạy trường, các trường ở trung tâm luôn quá tải. Bên cạnh đó, tỷ lệ học sinh/lớp ngày càng cao, vượt quá quy định của Điều lệ trường tiểu học (từ 34,8HS/lớp năm học 2011-2012 lên 39,6HS/lớp năm học 2015-2016). Điều đó cho thấy dân số của thành phố tăng nhanh, cơ sở vật chất và ĐNGV chưa đáp ứng sự tăng dân số.

* Cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất ngày càng được tăng cường theo hướng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, kiên cố hóa, hiện đại hoá.

Bảng 2.2. Thống kê phòng học, phòng chức năng cấp tiểu học

(Nguồn Sở GD&ĐT Bắc Ninh) Qua bảng 2.2 cho thấy, cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy trong các trường tiểu học của thành phố đã tăng mạnh, 100% số trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó 15 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (chiếm 65,2%);

sau 5 năm tăng 81 phòng học (gồm 66 phòng học cơ bản và 15 phòng học chức năng), số phòng học cấp 4 giảm (chỉ còn 1 phòng). Số phòng học cơ bản gần đủ cho mỗi lớp 1 phòng học, đáp ứng cho dạy học 2 buổi/ngày; tỉ lệ kiên cố hóa cao, các phòng dạy tin học và ngoại ngữ được đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học hiện đại phục vụ giảng dạy. Có được cơ sở vật chất như vậy do cấp uỷ, chính quyền và cha mẹ học sinh quan tâm đầu tư. Tuy nhiên, do tăng nhanh về số lớp, số học sinh nên một số trường tiểu học chưa đủ mỗi lớp một phòng học (thiếu 7 phòng học cơ bản và 25 phòng học chức năng) làm ảnh hưởng đến tổ chức dạy học toàn diện.

Năm học

Trường chuẩn

quốc gia Phòng học cơ bản Phòng học chức năng TS

trường TH

Số trường đạt CQG

TS Trên cấp 4

Cấp 4

Tỉ lệ phòng

/lớp

Âm nhạc

thuật

Ngoại ngữ

Tin Mức học

độ 1 Mức

độ 2

2011-2012 22 11 11 353 347 6 0.96 14 9 8 25 2012-2013 22 10 12 374 373 1 0.99 12 8 10 24 2013-2014 23 10 13 396 395 1 0.98 15 11 16 27 2014-2015 23 9 14 403 402 1 0.98 15 10 19 25 2015-2016 23 8 15 419 418 1 0.99 15 10 19 27

* Chất lượng giáo dục tiểu học

Bảng 2.3. Kết quả chất lượng giáo dục tiểu học năm học 2015-2016

Tổng số học sinh

Chia ra

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

I. Kết quả học t p

. Tiếng Việt 16823 3763 3622 3610 3018 2810

Hoàn Thành 16772 99.7 3720 98.9 3619 99.9 3605 99.9 3018 100 2810 100 Chưa hoàn thành 51 0.3 43 1.1 3 0.1 5 0.1 0 0 0 0

2.Toán 16823 3763 3622 3610 3018 2810

Hoàn Thành 16781 99.8 3733 99.2 3618 99.9 3606 99.9 3014 99.9 2810 100 Chưa hoàn thành 42 0.2 30 0.8 4 0.1 4 0.1 4 0.1 0 0 3. Các ôn học khác 16823 3763 3622 3610 3018 2810

Hoàn Thành 16820 99.98 3762 100 3622 100 3608 99.9 3018 100 2810 100 Chưa hoàn thành 3 0.02 1 0.0 0 0 2 0.1 0 0.0 0 0

II. Năng c 16823 3763 3622 3610 3018 2810

Đạt 16778 99.7 3728 99.1 3621 100 3605 99.9 3014 99.9 2810 100

Chưa đạt 45 0.3 35 0.9 1 0.0 5 0.1 4 0.1 0 0

III. Phẩ chất 16823 3763 3622 3610 3018 2810

Đạt 16814 99.95 3756 99.8 3622 100 3608 99.9 3018 100 2810 100

Chưa đạt 9 0.05 7 0.2 0 0.0 2 0.1 0 0 0 0

IV. Khen thưởng 12292 73.1 2899 2798 2574 1988 2033 Giấy khen cấp trường 11853 70.5 2835 75.3 2732 75.4 2508 69.5 1913 63.4 1865 66.4 Giấy khen cấp trên 439 2.6 64 1.7 66 1.8 66 1.8 75 2.5 168 6.0 V. Hoàn thành

chư ng trình ớp học 16823 3763 3622 3610 3018 2810 Hoàn thành 16769 99.7 3722 98.9 3618 99.9 3606 99.9 3013 99.8 2810 100 Chưa hoàn thành 54 0.3 41 1.1 4 0.1 4 0.1 5 0.2 0 0

(Nguồn Sở GD&ĐT Bắc Ninh)

Qua bảng 2.3 cho thấy chất lượng giáo dục tiểu học ổn định vững chắc, tỷ lệ HS xếp loại hoàn thành các môn học, xếp loại đạt về năng lực và phẩm chất từ 99,7% trở lên, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,7%; 73,1% số học sinh được khen thưởng. Tuy vậy, chất lượng giáo dục giữa các khối lớp chưa đồng đều, chất lượng lớp 1 còn thấp so với các khối lớp khác (còn 41 học sinh chưa hoàn thành lớp học, chiếm 1,1%).

2.1.4. D báo nhu cầu giáo viên tiểu học thành phố Bắc Ninh giai đoạn 0 6-2020

a) Dự báo số học sinh tiểu học (kể cả trẻ mầm non)

Bảng 2.4. Dự báo số trẻ từ 2 đến 6 tuổi vào lớp 1 trong 5 năm tới

Độ tuổi Trẻ 6 tuổi (sinh 2010)

Trẻ 5 tuổi (sinh 2011)

Trẻ 4 tuổi (sinh 2012)

Trẻ 3 tuổi (sinh 2013)

Trẻ 2 tuổi (sinh 2014)

Năm nhập học 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 2020-2021 Số lượng trẻ

nhập học 3471 3650 3917 3625 2963

( Nguồn Sở GD&ĐT Bắc Ninh) Qua bảng 2.4 cho thấy trong 5 năm tới số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 hàng năm đều tăng mạnh, nhất là trẻ sinh năm 2012 (3917 trẻ), so với năm 2010, số trẻ tăng 446 em nhưng trẻ sinh năm 2013 trở đi lại bắt đầu xu hướng giảm (từ năm 2012 đến năm 2014 giảm 945 trẻ. Căn cứ vào số học sinh vào lớp 1 đầu vào và số học sinh lớp 5 đầu ra (không tính học sinh lưu ban do không đáng kể, trung bình 0,1%/năm học và chưa tính số trẻ chuyển đến trong những năm tới) ta có bảng thống kê số lớp, số học sinh các năm học từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020-2021 như sau:

Bảng 2.5. Dự báo số lớp, số học sinh tiểu học đến năm học 2020-2021

Năm học TS lớp

TS HS

Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5 Số

lớp HS Số

lớp HS Số

lớp HS Số

lớp HS Số lớp HS 2015-2016 425 16823 93 3763 92 3622 90 3610 78 3018 72 2810 2016-2017 452 17484 99 3471 93 3763 92 3622 90 3610 78 3018 2017-2018 478 18116 104 3650 99 3471 93 3763 92 3622 90 3610 2018-2019 500 18423 112 3917 104 3650 99 3471 93 3763 92 3622 2019-2020 511 18426 103 3625 112 3917 104 3650 99 3471 93 3763 2020-2021 503 17626 85 2963 103 3625 112 3917 104 3650 99 3471

( Nguồn Sở GD&ĐT Bắc Ninh) Qua bảng 2.5 cho thấy trong 4 năm học tới, số lớp, số học sinh tăng nhanh, mỗi năm tăng 22 đến 27 lớp và tăng hơn 300 đến hơn 600 học sinh. Số học sinh này chưa tính đến việc tăng dân số cơ học hàng năm do tốc độ đô thị hóa cao và do các khu, cụm công nghiệp phát triển mạnh dẫn đến cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng kịp thời, tỷ lệ học sinh/lớp ngày càng tăng cao ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, từ năm học 2020-2021, số học sinh bắt đầu giảm (năm học 2020-2021 giảm 8 lớp và 800 học sinh).

b) Dự báo số lượng giáo viên tiểu học

Để đảm bảo dạy học 2 buổi/ngày cần ít nhất 1,5 giáo viên/lớp và theo Điều lệ trường tiểu học mỗi lớp không quá 35 học sinh. Như vậy, dựa vào dự báo số lớp, số học sinh và tỷ lệ giáo viên/lớp số giáo viên sẽ cần hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 như sau:

Bảng 2.6. Dự báo số GVTH thành phố Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020

Năm học TSố

Loại hình đào tạo GV

cơ bản

Âm nhạc

thuật

Thể

dục Tin học Ngoại ngữ

2016-2017 680 506 38 35 8 25 68

2017-2018 717 525 38 35 23 28 68

2018-2019 750 527 40 37 37 41 68

2019-2020 755 532 40 37 37 41 68

2020-2021 743 520 40 37 37 41 68

(Nguồn UBND thành phổ Bắc Ninh)

Qua bảng 2.6 cho thấy nhu cầu giáo viên trong 4 năm tới đều tăng do tăng số lớp, số học sinh. Dự báo đến năm học 2018-2019, cần tuyển 75 giáo viên (chưa tính số GV tuyển mới bổ sung cho GV về nghỉ chế độ), trong đó cơ bản tăng giáo viên văn hoá và giáo viên thể dục (26 giáo viên văn hoá, 29 giáo viên thể dục), giáo viên ngoại ngữ đã đáp ứng nhu cầu dạy học của các trường. Tuy nhiên, từ năm học 2020-2021, số học sinh theo chu kỳ bắt đầu giảm. Do vậy, khi phát triển ĐNGV, chúng ta cũng cần tính đến để sau năm 2020, không để tình trạng giáo viên dư thừa do số học sinh giảm.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 38 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)