Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 35 - 38)

8. Cấu trúc luận văn

1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

Sự phát triển ĐNGVTH phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên, về tỷ lệ giáo viên/lớp, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu loại hình, trình độ đào tạo, chất lượng đội ngũ (về phẩm chất đạo đức, kiến thức, kĩ năng sư phạm,...).

Vai trò của CBQL Phòng GD&ĐT, các trường tiểu học cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển ĐNGV. Nếu CBQL nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV, làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo; có các biện pháp cụ thể, thiết thực để phát triển ĐNGV, tạo mọi điều kiện cho giáo viên có cơ hội được học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, được bộ lộ hết khả năng, năng lực, được trao đổi, hợp tác cùng phát triển sẽ tạo ra một ĐNGV có năng lực, phẩm chất và cống hiến hết mình cho lợi ích chung của nhà trường.

Môi trường sư phạm trong mỗi nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung, tạo động lực, niềm tin cho giáo viên phấn đấu, vươn lên.

.6. . Yếu tố khách quan

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính sách của địa phương đối với giáo dục đào tạo nói chung và chính sách đối với CBQL và ĐNGV nói riêng.

Các văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT, của Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành có liên quan quy định về chế độ, chính sách; tuyển dụng và sử dụng đội ngũ;

kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên,...

Chất lượng đào tạo của các trường sư phạm qua việc đào tạo, đào tạo lại ĐNGV. Trong điều kiện hiện nay, việc đào tạo giáo viên của một số trường sư phạm chưa đảm bảo về chất lượng, từ chất lượng đầu vào (một số trường chỉ xét học bạ) đến chất lượng đầu ra chưa đảm bảo, chạy theo thành tích dẫn đến sinh viên ra trường bằng giỏi nhiều nhưng năng lực và trình độ sư phạm hạn chế, đào tạo chưa gắn với nhà trường, chưa chú trọng đến quản lý sinh viên trong quá trình kiến tập, thực tập nên khi ra trường giáo viên còn hạn chế về hiểu biết xã hội, về tư tưởng chính trị, kiến thức chuyên môn và kĩ năng sư phạm.

Bên cạnh đó, các yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ dân trí của địa phương cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển ĐNGV. Với điều kiện kinh tế phát triển, tình hình chính trị, xã hội ổn định tạo điều kiện thuận lợi, tác động tích cực đến phát triển ĐNGV. Ngược lại, điều kiện kinh tế khó khăn, chính trị không ổn định, xã hội phức tạp làm ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển ĐNGV.

Sự chỉ đạo, sự quản lý của cơ quan chủ quản; sự phối hợp của các cơ quan, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp; cơ chế chính sách như: khuyến khích giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thu hút nhân tài, động viên khen thưởng giáo viên có thành tích, tạo động lực cho giáo viên phấn đấu,... cũng là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển ĐNGV.

Kết luận Chương 1

Phát triển ĐNGV là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là việc làm vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhằm đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW, nhất thiết phải phát triển ĐNGV đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm vững vàng.

Tuy nhiên, hiệu quả của việc phát triển ĐNGV phụ thuộc vào sự tham mưu của các cơ quan hữu quan, sự nhận thức và vai trò của các cấp quản lý giáo dục. Vì vậy, cần dựa trên đặc thù của từng địa phương, từng cơ sở giáo dục để tìm ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi để phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH đạt hiệu quả cao nhất nhằm huy động mọi khả năng, trí tuệ của từng giáo viên, phát huy được năng lực sở trường, trau dồi kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ và tạo động lực để họ cống hiến hết mình cho sự nghiệp trồng người, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Với ý nghĩa như vậy, trong Chương 1 tác giả đã tập trung trình bày những cơ sở lý luận chung về quản lý, quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên, phát triển ĐNGV, chuẩn nghề nghiệp.

Đồng thời chỉ rõ chức năng, nhiệm vụ của trường tiểu học, ĐNGVTH,… Phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp nhất thiết đảm bảo đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu; có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm vững vàng. Những lý luận đó là cơ sở cho việc tìm hiểu thực trạng cũng như đề ra những biện pháp để phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp đạt hiệu quả cao.

Những nội dung nghiên cứu ở Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng làm luận cứ khoa học cho việc xây dựng các giải pháp sau này.

Chương 2

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)