Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 66 - 71)

Qua phân tích số liệu thông kê trong 5 năm qua và khảo sát thực trạng ĐNGVTH, có thể đánh giá về thực trạng công tác phát triển ĐNGVTH thành phố Bắc Ninh như sau:

.4. . Ưu điể

Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố luôn quan tâm, đầu tư, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, trong đó tập trung đều tư phát triển ĐNGV đáp ứng cho đổi mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.

Công tác phát triển ĐNGV trong các trường tiểu học đã thực hiện khá tốt và hiệu quả, từ Phòng GD&ĐT đến các trường tiểu học đã xây dựng được quy hoạch phát triển giáo dục đào tạo trong từng giai đoạn 2010-2015 và 2016-2020, định hướng đến năm 2030, trong đó từng bước hoàn thiện đội ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, loại hình và đảm bảo về chất lượng; 100%

số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó trên chuẩn đạt 97,7%, Hàng năm, Phòng GD&ĐT đều tham mưu với UBND thành phố điều động, luân chuyển, bổ sung giáo viên từng bước đáp ứng nhu cầu các trường tiểu học.

Chế độ, chính sách nhà giáo được đảm bảo; địa phương cũng như các trường tiểu học đã có chế độ khen thưởng động viên kịp thời giáo viên có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đội ngũ giáo viên tiểu học có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, đa số giáo viên kiến thức và kĩ năng sư phạm vững vàng, có khả năng tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, tiên tiến.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cũng được các trường quan tâm chăm lo như cử giáo viên đi học nâng cao trình độ đào tạo, tổ chức các lớp học bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị, về các văn bản chỉ đạo của ngành; đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; tổ chức giao lưu chuyên

môn trong và ngoài thành phố, chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp luôn được chú trọng nhằm bảo đảm kỷ cương nề nếp dạy và học trong nhà trường và nâng cao năng lực cho ĐNGV.

Môi trường sư phạm trong các nhà trường luôn cởi mở, thân thiện, là môi trường thuận lợi để mỗi giáo viên phát huy năng lực sở trường cống hiến cho tập thể và là nơi để học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Chất lượng giáo dục trong những năm qua đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của ngành cũng như nguyện vọng của cha mẹ học sinh và toàn xã hội.

2.4.2. Hạn chế

Công tác quy hoạch chưa bài bản, chưa mang tầm chiến lược, thực hiện

"chắp vá"; chưa kịp bổ sung kế hoạch tổng thể phát triển ĐNGV trong hệ thống các trường tiểu học cho phù hợp với đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo. Việc quy hoạch mới chỉ dừng lại ở quy hoạch về số lượng và chất lượng đội ngũ chung cho cả giáo dục phổ thông (biên chế, đạt chuẩn và trên chuẩn - chuẩn hoá giáo viên, độ tuổi giáo viên đảm bảo tính đồng bộ và kế cận) mà ít đề cập đến hiệu quả sử dụng ĐNGV hiện có theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học; giữa quy hoạch với thực hiện kế hoạch từng năm chưa đồng bộ, kế hoạch thực hiện chưa sát với quy hoạch.

Việc tuyển dụng giáo viên vẫn dựa trên bằng cấp mà chưa thực hiện thi tuyển qua phỏng vấn và thi thực hành giảng dạy trên lớp nên chất lượng tuyển dụng hạn chế. Các nhà trường không được trực tiếp tuyển chọn giáo viên mà tiếp nhận từ thành phố điều động về, do đó nhiều năm qua còn tình trạng nơi thừa, nơi thiếu giáo viên, cơ cấu chưa phù hợp; còn một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng yêu cầu công tác.

Khả năng sử dụng và ứng dụng CNTT, tự học, tự bồi dưỡng, tự bổ sung kiến thức, khả năng nghiên cứu khoa học của một bộ phận giáo viên còn thấp, sáng kiến kinh nghiệm ít, hiệu quả thấp. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên ngại đổi mới nên việc thích ứng với các mô hình dạy học mới, phương pháp dạy học tích cực còn thụ động.

Một bộ phận CBQL trong các trường tiểu học còn máy móc, sử dụng ĐNGV còn chưa hiệu quả, tình trạng sử dụng giáo viên chưa đúng năng lực, sở trường, trong phân công công tác còn cảm tính, nể nang, thiên vị; chưa chú trọng đến nhu cầu bồi dưỡng của từng giáo viên; việc đánh giá công tác bồi dưỡng dựa trên ghi chép của giáo viên dẫn đến hình thức, không hiệu quả;

chưa chú trọng đến nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thông qua sinh hoạt chuyên môn tổ, nhóm và cụm trường.

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá ĐNGV chưa kịp thời, nặng về đánh giá, ít tư vấn thúc đẩy nên chưa tạo động lực cho giáo viên vươn lên.

Đây là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế về trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của một số giáo viên.

Ngân sách đầu tư cho GD&ĐT còn hạn chế, chủ yếu đảm bảo trả lương giáo viên và mua sắm CSVC. Việc huy động vốn ngoài ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Những cơ chế chính sách của thành phố đầu tư cho giáo dục chưa thực sự có hiệu quả để trở thành động lực thúc đẩy GD&ĐT phát triển.

Tác động mạnh mẽ của cơ chế thị trường vào ngành giáo dục và trước đòi hỏi của cha mẹ học sinh, một bộ phận giáo viên dành nhiều thời gian cho việc dạy thêm học thêm, chưa chú ý đến bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chưa thực sự gắn bó tâm huyết với nghề.

Công tác xã hội hóa trong giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập về cơ chế;

chưa huy động được các nguồn lực của xã hội đảm bảo các điều kiện và nâng cao chất lượng giáo dục.

Sự mâu thuẫn giữa nhu cầu mở rộng quy mô với nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên của hệ thống các trường sư phạm còn nhiều hạn chế, nội dung chương trình đào tạo trong các trường sư phạm lạc hậu, chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên.

Do đô thị hóa nhanh dẫn đến dân số cơ học tăng nhanh, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng kịp với việc tăng dân số nên nhiều trường có số học sinh/lớp cao (trung bình toàn thành phố là 39,6 học sinh/lớp); một số trường có tỉ lệ học sinh/lớp cao như: Ninh Xá (50,5), Thị Cầu (48,6), Tiền An (44,4) làm ảnh hưởng không nhỏ đến đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Bài toán đặt ra trong việc xây dựng cơ sở vật chất và tăng cường đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu còn gặp nhiều khó khăn.

Kết luận Chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng và công tác phát triển ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp của các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, công tác phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn đã có nhiều chuyển biến và hiệu quả tích cực góp phần nâng cao chất lượng ĐNGVTH. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo và định hướng phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay còn nhiều bất cập như: việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển chưa đồng bộ; việc tuyển dụng và bố trí giáo viên chưa hợp lí, hiệu quả sử dụng ĐNGV chưa cao; nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý trong việc phát triển ĐNGV còn chưa đầy đủ; công tác đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chưa được coi trọng và chưa được quản lý khoa học ở các trường tiểu học; một bộ phận giáo viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và chưa có ý thức phấn đấu vươn lên; công tác thanh tra, kiểm tra giáo viên còn hình thức, chưa đánh giá toàn diện, nặng về kiểm tra thủ tục hành chính; việc đánh giá, xếp loại và sử dụng kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học còn chưa được chú trọng, chưa đúng mục đích và yêu cầu của Chuẩn đề ra; chế độ chính sách đãi ngộ giáo viên, thi đua khen thưởng còn chưa đáp ứng,.... Chính vì vậy phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp được coi là cấp thiết.

Căn cứ cơ sở lý luận về phát triển ĐNGVTH đã trình bày tại Chương 1, từ thực trạng về phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp đã trình bày tại Chương 2, luận văn đề cập đến những biện pháp phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp ở Chương 3.

Chương 3

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)