Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 72 - 95)

Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC

3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp

3. . . Nâng cao nh n thức vai trò, trách nhiệ của cán bộ quản ý trong phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học

3.2.1.1. Mục đích - Ý nghĩa

Điểm khó nhất trong quản lý nguồn nhân lực là nhận thức của con người, con người nhận thức đúng sẽ đưa đến hành động đúng. Đây là vấn đề quan trọng cần quan tâm trong quá trình quản lí nguồn nhân lực. Bước đột phá để thực hiện thành công một nhiệm vụ đó là nhận thức. Mỗi cán bộ quản lý trong

các trường tiểu học phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong phát triển ĐNGVTH.

Muốn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, cải tiến cơ chế điều hành quản lý ở các trường học trước hết đòi hỏi đội ngũ CBQL phải có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ.

Bên cạnh sự nhận thức đúng đắn cần có quan điểm đồng thuận. Mỗi cá nhân, mỗi cơ sở giáo dục nhận thức rõ vấn đề nhưng không đồng thuận về quan điểm và cách giải quyết thì không đạt được kết quả tối ưu.

Qua phân tích ở trên ta thấy rằng việc nâng cao nhận thức vai trò, tinh thần trách nhiệm của người quản lý đối với việc phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn nghề nghiệp nói chung và giáo viên tiểu học thành phố Bắc Ninh nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó quyết định hiệu quả giảng dạy và công tác của ĐNGV trong các nhà trường.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Trước hết, người cán bộ quản lý phải hiểu được vai trò, tầm quan trọng của người thầy giáo trong việc thực hiện mục tiêu, chiến lược phát triển giáo dục, phải làm cho mọi người thấy được vai trò của đội ngũ giáo viên là yếu tố quyết định chất lượng nền giáo dục của đất nước. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện, phải tạo ra chất lượng mới cho nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Muốn làm tròn sứ mệnh cao cả đó, giáo dục phải có sự thay đổi đồng bộ trên các mặt, trong đó yếu tố có ý nghĩa quyết định là phải nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ giáo viên. Để làm được điều đó, người CBQL có trách nhiệm rất lớn, phải có nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong việc phát triển ĐNGV.

Hiện nay, vai trò của CBQLGD được nhận thức lại: CBQLGD có vai trò của người điều hành một hệ thống lớn và phức tạp, đồng thời thực thi các

chính sách giáo dục đa dạng và mềm dẻo để giải quyết một cách chủ động và sáng tạo các vấn đề mới nảy sinh như: Phân cấp quản lý, trách nhiệm xã hội, huy động nguồn lực, dân chủ hóa giáo dục, tin học hóa quản lý... CBQLGD đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo thực hiện thành công chính sách giáo dục và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục.

Vai trò của CBQLGD thay đổi một cách căn bản:

- Nếu CBQLGD trước đây hướng tới ổn định và trật tự thì CBQLGD ngày nay hướng tới đổi mới và phát triển.

- CBQLGD trước đây quản lý bằng mệnh lệnh, còn CBQLGD ngày nay phải đóng vai trò nhà chính trị để tạo được sự đồng thuận trong ĐNGV và trong tổ chức.

- CBQLGD trước đây không biết đến sức ép tài chính, còn CBQLGD ngày nay phải xoay xở như một doanh nhân...

- CBQL của cơ quan QLGD trước đây: chỉ huy, ra lệnh và kiểm soát thì ngày nay: hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ, tạo điều kiện.

- CBQL cấp trường trước đây: thực hiện mệnh lệnh cấp trên trong mọi lĩnh vực: chuyên môn, tổ chức, nhân sự, tài chính thì ngày nay: quyết định, tổ chức thực hiện, minh bạch hóa các hoạt động chuyên môn, tổ chức, nhân sự và kĩ năng chủ yếu của họ là giải quyết vấn đề. Tất cả những sự thay đổi trên đòi hỏi CBQLGD phải được chuẩn bị chu đáo và thường xuyên trau dồi về chuyên môn - nghiệp vụ quản lý chủ yếu thông qua đào tạo - bồi dưỡng.

CBQLGD phải được trang bị những kiến thức về lý luận quản lý hiện đại, nghiệp vụ quản lý thiết thực mang tính chuyên nghiệp, đặc biệt cần có các kĩ năng quản lý của thế kỷ 21: kĩ năng giao tiếp và liên nhân cách; định hướng đạo đức và trí tuệ; kĩ năng quản lý sự thay đổi; khả năng khơi dậy và nuôi dưỡng động lực; có tầm nhìn chiến lược; kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề; kĩ năng xây dựng tư duy toàn cầu; dám nghĩ, dám làm; nhạy bén với các

xu thế thị trường; sử dụng CNTT, có năng lực hoạt động thực tiễn, năng lực đối ngoại... để trở thành nhà quản lý có đủ bản lĩnh biến chủ trương, chính sách thành hiện thực; trở thành nhà quản lý trong sạch và thạo việc, thực hiện đúng chức trách một cách chuyên nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc minh bạch và hiệu quả.

3.2.1.3. Cách tiến hành

Mỗi CBQL phải nâng cao nhận thức, tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV trong các trường tiểu học. Do vậy, yêu cầu tất yếu cần làm hiện nay là nâng cao chất lượng đội ngũ CBQLGD mà cách làm chủ yếu là thông qua đào tạo, bồi dưỡng.

Để người CBQL có nhận thức đúng về vai trò, trách nhiệm của mình trong phát triển ĐNGV cần tập trung vào những nội dung sau:

- Đẩy mạnh công tác học tập chính trị - tư tưởng, nghe nói chuyện thời sự, chính trị; phổ biến các văn kiện, nghị quyết của Đảng, các chính sách của Nhà nước, các quy định của ngành; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ quản lí, trong đó tập trung vào các nội dung:

+ Những nội dung cơ bản của văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Bắc Ninh lần thứ XXI, Nghị quyết 29-NQ/TW, Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo giao đoạn 2011-2020 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị quyết 12-NQ/TU của Tỉnh ủy Bắc Ninh về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020, định hướng đến năm 2030, Nghị quyết 05-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành uỷ thành phố Bắc Ninh,....

+ Xây dựng chiến lược: Xây dựng chiến lược trở thành một yêu cầu sống còn của giáo dục nói chung, nhà trường nói riêng. CBQLGD đứng trước yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định tầm nhìn, nhận dạng sứ

mệnh, xây dựng chiến lược phát triển, trong đó chủ trọng đến phát triển ĐNGV.

+ Quản lý nguồn nhân lực: CBQLGD cần thay đổi trong cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra trong việc xây dựng chính sách tuyển dụng, quy trình tuyển chọn, bố trí công việc, phân công nhiệm vụ, đánh giá và đãi ngộ. Quan tâm đến vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ CBQLGD và GV, nâng cao chất lượng đội ngũ; sử dụng hợp lí đội ngũ và nuôi dưỡng môi trường cho đội ngũ phát triển.

+ Quản lý tài chính: Vấn đề cơ bản trong quản lý tài chính là đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng đồng tiền. Phân bổ nguồn lực hiện vẫn là bài toán khó nhất cho CBQLGD trong việc lựa chọn các cách phân bổ khác nhau để đảm bảo nguồn lực được phân bổ đúng chỗ và có hiệu quả giữa đầu tư cho con người và đầu tư cho mua sắm trang thiết bị dạy học; giữa khoản chi thường xuyên với kinh phí cho động viên khen thưởng, chi cho tham quan học tập,...

+ Hệ thống thông tin quản lý giáo dục (EMIS). Thông tin quản lý giáo dục là các thông tin phục vụ cho các nhà QLGD các cấp, cung cấp cho họ các cứ liệu, các điều kiện, các cơ sở pháp lý, độ tin cậy để ra quyết định quản lý;

thông tin QLGD giúp nhà QLGD thực hiện tốt các chức năng quản lý, nâng cao được năng lực quản lý của mình qua quá trình thu thập, chọn lọc, phân loại, xử lý, truyền đạt và khai thác thông tin. Hệ thống thông tin quản lí giáo dục là tổ hợp các thông tin và dữ liệu về các điều kiện đảm bảo và kết quả thực hiện giáo dục nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho các cấp QLGD, giúp CBQLGD giám sát hoạt động giáo dục theo chuẩn mực, xây dựng chính sách phát triển, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực, đánh giá kết quả thực hiện.

+ Công tác kiểm định chất lượng: Kiểm định chất lượng là nhu cầu nội của ngành giáo dục và của từng trường tiểu học, nhằm đảm bảo phát triển bền

vững theo mục tiêu chiến lược đã định. Công tác kiểm định chất lượng đối với cả nhà trường lẫn cơ quan QLGD trở thành hoạt động phổ biến. Thông qua hoạt động kiểm định chất lượng giúp cho CBQLGD đánh giá được năng lực và hiệu quả lao động của từng giáo viên góp phần đánh giá, xếp loại giáo viên được chính xác và công bằng.

+ Dân chủ hóa giáo dục: Giáo dục là công việc của mọi người, mọi nhà.

Không gian dân chủ trong giáo dục đã và đang được hình thành, trong đó học sinh, các bậc cha mẹ và tất cả những ai có liên quan hoặc quan tâm đến giáo dục đều có tiếng nói để các chính sách giáo dục được phù hợp và khả thi hơn, việc tổ chức thực hiện được giám sát tốt hơn và có hiệu quả hơn. Do đó CBQLGD phải có những năng lực mới, đặc biệt là kỹ năng quan hệ với con người, kỹ năng liên nhân cách, kỹ năng giao tiếp; biết lựa chọn những nội dung, kênh thông tin để tham khảo khi đánh giá, nhận xét và sử dụng ĐNGV.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo. Trước hết, phải tiếp tục đổi mới phong cách lãnh đạo, tăng cường kĩ năng sử dụng CNTT, phương pháp lãnh đạo đảm bảo ngắn, gọn, thiết thực, mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện; trú trọng việc xây dựng qui chế làm việc, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ, hội họp; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá; có cơ chế, chính sách, chế độ công bằng, hợp lí nhằm khơi dậy lòng nhiệt thành, sức cống hiến và sự đoàn kết của đội ngũ CBGV; khuyến khích sự suy nghĩ sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân, tạo điều kiện cho ĐNGV phát huy hết năng lực, sở trường của bản thân.

3. . . Tha ưu trong việc th c hiện tuyển dụng và sử dụng giáo viên cho các trường tiểu học đả bảo nâng cao chất ượng đội ngũ

3.2.2.1. Mục đích - Ý nghĩa

Xây dựng quy hoạch phát triển nhằm dự báo nhu cầu ĐNGV của từng trường và chung của toàn thành phố; làm cơ sở để các cấp quản lý xây dựng

kế hoạch tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dưỡng ... đảm bảo sự cân đối về ĐNGV giữa các trường tiểu học, giữa các môn học. Sử dụng hiệu quả đội ngũ, khắc phục sự chênh lệch chất lượng, độ tuổi giữa các trường, khắc phục tình trạng trường thừa, trường thiếu giáo viên hiện nay.

Đổi mới công tác bố trí, sử dụng ĐNGV hợp lí, phát huy tối đa năng lực, sở trường của từng người.

3.2.2.2. Nội dung của biện pháp

a) Chỉ đạo các trường xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm cũng như giai đoạn 5 năm. Thực hiện điều tra chính xác trẻ 1-5 tuổi; dự báo dân số tăng tự nhiên, dân số tăng cơ học do tốc độ đô thị hóa và số công nhân làm trong khu công nghiệp tăng mạnh. Tổng hợp số liệu về quy mô phát triển trường lớp, học sinh từ mầm non đến tiểu học, dự báo số học sinh trong từng năm học; phân tích số liệu về ĐNGV hiện có. Trên cơ sở đánh giá thực trạng quy mô phát triển giáo dục tiểu học, dự báo về phát triển quy mô cấp tiểu học của các trường tiểu học, Phòng GD&ĐT phối hợp với Phòng Nội vụ tham mưu với UBND thành phố xây dựng quy hoạch, dự báo nhu cầu về số lượng, yêu cầu về chất lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo, điều tra thực trạng giáo viên giữa các trường tiểu học để điều chỉnh, bố trí số lượng, chất lượng cho hợp lý.

Lập kế hoạch phát triển ĐNGVTH: Xác định nhu cầu số lượng, cơ cấu, chất lượng hàng năm và giai đoạn 2016-2020 trên phạm vi toàn thành phố.

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới trường lớp và số giáo viên hiện có của từng trường tiểu học, tính toán số giáo viên văn hoá cũng như số giáo viên dạy các bộ môn để tiến hành điều động trên tinh thần đảm bảo sự cân đối về tỷ lệ giáo viên/lớp, với trường dạy 2 buổi/ngày hiện nay cần ít nhất 1,5 giáo viên/lớp. Chú ý đến số học sinh/lớp không vượt quá 35 học sinh theo quy định của Điều lệ trường tiểu học.

Theo Đề án dạy học ngoại ngữ giai đoạn 2011-2020 của UBND tỉnh Bắc Ninh, môn Tiếng Anh bắt buộc lớp 3,4,5 học 4 tiết/tuần hoặc nhiều hơn 4 tiết/tuần, triển khai dạy tự chọn cho học sinh lớp 1,2 và theo quy định trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia 100% các trường dạy tin học thì số giờ giảng, nhu cầu giáo viên tăng lên. Do vậy cần bổ sung giáo viên dạy các môn Tiếng Anh và Tin học cho các trường tiểu học.

Theo điều tra, trong những năm tới, số trẻ 1 đến 5 tuổi trên địa bàn thành phố tăng nhanh dẫn đến số học sinh tiểu học tiếp tục tăng. Vì vậy, ngoài tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, cần có kế hoạch tuyển dụng kịp thời ĐNGV để đáp ứng nhu cầu giáo dục trong những năm học tiếp theo.

Ngoài việc thực hiện tốt các tiêu chí về trường chuẩn quốc gia, trên địa bàn thành phố có 100% số trường tiểu học tổ chức học 2 buổi/ngày nhưng một số trường chưa đủ tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp trong khi đó có trường thừa với tỷ lệ trên 2,0 giáo viên/lớp. Phòng GD&ĐT tiếp tục tham mưu UBND thành phố tuyển dụng số giáo viên còn thiếu, luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến các trường thiếu; chỉ đạo các trường còn thiếu khi chưa được cấp trên bổ sung kịp thì hiệu trưởng chủ động báo cáo Phòng GD&ĐT, xây dựng kế hoạch hợp đồng giáo viên để đảm bảo số lượng giáo viên. Đồng thời phải chú ý để từng trường đảm bảo có giáo viên giỏi làm nòng cốt cho công tác bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học.

b) Hàng năm, căn cứ vào quy hoạch, nhu cầu thực tế của từng trường và kế hoạch biên chế được UBND tỉnh phê duyệt, UBND thành phố xây dựng kế hoạch tuyển dụng.

Xây dựng quy trình tuyển dụng.

Báo cáo Sở Nội vụ phê duyệt và tổ chức tuyển dụng.

c) Về sử dụng giáo viên

* Đối với giáo viên mới tuyển dụng: Sau khi có kết quả tuyển dụng, UBND thành phố sẽ quyết định phân công giáo viên xuống các trường công tác theo nhu cầu thực tế của trường. Khi phân công chú ý đến sự hài hòa giữa nơi cư trú và đơn vị công tác, yếu tố giáo viên địa phương; ưu tiên giáo viên về các địa bàn khó khăn để đảm bảo sự ổn định, yên tâm công tác lâu dài cho giáo viên.

* Đối với giáo viên đang công tác: Việc sử dụng, phân công giáo viên là quyền hạn và trách nhiệm của người hiệu trưởng. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của giáo viên. Ngược lại, phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lượng công việc cá nhân, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Việc phân công lao động phải đảm bảo nguyên tắc chung sau đây:

+ Tuân thủ định mức lao động của Nhà nước và văn bản hướng dẫn của các cấp.

+ Phù hợp với trình độ đào tạo và trình độ lành nghề của giáo viên.

+ Tuân thủ tính kế thừa khi phân công.

+ Cân nhắc đến phẩm chất công tác và phẩm chất của từng giáo viên.

+ Đảm bảo chất lượng và lợi ích của học sinh nên các tổ chuyên môn, các lớp phải bố trí xen kẽ giáo viên giỏi và khá, giáo viên cũ và mới.

+ Quan tâm đúng mức đến hoàn cảnh, năng lực, sở trường và nguyện vọng của từng giáo viên.

+ Căn cứ vào kết quả công tác của giáo viên năm học trước, vào mục tiêu nhà trường để hiệu trưởng bố trí phân công công việc cho giáo viên một cách hợp lý.

Mỗi tổ khối đều phải có giáo viên có năng lực chuyên môn tốt làm nòng cốt, trong đó chú ý đến giáo viên khối lớp 1 và khối lớp 5. Luôn tạo ra một môi trường sư phạm và không khí làm việc cởi mở, thân thiện và cộng đồng trách nhiệm; hiệu trưởng quan tâm gần gũi giáo viên, tránh các nguy cơ xung

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 72 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)