Chương 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất được đề xuất
3.4. . Đối tượng khảo nghiệ
Để kiểm chứng mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp phát triển ĐNGVTH thành phố Bắc Ninh, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến dành cho CBQL và ĐNGV. Cụ thể:
- Cán bộ Phòng Giáo dục Tiểu học - Sở GD&ĐT: 4 - Cán bộ Phòng GD&ĐT: 6
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường tiểu học: 52 - Tổ, khối trưởng các trường tiểu học: 115
Số phiếu phát ra: 177, số phiếu thu về 175 phiếu, số phiếu hợp lệ: 175.
3.4. . Cách đánh giá
Chỉ đánh giá dựa trên các phiếu thu về:
Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; Ít cần thiết: 1 điểm Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Ít khả thi: 1 điểm Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê toán học
Công thức tính điểm trung bình:
k i i i n
X K
X n
3.4.3. Kết quả đánh giá
a) Mức độ cần thiết của các biện pháp
Mức độ cần thiết của biện pháp được đánh giá dựa trên tầm quan trọng, vai trò của nó trong phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn.
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất phát triển ĐNGVTH thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn
STT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
Σ Thứ
bậc Rất
cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết SL % SL % SL %
1
Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học
135 77.1 38 21.7 2 1.0 485 2.77 5
2
Tham mưu trong việc thực hiện tuyển dụng và sử dụng giáo viên cho các trường tiểu học đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
142 81.1 32 18.3 1 0.5 491 2.81 4
STT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
Σ Thứ
bậc Rất
cần thiết
Cần thiết
Ít cần thiết SL % SL % SL %
3
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học
170 97.1 5 2.9 0 0.0 520 2.97 1
4
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
155 88.6 20 11.4 0 0.0 505 2.89 3
5
Xây dựng cơ chế, chính sách và môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học
158 90.3 17 9.7 0 0.0 508 2.90 2
Điể trung bình 2.87
Nhận xét: Với kết quả khảo sát thu được ở bảng 3.1 cho thấy đa số người được hỏi đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp về cơ bản rất cần thiết (chiếm tỷ lệ từ 77,1% trở lên), với điểm trung bình = 2,87 và có 5/5 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung bình > 2,5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá mức độ cần thiết cao nhất là:
Biện pháp 3: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên tiểu học đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp có điểm trung bình = 2,97 xếp bậc 1/5.
Biện pháp 5: Tạo cơ chế, chính sách và môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên tiểu học có điểm trung bình = 2,90 xếp bậc 2/5.
Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn đề xuất tương đối đồng đều, bởi vì khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau (từ 2,77-2,97). Điều đó khẳng định phát triển ĐNGVTH cần phải phối hợp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, chúng sẽ bổ trợ cho nhau. Chúng ta có thể so sánh mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất bằng biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của 5 biện pháp phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn
b) Tính khả thi của các biện pháp
Tính khả thi của biện pháp được xác định dựa trên các yếu tố: Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tiễn của địa phương; đúng với chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản pháp quy của ngành; cơ chế, chính sách của địa phương; sự phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa và có khả năng áp dụng cao.
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá về tính khả thi của 5 biện pháp phát triển ĐNGVTH thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn
S
TT Tên biện pháp
Mức độ đánh giá
Σ Thứ
bậc Rất
khả thi
Khả thi
Ít khả thi SL % SL % SL % 1
Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cán bộ quản lý trong phát triển ĐNGVTH
112 64.0 57 32.6 6 3.4 467 2.67 3
2
Tham mưu trong việc thực hiện tuyển dụng và sử dụng GV cho các trường tiểu học đảm bảo nâng cao chất lượng ĐNGVTH
78 44.6 72 41.1 25 14.3 429 2.45 5
3
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV
165 94.3 10 5.7 0 0.0 517 2.95 1
4
Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
121 69.1 51 29.1 3 1.7 475 2.71 2
5
Xây dựng cơ chế, chính sách và môi trường làm việc cho ĐNGVTH
98 56.0 72 41.1 5 2.9 448 2.56 4
Điể trung bình 2.67
Nhận xét: Nhìn vào bảng 3.2 ta thấy đa số người được hỏi đánh giá các biện pháp phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn được đề xuất có tính khả thi tương đối cao, với điểm trung bình chung = 2,67, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán 2,45
2,95 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình > 2,5. Tính khả thi của các biện pháp được đánh giá không giống nhau tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng trường tiểu học.
Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là:
Biện pháp 3: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tiểu học có điểm trung bình = 2,95 xếp bậc 1/5.
Biện pháp 4: Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp có điểm trung bình = 2,71 xếp bậc 2/5
Biện pháp có tính khả thi thấp nhất trong 5 biện pháp là:“Tham mưu trong việc thực hiện tuyển dụng và sử dụng giáo viên cho các trường tiểu học đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học” có = 2,45 xếp bậc 5/5. Sở dĩ có đánh giá này do các nhà QLGD và ĐNGV cho rằng khó khăn trong việc tuyển dụng giáo viên để lựa chọn được ĐNGV đủ về sổ lượng và đảm bảo về chất lượng; việc luân chuyển giáo viên cũng chưa được các trường chủ động. Song với điểm trung bình = 2,45 thì biện pháp này vẫn rất khả thi.
Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của 5 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm 5 biện pháp nêu trên cho thấy mức độ cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp trong nghiên cứu đề xuất là tương đối cao, nếu được triển khai một cách bài bản và đúng quy trình thì chắc chắn sẽ thu được kết quả cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay.
Kết luận Chương 3
Từ cơ sở lý luận và thực trạng phát triển ĐNGVTH trên địa bàn thành phố Bắc Ninh theo Chuẩn nghề nghiệp, tác giả đã đề xuất và tập trung phân tích 5 biện pháp phát triển ĐNGVTH. Như đã nói ở đầu Chương, hệ thống biện pháp này có sự kế thừa một số biện pháp đã thực hiện tốt, có hiệu quả trước đây; đồng thời có những biện pháp mới đưa ra làm phong phú thêm và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở Chương 2. Các biện pháp được đề xuất, qua khảo sát cho thấy đều có tính cần thiết và khả thi cao, đáp ứng được giả thuyết khoa học đã nêu trong luận văn, đồng thời góp phần định hướng cho công tác phát triển ĐNGVTH đáp ứng tốt yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Việc phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn nghề nghiệp là cần thiết đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới toàn diện GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ cấp thiết đối với các trường tiểu học. Để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu đó đòi hỏi người CBQLGD phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt các biện pháp phát triển ĐNGV phù hợp với thực tế của địa phương, của nhà trường. Mỗi CBQL cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của mình; làm tốt công tác tham mưu, chỉ đạo, công tác đào tạo, bồi dưỡng; công tác kiểm tra đánh giá; tạo mọi cơ chế và điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời giúp giáo viên nhận thức cũng như hiểu rõ trách nhiệm đối với ngành giáo dục để họ có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất, năng lực nghề nghiệp theo các yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp. Các biện pháp mà tác giả đề xuất trong Chương 3 góp phần định hướng cho công tác phát triển ĐNGVTH theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học có hiệu quả.