Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.5. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.1.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước
- Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định GVDN được hưởng phụ cấp ưu đãi ở mức 35% lương theo ngạch, bậc (Điều 2), được sửa đổi tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 thì mức phụ cấp ưu đãi ở mức 30%.
- Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 04/07/2011 của Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với giáo viên trong đó có đội ngũ GVDN.
- Nghị định 49/2010 NĐ-CP của Chính Phủ về chế độ học phí 2011- 2015, trong đó qui định chế độ ưu đãi, miễn, giảm học phí cho học sinh học nghề trình độ cao đẳng.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển đội ngũ GVDN đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế thì chính sách hiện hành đối với GVDN còn những hạn chế sau:
- Các chính sách chưa đủ mạnh để tạo động lực khuyến khích người dạy, người học nhằm làm thay đổi căn bản tình hình. Chính sách tiền lương và
đãi ngộ cho giáo viên trong hệ thống đào tạo lao động kỹ thuật chưa đạt được yêu cầu. Trên thực tế, thang bậc lương cho GVDN không có mảng riêng mà đang sử dụng thang, bậc lương chung với ĐNGV đang giảng dạy tại các trường THPT; THCS.
- Chưa có chính sách thu hút được những giáo viên giỏi, đặc biệt là ĐNGV đầu ngành.
- Chính sách về đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, NCKH chưa tạo động lực để GVDN không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành DN cần ĐNGV có kiến thức, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt, nhưng các chính sách đãi ngộ cho ĐNGV chưa tương xứng, vì vậy chưa tạo được động lực để giáo viên yên tâm công tác và cống hiến cho sự nghiệp dạy nghề, việc duy trì và phát triển ĐNGV đủ về số lượng và chất lượng giai đoạn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn.
1.5.1.2. Thực tiễn phát triển KT-XH và KH-CN
Mục tiêu cơ bản và lâu dài của GD & ĐT nước ta là "nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài", trong đã đào tạo nhân lực để phục vụ yêu cầu phát triển KT-XH và đẩy mạnh CNH - HĐH, từng bước xây dựng nền kinh tế trí thức.
Sự phát triển của KT-XH trong điều kiện chuyển động và thay đổi nhanh của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự xuất hiện của các công nghệ cao, công nghệ mới tác động một cách mạnh mẽ và tạo nên áp lực đổi mới nhanh chóng các hoạt động, các quy trình công nghệ của sản xuất, dịch vụ đã đặt ra yêu cầu thích ứng nhanh của lao động kỹ thuật, điều đã cũng có nghĩa là hệ thống DN phải có chuyển biến để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH. Công tác quản lý phát triển đội ngũ GVDN nói chung và sự phát triển ĐNGV Cao đẳng nghề nói riêng cũng phải chịu tác động.
Hiện nay, quản lý GD&ĐT và DN ở nước ta đang trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cần phải quan tâm đến vấn đề thị trường lao động.
Sự phát triển của thị trường lao động có vai trò quyết định tới nội dung, mục tiêu đào tạo của hệ thống dạy nghề, đồng thời còn tác động tới cả quy mô, hình thức đào tạo. Các CSDN phát triển với quy mô nào, ngành nghề nào, trình độ nào là chính do thị trường lao động yêu cầu.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
- Mục tiêu của tổ chức:
Mục tiêu của tổ chức quy định mọi hoạt động của tổ chức. ĐNGV nói chung, phát triển ĐNGV chịu ảnh hưởng lớn bởi mục tiêu của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức muốn phát triển trong tương lai thì ĐNGV cũng thay đổi để phù hợp với sự phát triển của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức được thực hiện trong các giai đoạn 5 năm hay 10 năm thì mục tiêu phát triển ĐNGV cũng được xác theo các giai đoạn đó, ngược lại nếu tổ chức đã đạt được những thành tựu, muốn duy trì sự ổn định của tổ chức thì ĐNGV hiện tại đáp ứng được yêu cầu của tổ chức, mục tiêu phát triển ĐNGV trở thành không quan trọng.
- Nhân tố con người:
Con người ở đây là người Hiệu trưởng và ĐNGV. Hiệu trưởng là người có tầm nhìn, phát triển nguồn nhân lực chính là phát triển ĐNGV. Giáo viên cần được phát triển về số lượng và chất lượng chính là đảm bảo cho hoạt động chủ đạo của nhà trường – hoạt động đào tạo được
- Tài chính:
Tài chính và các hoạt động của một nhà trường có mối quan hệ mật thiết với nhau. Muốn phát triển ĐNGV thì cần có sự đầu tư về tài chính. Tài chính là yếu tố để đảm bảo công tác phát triển ĐNGV được thực hiện có hiệu quả. Không có tài chính hay tài chính hạn chế thì hoạt động phát triển giáo
viên thực hiện sẽ không được phong phú, đa dạng về chương trình, hình thức.
Do đó, hiệu quả của việc phát triển ĐNGV không cao.
- Cơ chế về tiền lương và chế độ đãi ngộ với giáo viên:
Đây chính là yếu tố tạo động lực để giáo viên phát triển. Nếu các chế độ tiền lương, chế độ đãi ngộ không đảm bảo thì giáo viên không yên tâm công tác, không thể nào phát triển về chuyên môn nghiệp vụ, thâm chí không tuyển dụng được người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy, người có trình độ, kinh nghiệm sẽ không gắn bó lâu dài với nhà trường.
Do đó, muốn phát triển ĐNGV cần đảm bảo chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ để không chỉ thu hút mà phát triển ĐNGV đảm bảo thực hiện mục tiêu của nhà trường.
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên :
Là một trong những hoạt động chủ đạo để phát triển ĐNGV của một nhà trường. Thông qua các hoạt động đào tạo bồi dưỡng được tiến hành thuờng xuyên, thu hút được đông đảo giáo viên tham gia và có hiệu quả góp phần rất lớn vào việc phát triển ĐNGV.
- Môi trường, văn hóa của tổ chức:
Một tổ chức có văn hóa luôn học hỏi, phát triển chuyên môn thì ĐNGV không thể nào nằm ngoài luồng văn hóa đó. Mọi thành viên trong nhà trường, trong đó đội ngũ đông đảo nhất là giáo viên luôn có thái độ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thì ĐNGV có trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tay nghề vững vàng đáp ứng với sự thay đổi của môi trường luôn biến động. Môi trường, văn hóa của tổ chức là yếu tố ảnh hưởng sâu sắc tới các hoạt động của nhà trường, trong đó có hoạt động phát triển ĐNGV.
Tiểu kết chương 1
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu, từ những khái niệm cơ bản ĐNGV, những luận điểm của các nhà khoa học về lý thuyết phát triển nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ, những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Một là, đã có những chương trình nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực, Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương về xây dựng và phát triển đội ngũ nhưng số lượng nghiên cứu và phát triển đội ngũ GVDN chưa có nhiều.
Hai là, trong xu thế hội nhập và phát triển thì những quan điểm lý luận về phát triển đội ngũ DN càng làm sáng tỏ hơn vai trò, vị trí và nhiệm vụ của người GVDN trong bối cảnh toàn cầu hoá.
Ba là, hoạt động đào tạo nghề nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân tuy có chung một mục đích đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, nhưng vấn đề đào tạo nghề có tính đặc thù riêng, trong đã có công tác phát triển ĐNGV.
Bốn là, từ những quan điểm và mô hình phát triển ĐNGV, về lý luận quản lý nguồn nhân lực và phát triển ĐNGV, chúng ta nhận thấy việc phát triển đội ngũ GVDN không chỉ thuộc phạm vi của mỗi nhà trường mà là trách nhiệm của toàn xã hội và trách nhiệm của các bên liên quan.
Chương 2