Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
3.2. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ HỆ CAO ĐẲNG CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
3.2.1. Tổ chức hoạt động bổ sung quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Nhằm xây dựng ĐNGV có quy mô hợp lý, đồng bộ, có tính kế thừa và phát triển phù hợp với đặc thù ngành, nghề, có cơ cấu trình độ, cơ cấu độ tuổi và giới tính phù hợp.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp Nội dung:
Phải dự báo được xu hướng diễn biến số lượng, chất lượng, cơ cấu. Do vậy, việc quy hoạch phải đặt ra cụ thể cho từng giai đoạn và thực hiện theo kế hoạch hành động thực hiện chiến lược, phấn đấu đạt mức: tỷ lệ giáo viên /học sinh là 1/20 đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức
tốt, có lương tâm nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ giái, làm việc có tính chuyên nghiệp cao, đủ năng lực hội nhập.
Cách thức thực hiện:
- Căn cứ tiêu chuẩn chức danh và định mức tiêu chuẩn giáo viên, Hiệu trưởng giao cho trưởng khoa chuyên môn, đánh giá năng lực ĐNGV thuộc đơn vị mình để có kế hoạch bổ sung nhân sự phù hợp với yêu cầu trình độ và ngành nghề, đề xuất kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trên cơ sở từng giáo viên tự đánh giá năng lực của mình và đăng ký nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
- Phòng Tổ chức hành chính căn cứ vào kế hoạch hành động phát triển ĐNGV và chỉ tiêu phát triển đội ngũ của chiến lược, chủ trì lên phương án thực hiện sắp xếp tổ chức và định biên biên chế(công việc này được tiến hành sau khi đã phân tích công việc cho từng chức danh, các quy định tiêu chuẩn chức danh đã được cụ thể hoá), tổ chức lấy ý kiến trong cán bộ công chức, giáo viên .
- Xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho từng năm, từng giai đoạn: Muốn kế hoạch phát triển ĐNGV đạt hiệu quả, thì phải gắn với công tác quy hoạch và chuẩn hóa chức danh ĐNGV và nhu cầu đề nghị các khoa, Tiểu ban chiến lược nhân sự tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở mục tiêu công cần đạt tới:
+ Về trình độ ĐNGV;
+ Về số lượng được đào tạo, bồi dưỡng;
+ Về loại hình giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng.
- Lựa chọn phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng và phát triển ĐNGV bao gồm:
+ Bồi dưỡng tập trung ngắn hạn, từng đợt, chủ yếu vào dịp hè;
+ Bồi dưỡng theo chuyên đề tại các trung tâm bồi dưỡng, các trường sư phạm;
+ Bồi dưỡng theo các dự án trong nước và quốc tế;
+ Đào tạo chuẩn hoá cho các giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục năm 2005, Luật giáo dục nghề nghiệp 2015;
+ Đào tạo nâng cao trình độ trên chuẩn...
3.2.1.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải có sự lãnh đạo thống nhất trong toàn đảng bộ nhà trường.
- Phải căn cứ chỉ tiêu biên chế đã được UBND Thành phố phê duyệt - Phải có nguồn kinh phí ổn định đầu tư cho công tác lập quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.
3.2.2. Thực hiện có chất lượng công tác tuyển dụng và bổ nhiệm ĐNGV 3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Công tác tuyển dụng cán bộ về trường và bổ nhiệm họ vào ngạch giáo viên của Trường có tầm quan trong đặc biệt trong phát triển ĐNGV. Lý do về tầm quan trọng của yếu tố tuyển dụng là ở chỗ công tác tuyển dụng đúng quy trình, đảm bảo các tiêu chí về số lượng, cơ cấu và đặc biệt là trình độ sẽ tạo tiền đề ban đầu cho từng cá nhân giáo viên phát triển và càng tạo nên sức mạnh tổng hợp cho từng đơn vị phát triển. Bổ nhiệm vào chức danh giáo viên và bổ nhiệm giáo viên vào các chức trách quản lý đúng sẽ phát huy được tiềm năng về phẩm chất nghề nghiệp và năng lực chuyên môn của từng giáo viên;
đồng thời tạo được động lực cho phát triển ĐNGV.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
- Xác định nhu cầu và yêu cầu(số lượng, cơ cấu, trình độ và năng lực, nghiệp vụ sư phạm…) về giáo viên của các Bộ môn, Khoa của Trường trong từng năm học, trong một khoá học hoặc một giai đoạn cụ thể…
- Xây dựng chuẩn và tiêu chuẩn chọn tuyển giáo viên của Trường theo yêu cầu của từng chuyên ngành đào tạo của trường và từng vị trí làm việc, cụ thể hoá chuẩn và tiêu chí bổ nhiệm vào ngạch giáo viên, nâng ngạch giáo viên… Trên cơ sở những quy định của Đảng và Nhà nước về phẩm chất đạo
đức, trình độ chuyên môn; đồng thời căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng yếu cầu phát triển đào tạo của Trường.
- Xây dựng các chính sách của Trường về quyền lợi của giáo viên theo từng chức danh hoặc theo học vị trên cơ sở các chính sách chung đối với nhà giáo và CBQL của Nhà nước và trên cơ sở tiềm lực vật chất của Trường.
- Xây dựng nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên Trường trên cơ sở các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của giáo viên đã quy định trong Luật giáo dục và Luật giáo dục nghề nghiệp.
- Thực hiện công tác tuyển dụng, nghĩa là thông báo rộng rói bằng văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi đối tượng ngoài Trường có đủ tiêu chuẩn đưa ra nguyện vọng được dự tuyển vào làm giáo viên củaTrường; đồng thời để mọi đối tượng khác trong Trường có biện pháp phấn đầu để được bổ nhiệm vào ngạch giáo viên, hoặc chuyển ngạch, hoặc phấn đấu để có học hàm, học vị. Trong thông báo này cần ghi ra yêu cầu về hồ sơ tuyển dụng, phương thức tuyển dụng(thi hoặc xét tuyển).
- Tổ chức thu thập nguyện vọng (hồ sơ và các giấy tờ khác liên quan).
- Tổ chức Hội đồng thi tuyển hoặc xét tuyển tuỳ theo đối tượng người có nguyện vọng xin về Trường làm giáo viên và Hội đồng thực hiện các công việc thi tuyển hoặc xét tuyển.
- Hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, hoặc bổ nhiệm và ra văn bản đồng ý thu nhận, các quyết định thu nhận hoặc bổ nhiệm.
Chú ý:
- Trong tuyển dụng phải đưa các hoạt động trên vào kế hoạch tuyển dụng hàng năm.
- Việc tuyển dụng phải cùng đồng thời với việc sàng lọc lựa chọn giáo viên, nhất là đối với giáo viên đang trong thời gian tập sự, hợp đồng.
- Để tuyển dụng có hiệu quả, nhà trường cần phải tổ chức tốt công tác đánh giá chất lượng ĐNGV.
- Cần tập trung chỉ đạo việc tạo nguồn giáo viên trẻ, tuyển chọn các SV tốt nghiệp loại giỏi và bồi dưỡng để góp phần giải quyết tình trạng thiếu ĐNGV như hiện nay. Đồng thời cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn để có nguồn đề bạt, bổ nhiệm, thay thế.
- Việc thu hút nguồn nhân lực ngoài tổ chức cũng là một giải pháp cần thiết trong tuyển dụng. Thực hiện có hiệu quả việc thu hút ĐNGV có trình độ cao về trường công tác là vừa tiếp cận được với những trí tuệ mới, vừa tiết kiệm được tài lực, vật lực và thời gian đào tạo bồi dưỡng nhân lực trong tổ chức.
- Một trong những vấn đề cũng cần được quan tâm đã là tránh sử dụng lãng phí nguồn nhân lực như thừa người, hoặc tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đi làm những công việc thấp và ngược lại.
- Công tác dự báo những biến động về nhân sự cũng cần được nhà trường quan tâm để dự báo nhu cầu số lượng, cơ cấu, trình độ nguồn nhân lực của Trường, đồng thời để vạch ra kế hoạch và giải pháp thực hiện.
- Tính mềm dẻo trong công tác tuyển dụng cũng là một yêu cầu quản lý hoạt động tuyển dụng ĐNGV.
3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện biện pháp
- Phải có sự thống nhất trong tập thể lãnh đạo và phải xuất phát từ yêu cầu của các bộ phận.
- Phải có bản quy hoạch, kế hoạch phát triển ĐNGV hàng năm và quy trình, kinh phí tổ chức thực hiện.