Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ CAO HÀ NỘI
2.2.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Bảng 2.4. Bảng cơ cấu độ tuổi giáo viên tính đến 30/4/2015
Đơn vị tính: người
Tổng số GIÁO VIÊN
Tuổi <30 Tuổi 31-40 Tuổi 41-50 Tuổi 51-<60
100 55 55% 20 20% 15 15% 10 10%
Nguồn phòng Tổ chức Hành chính Qua bảng số liệu trên cho ta thấy giáo viên ở độ tuổi dưới 30 là 55 người (chiếm 55%). Trong số này có tới 20% là giáo viên vừa tốt nghiệp hoặc mới được tuyển dụng trong vòng 2 năm. Lực lượng giáo viên này được đào tạo bài bản theo đúng các chuyên ngành, luôn nhiệt tình trong công tác giảng dạy, sẵn sàng tham gia các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm thay thế dần số giáo viên trong độ tuổi trên 50.
Tuy nhiên, ĐNGV này chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và chưa có sự ổn định trong công việc do đã hằng năm số lượng giáo viên này thường có sự biến động lớn. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhân lực của Trường.
ĐNGV ở độ tuổi 31-40, tuổi 41-50, tuổi 51-60 có xu hướng giảm từ 20% đến 15% và 10%. Điều này cho thấy ĐNGV của Nhà trường thuộc lao động trẻ. Đối với lĩnh vực giáo dục, độ tuổi vàng trong lao động từ độ tuổi 31 đến 50 bởi giáo viên trong độ tuổi này đã đạt trình độ đào tạo theo quy định, có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ và đã tích lũy được vốn kinh nghiệm để phục vụ công tác chuyên môn mà vẫn duy trì được sự say mê, nhiệt tình và
sáng tạo để phục vụ hoạt động giảng dạy cho HSSV. Tuy nhiên, đối với trường ĐNGV trong độ tuổi này chỉ chiếm 35%. Đây cũng là một trong những hạn chế của Nhà trường trong công tác giảng dạy, đào tạo bồi dưỡng cho ĐNGV trẻ tuổi, mới vào nghề vì thiếu hụt người có kinh nghiệm, thâm niên để thực hiện công tác tự bồi dưỡng tại Nhà trường.
Tóm lại cơ cấu về đội tuổi đang bị mất cân đối giữa độ tuổi dưới 30 và độ tuổi 50-60. Vấn đề này cần được quan tâm để đảm bảo cân đối cơ cấu về độ tuổi.
2.2.2.2. Thực trạng về cơ cấu thâm niên giảng dạy
Bảng 2.5. Bảng thâm niên giảng dạy của giáo viên
Đơn vị tính: người
Tổng số
GIÁO VIÊN
Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Từ 10-20 năm Trên 20 năm
100 53 53% 18 18% 19 19% 10 10%
Nguồn phòng Tổ chức Hành chính Nhìn vào bảng trên ta thấy số lượng giáo viên có thâm niên công tác dưới 5 năm là 53 người chiếm 53%. Đây là ĐNGV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy tuy nhiên đây là ĐNGV trẻ, luôn nhiệt tình trong các hoạt động giảng dạy và đào tạo bồi dưỡng của Nhà trường. Do đó, trong các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV này luôn tham gia đông đủ và nhiệt tình và luôn sáng tạo để đưa các kiến thức mới, áp dụng các thành tựu mới của KHCN vào trong các hoạt động chuyên môn. Do đó công tác đào tạo bồi dưỡng luôn đạt hiệu quả.
Số lượng giáo viên có trên 20 năm kinh nghiệm là 10 người (chiếm 10%). So với tổng số giáo viên thì số lượng giáo viên có trên 20 năm kinh nghiệm chỉ chiếm 1/10. Do đó làm mất cân đối cơ cấu thâm niên lao động của
Trường, thiếu giáo viên có kinh nghiệm, thâm niên để hướng dẫn cho thế hệ giáo viên trẻ tuổi, thiếu kinh nghiệm.
2.2.2.3. Thực trạng về cơ cấu giới tính
Trong số 100 giáo viên , giáo viên nam có 36 người (chiếm 36 %), giáo viên nữ là 64 người (chiếm 64%). Tỷ lệ giáo viên nam và giáo viên nữ gần là 1/2. Có nghĩa là số giáo viên nữ gần gấp đôi số giáo viên nam. Do đó hiện nay cơ cấu giới tính của giáo viên đang bị mất cân đối.
Bảng 2.6. Bảng trình độ đào tạo theo giới tính
Trình độ đào tạo
Tổng số
Nam Nữ
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
CĐ - ĐH 51 9 18% 42 82%
Sau ĐH 49 27 55% 22 45%
Nguồn phòng Tổ chức Hành chính Qua bảng 2.6 ta thấy xét ở trình độ đào tạo cao đẳng đại học thì số lượng giáo viên nam là 9 người (chiếm 20%), giáo viên nữ là 42 người (chiếm 82%), trình độ đào tạo sau đại học thì giáo viên nam ở trình độ này có 27 người (chiếm 55%), giáo viên nữ có 22 người (chiếm 45%). So sánh các tỷ lệ này ta thấy ở trình độ sau đại học tỷ lệ giáo viên nam cao hơn tỷ lệ giáo viên nữ, trình độ đại học số giáo viên nữ cao hơn số giáo viên nam.
Điều này cho thấy giáo viên nam có điều kiện và nhu cầu đi học nâng cao trình độ cao hơn giáo viên nữ. Còn đối với giáo viên nữ do điều kiện chi phối bởi gia đình, do tâm lý yên phận với thiên chức làm mẹ, làm vợ do đó điều kiện và nhu cầu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn thấp hơn so với giáo viên nam. Như vậy trong công tác phát triển ĐNGV cần quan tâm tới những giải pháp để phát triển ĐNGV nữ của Trường.
2.2.3. Thực trạng về chất lượng giáo viên theo chuẩn GVDN Bảng 2.7. Bảng trình độ đào tạo của giáo viên
Đơn vị tính: người
Chuẩn giáo viên
Trình độ đào tạo Chứng
chỉ NVSP dạy nghề
GV chưa
đạt chuẩn TC CĐ ĐH Thạc
sỹ
Tiến
sỹ NN TH
GV dạy môn
chung 0 0 14 6 0 20 20 12 8
- Cơ hữu 0 0 11 4 0 15 15 12 3
- Hợp đồng 0 0 3 2 0 5 5 0 5
GV dạy môn lý thuyết, thực hành nghề
0 7 48 20 5 80 80 73 14
- Cơ hữu 0 0 35 12 4 58 58 27 5
- Hợp đồng 0 7 13 8 1 22 22 46 9
Tổng cộng 0 7 62 26 5 100 100 89 22
Nguồn phòng Tổ chức Hành chính Biểu đồ 2.2 Biểu đồ tương quan tỷ lệ giáo viên không đạt chuẩn giảng dạy
môn chung và giáo viên giảng dạy môn lý thuyết, thực hành
Qua bảng trên ta thấy giáo viên 100 % giáo viên đạt chuẩn tin học và tiếng anh và số giáo viên không đạt chuẩn là 22 giáo viên trên tổng số 100 giáo viên (chiếm 22%).
+ Trong số giáo viên không đạt chuẩn thì số giáo viên dạy môn chung không đạt chuẩn là 8 giáo viên (chiếm 36%), số giáo viên này không đạt
chuẩn về nghiệp vụ sư phạm DN vì họ chưa có điều kiện và mới được tuyển dụng nên chưa tham gia khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
+ Giáo viên giảng dạy môn lý thuyết, thực hành nghề không đạt chuẩn là 14 giáo viên (chiếm 64%), trong số này có 7 giáo viên không đạt chuẩn về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề, còn lại là 7 người không đạt về trình độ đào tạo.
Nguyên nhân là 7 giáo viên trình độ cao đẳng nghề không chỉ dạy học ở trình độ sơ cấp nghề mà vẫn tham gia giảng dạy những môn thực hành nghề ở trình độ trung cấp nghề, cao đẳng do họ là những người được nhà trường giữ lại làm việc tại trường sau khi đạt giải cao về trong các kỳ thi tay nghề ASEAN hoặc Thế giới. Do đó vẫn có tình trạng không đạt chuẩn về trình độ đào tạo.
Tuy nhiên, số giáo viên này Nhà trường đã tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ.
Giáo viên trình độ thạc sỹ là 26 người, giáo viên trình độ tiến sỹ là 5 người. Số lượng này chưa cao, số lượng này cần tăng lên và phát triển để góp phần thực hiện chiến lược trường chất lượng cao đến năm 2020.