Nội dung quản lý xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 28 - 34)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.5. Nội dung quản lý xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng

Để chủ động trong việc thực hiện chủ trương XHHGD, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý hoạt động này phải tiến hành lập kế hoạch thực hiện. Lập kế hoạch thực hiện XHHGD bao gồm xác định mục tiêu XHHGD nói chung và mục tiêu cho từng hoạt động nói riêng, theo từng giai đoạn của thời kỳ kế hoạch, đề xuất các nhiệm vụ và người thực hiện, đưa ra các giải pháp và điều kiện nguồn lực thực hiện kế hoạch. Kết quả cuối cùng của việc thực hiện chức năng này là bản kế hoạch thực hiện XHHGD.

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện XHHGD là việc làm quan trọng, cần thiết trong công tác quản lý giáo dục. Đây là một quá trình xác định những mục tiêu và các biện pháp tốt nhất để thực hiện những mục tiêu đó.

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện XHHGD giúp người quản lý tư duy một cách có hệ thống để tiên liệu các tình huống có thể xảy ra, phối hợp mọi nguồn lực trong và ngoài Nhà trường để tổ chức thực hiện XHHGD có hiệu quả hơn, tập trung vào các mục tiêu và chính sách của Đảng, Nhà nước và của Ngành GD trong việc thực hiện XHHGD, nắm vững các nhiệm vụ cơ bản của Nhà trường trong việc thực hiện XHHGD để phối hợp với các cán bộ, giáo viên, nhân viên khác, sẵn sàng ứng phó và đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài, phát triển hữu hiệu các tiêu chuẩn kiểm tra.

Khi lập kế hoạch quản lý thực hiện XHHGD, người cán bộ quản lý cần lưu ý:

- Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu thực hiện XHHGD với mục tiêu GD trong Nhà trường.

- Nắm vững thực trạng thực hiện XHHGD và công tác xã hội hóa giáo dục của Nhà trường hiện tại.

- Phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch hoạt động GD khác.

- Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực và phù hợp.

- Thành lập Ban chỉ đạo hoạt động XHHGD, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong Ban để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện XHHGD.

- Xây dựng kế hoạch chi tiết theo tuần, tháng, năm.

1.5.2. Tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục

Tổ chức hoạt động hợp tác là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí, sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện những mục tiêu hợp tác chung của Nhà trường và các lực lượng giáo dục;

Nội dung tổ chức hoạt động xã hội hóa giáo dục bao gồm:

- Thiết kế cơ cấu tổ chức (bao gồm: thiết kế bộ phận chuyên môn hóa, phân công quyền hạn và trách nhiệm cụ thể, bố trí theo một cách thức nhất định và có mối liên hệ qua lại với nhau) nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu hoạt động xã hội hóa giáo dục đã đề ra;

- Bố trí, phân công nhiệm vụ cho đội ngũ nhân sự;

Thực chất công tác tổ chức trong Nhà trường cao đẳng là việc xây dựng tập thể sư phạm Nhà trường để đơn vị hoàn thành ở mức độ cao nhất nhiệm vụ được giao; tạo sự gắn kết giữa các cá nhân, các bộ phận trong Nhà trường thành một hệ thống vận hành một cách đồng bộ; đồng thời là việc xác định rõ những chức năng, quyền hạn nghĩa vụ từng thành viên và các tổ nhóm... Tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục là một bộ phận, được tiến hành đồng thời, song song với việc tổ chức thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ trường cao đẳng. Công việc cụ thể của tổ chức thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục trong trường cao đẳng bao gồm:

+ Hiệu trưởng Nhà trường là người chịu trách nhiệm chính, thay mặt Nhà trường, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm và trực tiếp tham gia vào các tổ chức ngoài Nhà trường hỗ trợ cho công tác xã hội hóa giáo dục. Nắm chắc lực lượng GV, cán bộ dưới quyền về ý thức, trình độ năng lực, hoàn cảnh, sở trường.. đánh giá ở từng người về mặt mạnh, mặt yếu, thuận lợi, khó khăn để bố trí công tác hợp lý (vận dụng nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc năng lực sở trường).

+ Hiệu phó phụ trách hoạt động xã hội hóa giáo dục chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch về hoạt động xã hội hóa giáo dục theo cách thức tích hợp, lồng ghép, là bộ phận của kế hoạch chung của Nhà trường; chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục.

+ Lựa chọn và phân công GV vào các khâu của hoạt động xã hội hóa giáo dục, cần chú ý các yếu tố như: ý thức tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn đặc biệt là khả năng thực hiện nội dung hoạt động xã hội hóa giáo dục (đã qua đào tạo, tập huấn về hoạt động xã hội hóa giáo dục).

+ Thành lập tổ chịu trách nhiệm về hoạt động xã hội hóa giáo dục và lựa chọn GV cốt cán về có kinh nghiệm về tổ chức hoạt động XHHGD

Với mục đích chung là thực hiện hiệu quả hoạt động xã hội hóa giáo dục trong Nhà trường, cần đặc biệt chú ý trong việc tạo mối liên kết giữa cá nhân, các bộ phận, các hoạt động của Nhà trường. Trong đó với chức năng tổ chức của mình người hiệu trưởng cần tập trung cao độ trong các hoạt động. Ngoài ra cũng cần dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm trong việc tổ chức các hoạt động xã hội hóa giáo dục.

1.5.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục

Chỉ đạo hoạt động Nhà trường của hiệu trưởng trường cao đẳng giống như người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, có nghĩa là sự điều phối để tập thể sư phạm hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công của tổ chức. Sự vận hành của từng bộ phận nhằm đạt mục tiêu giáo dục chung của đơn vị trong sự cân bằng động và sự phát triển bền vững của cả hệ thống.

Chức năng chỉ đạo có 2 phương diện cơ bản là duy trì kỷ cương, kỷ luật và động viên, khích lệ nhân viên để phát huy cao nhất tiềm năng, năng lực của nhân viên tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục với tư cách là người quản lý Nhà nước và với vai trò thủ trưởng đơn vị, là trụ cột của tập thể sư phạm và mọi hoạt động xã hội hóa giáo dục (định ra những nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thực tế về chuyên môn, về các hoạt động khác để giáo viên phấn đấu thực hiện), do vậy cần am hiểu sâu sắc về hoạt động xã hội hóa giáo dục.

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động xã hội hóa giáo dục bằng:

+ Mệnh lệnh: Tức là thực hiện quyền hạn mà Nhà nước, ngành giao cho được quy định trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà Luật giáo dục, Điều lệ trường cao đẳng, quy định về hoạt động xã hội hóa giáo dục. Dùng mệnh lệnh một mặt giúp cho việc chỉ đạo hoạt động xã hội hóa giáo dục diễn ra thuận lợi, kịp thời ứng phó hay điều chỉnh khi có những vấn đề mới nảy

sinh; mặt khác nó đòi hỏi phải có kinh nghiệm, bản lĩnh để có những mệnh lệnh đúng và hiệu quả.

+ Chỉ thị: là việc sự dụng uy tín, hệ thống biện pháp - giải pháp đã được chuẩn bị khi xây dựng kế hoạch để tập thể giáo viên và sinh viên tự giác thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc dạy - học. Việc ra chỉ thị và thực hiện chỉ thị khi thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục cần chú ý đến vấn đề dân chủ hoá trong Nhà trường, có nghĩa là nếu cấp dưới còn có vấn đề chưa thống nhất với quy định thì phải tạo điều kiện cho họ được đối thoại, thảo luận, góp ý để tìm ra cách thực hiện tốt nhất nhiệm vụ. Đồng thời cũng cấn chú ý đến việc đảm bảo thông tin hai chiều trong suốt quá trình chỉ đạo, bên cạnh đó phải quan tâm thực hiện tốt việc khích lệ động viên kịp thời nhằm tạo động lực cho cấp dưới nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.

+ Tham gia: tức là sử dụng năng lực của hiệu trưởng để khuyến khích mọi thành viên trong Nhà trường đều thực hiện. Trong quá trình trực tiếp tham gia vào việc thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục, sẽ phát hiện những điểm tốt hoặc chưa tốt để thực hiện chức năng kế tiếp là kiểm tra hay điều chỉnh kế hoạch

1.5.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục

Để đảm bảo hoạt động xã hội hóa giáo dục, Nhà trường phải luôn bám sát các mục tiêu đã đề ra, Nhà trường cần giám sát, kiểm tra và đánh giá thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Căn cứ vào thời gian kiểm tra, có thể phân loại các loại hình kiểm tra hoạt động xã hội hóa giáo dục ở các Nhà trường: kiểm tra trước khi thực hiện kế hoạch, kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch; kiểm tra sau khi hoàn thành kế hoạch.

Trong quá trình quản lý việc thực hiện hoạt động cần phải chú trọng đến công tác kiểm tra bao gồm: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên.

Kiểm tra để phát hiện cái đúng, cái sai trong quá trình thực hiện và kịp thời điều chỉnh hoặc có biện pháp bổ sung để thực hiện tốt nhiệm vụ.

Nhiệm vụ cụ thể của công tác kiểm tra: so sánh, đánh giá giữa việc thực hiện hoạt động với kế hoạch chỉ đạo giữa tiến tiến độ thực hiện mục tiêu xây dựng văn hóa Nhà trường với mục tiêu đã đề ra bản kế hoạch.Giữa việc thực hiện các hoạt động so với tiến độ và mục tiêu đã định; giữa việc phối kết hợp giữa các cá nhân, các nhóm... trong việc thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục Công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục được tiến hành qua 4 bước sau:

- Bước 1: Định rõ các chuẩn để đánh giá đối với công việc cần kiểm tra.

- Bước 2: Đánh giá theo chuẩn đã định, lượng hoá những kết quả đạt được.

- Bước 3: Khẳng định điều làm được hoặc chưa được theo kế hoạch dựa trên chuẩn đánh giá.

- Bước 4: Xử lý kết quả để quyết định chỉ đạo tiếp hoặc điều chỉnh kế hoạch

Thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá cần chú ý:

- Kiểm tra là nhằm vào công việc chứ không nhằm vào con người, kiểm tra là để đánh giá, khơi dậy tiềm năng sẵn có của mỗi thành viên trong Nhà trường để họ làm tốt công việc được giao.

- Nếu thấy cần thiết, sau kiểm tra có thể điều chỉnh lại công tác tổ chức, phân công hoặc điều chỉnh lại một phần kế hoạch.

- Cần chú ý đến nguyên tắc định chuẩn, lượng hoá và thu thập thông tin.

Tóm lại, quá trình quản lý là một thể thống nhất, việc phân chia từng bước từng chức năng chỉ có tính chất tương đối, trong thực tế mỗi bước, mỗi giai đoạn, thường đan xen tác động lẫn nhau. Từ đó đòi hỏi người quản lý trong quá trình chỉ đạo việc thực hiện hoạt động xã hội hóa giáo dục phải nắm bắt và vận dụng một cách khéo léo, hợp lý.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)