Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 104 - 109)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN

3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý đã đề xuất.

3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm

Để khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã nêu trên tác giả đã xây dựng mẫu phiếu và đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 125 người gồm: 25 cán bộ quản lý Nhà trường, 100 giảng viên của Nhà trường.

3.4.3. Các bước tiến hành khảo nghiệm

Xây dựng phiếu gửi tới các đối tượng xin ý kiến. Trong phần trưng cầu ý kiến, tác giả đã khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của 7 biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục của trường Cao đẳng ASEAN.

Về mức độ cần thiết và tính khả thi của 7 biện pháp đề ra 3 mức độ:

Rất cần thiết;

Cần thiết;

Không cần thiết.

Rất khả thi;

Khả thi;

Không khả thi.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết các biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục đã đề xuất

TT Tên các biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần

thiết Cần thiết Không cần thiết

SL % SL % SL %

1

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các khách thể về vai trò, ý nghĩa của hoạt động xã hội hóa giáo dục trong trường Cao đẳng

90 72.00 35 28.00 0 0

2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động xã hội hóa giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương

87 69.60 38 30.40 0 0

3

Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện dân chủ hóa trong việc huy động các nguồn lực tham gia hoạt động XHHGD

95 76.00 30 24.00 0 0

4

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương với Sở Giáo dục và Đào tạo để ban hành và ủng hộ thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục Cao đẳng

93 74.40 32 25.60 0 0

5

Xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật, sinh viên dân tộc thiểu số và con em gia đình chính sách

87 69.60 38 30.40 0 0

6

Thực hiện quy định gắn kết ba môi trường giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành và địa phương cho sự nghiệp giáo dục của Nhà trường

98 78.40 27 21.60 0 0

7

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo lập uy tín, niềm tin với chính quyền và nhân dân địa phương .

100 80.00 25 20.00 0 0

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến về tính khả thi các biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục đã đề xuất

TT Tên các biện pháp

Tính khả thi

Rất khả thi Khả thi Không khả thi

SL % SL % SL %

1

Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các khách thể về vai trò, ý nghĩa của hoạt động xã hội hóa giáo dục trong trường Cao đẳng

85 68.00 40 32.00 0 0.00

2

Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động xã hội hóa giáo dục phù hợp với điều kiện nhà trường và địa phương

84 67.20 41 32.80 0 0.00

3

Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện dân chủ hóa trong việc huy động các nguồn lực tham gia hoạt động XHHGD

90 72.00 35 28.00 0 0.00

4

Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương với Sở Giáo dục và Đào tạo để ban hành và ủng hộ thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục Cao đẳng

88 70.40 37 29.60 0 0.00

5

Xây dựng chính sách hỗ trợ sinh viên nghèo, sinh viên khuyết tật, sinh viên dân tộc thiểu số và con em gia đình chính sách

80 64.00 45 36.00 0 0.00

6

Thực hiện quy định gắn kết ba môi trường giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành và địa phương cho sự nghiệp giáo dục của Nhà trường

91 72.80 32 25.60 2 1.60

7

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo lập uy tín, niềm tin với chính quyền và nhân dân địa phương

89 71.20 35 28.00 1 0.80

97.5 98 98.5 99 99.5 100

Biện pháp 1

Biện pháp 2

Biện pháp 3

Biện pháp 4

Biện pháp 5

Biện pháp 6

Biện pháp 7

Cần thiết Khả thi

Biểu đồ 3.1. So sánh mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Qua tổng hợp số liệu trên chúng ta thấy

Về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất, tất cả các ý kiến đều cho rằng cần thiết hoặc rất cần thiết, không có ý kiến nào cho rằng các biện pháp là không cần thiết.

Về tính khả thi đa số ý kiến cho rằng các biện pháp có tính khả thi rất cao. Tuy nhiên, trong đó còn số ít ý kiến cho rằng các biện pháp trên không khả thi như biện pháp 6 và biện pháp 7 có 1,6% và 0,8% cho rằng biện pháp không khả thi.

Các ý kiến đều tán thành cao về mức độ cần thiết và rất cần thiết, tính khả thi và rất khả thi của các biện pháp trên. Qua đó có thể khẳng định các biện pháp của đề tài là có cơ sở khoa học và thực tiễn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

1. Để đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động XHHGD ở trường cao đẳng ASEAN đã đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Đảm bảo tính kế thừa - Đảm bảo tính thực tiễn - Đảm bảo tính khả thi - Đảm bảo tính đồng bộ

2. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cũng như việc tuân theo các nguyên tắc chung, tác giả đưa ra 7 biện pháp đồng bộ để quản lý hoạt động XHHGD đối với trường Cao đẳng ASEAN.

3. Kết quả khảo nghiệm cho thấy 7 biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục đối với trường Cao đẳng ASEAN mà tác giả đề xuất có tính cấp thiết và tính khả thi cao. Đồng thời, so với các biện pháp quản lý đã thực hiện ở trường Cao đẳng ASEAN thì các biện pháp này có tính toàn diện hơn.

Qua thực tiễn hoạt động và đề xuất các biện pháp thực hiện XHHGD ở trường Cao đẳng ASEAN cho thấy: Mỗi biện pháp đều có vai trò, vị trí chức năng và thế mạnh riêng. Tuy nhiên, các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng vừa là tiền đề, vừa là kết quả tác động, hỗ trợ trong xây dựng và Quản lý hoạt động Nhà trường. Vì vậy, các biện pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất, nếu tách riêng lẻ thì khó mà đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, tùy từng hoạt động giáo dục mà chúng ta nên chọn và tập trung thực hiện hay ưu tiên một hoặc một số biện pháp; đồng thời phải luôn chú ý đến những tác động khách quan và ảnh hưởng tiêu cực có thể có của mỗi biện pháp để giảm thiểu những khó khăn hạn chế của mỗi biện pháp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)