Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động XHHGD ở trường
1.6.1. Chủ trương, cơ chế chính sách XHHGD ở trường cao đẳng
Muốn tổ chức triển khai hoạt động XHHGD ở trường cao đẳng có hiệu quả thì trước hết nhà quản lý phải nắm chắc các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về XHHGD trong nước và trong ngành giáo dục và đào tạo.
1.6.2. Nhận thức của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạo hoạt động XHHGD
Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, quan điểm về đường lối chính sách của Đảng, của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT, của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT và vai trò, lợi ích của việc XHHGD
1.6.3. Năng lực cán bộ quản lý
Năng lực CBQL và chất lượng đội ngũ CBQL, GV có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng hoạt động XHHGD của Nhà trường. Đội ngũ CBQL là lực lượng nòng cốt quyết định tới hiệu quả của hoạt động XHHGD của một cơ sở giáo dục. Vì vậy, trong chiến lược phát triển giáo dục của đất nước nên có một chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBQL chất lượng cao. Trong thời đại CNTT, lượng tri thức được tiếp cận rất nhanh qua mạng, truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng khác lượng kiến thức khổng lồ nên cần có định hướng. Chính điều này đòi hỏi người CBQL phải có Tầm, có Tâm và tạo niềm tin cho xã hội.
1.6.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
Đây là yếu tố có ảnh hưởng tới giáo dục đào tạo nói chung và đặc biệt là hoạt động XHHGD nói riêng. Đây chính là yếu tố quan trọng vì điều kiện kinh tế của đất nước có lớn mạnh thì việc đầu tư kinh phí dành cho giáo dục mới thỏa đáng.
1.6.5. Sự phối hợp của Nhà trường- Phụ huynh- các đoàn thể xã hội
Người CBQL cần nhận thức được tầm quan trọng của việc phối hợp trong hoạt động XHHGD giữa gia đình - Nhà trường - xã hội để có sự quản lý đúng đắn và linh hoạt bởi lẽ quá trình tuyên truyền vận động mọi người tham gia hoạt động XHHGD thì phụ huynh và các đoàn thể có vai trò quan trọng trong hoạt động XHHGD. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong hoạt động XHHGD mang tính liên kết cao, đồng thời có tác dụng thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng, gia đình trong việc thực hiện công tác XHHGD.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục về bản chất và vận động, tổ chức sự tham gia của toàn xã hội vào quản lý hoạt động sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục. Xã hội hóa và đa dạng hóa các hình thức hoạt động giáo dục cho phép mở rộng các nguồn lực đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực, trí lực trong xã hội để quản lý hoạt động giáo dục phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục. Từ đó, tạo nguồn lực để giáo dục đóng góp mục tiêu xây dựng một xã hội tốt đẹp.
Nội dung quản lý XHHGD ở các trường cao đẳng bao gồm:
- Tổ chức học tập, quán triệt đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về Quản lý hoạt động Giáo dục - Đào tạo
- Nâng cao nhận thức của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện XHHGD Cao đẳng
- Phát huy vai trò của trường Cao đẳng vào đời sống cộng đồng, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo cơ hội cho tất cả mọi người được học tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập, bao gồm:
- Huy động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ cho quá trình tổ chức giáo dục.
- Tham gia quản lý tài chính, tài sản huy động từ sự đóng góp của xã hội ủng hộ cho Giáo dục - Đào tạo, sử dụng và phát huy có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị do dân đóng góp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục.
- Xây dựng và vận hành cơ chế quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục - Kiểm tra đánh giá hoạt động XHHGD thường xuyên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý XHHGD ở trường cao đẳng gồm:
Chủ trương, cơ chế chính sách XHHGD ở trường cao đẳng; Nhận thức của cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục trong việc chỉ đạo hoạt động XHHGD;
Năng lực cán bộ quản lý; Điều kiện kinh tế - xã hội; Sự phối hợp của Nhà trường - Phụ huynh - các đoàn thể xã hội
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN