Biện pháp 7: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo lập uy tín, niềm tin với chính quyền và nhân dân địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 99 - 103)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng ASEAN

3.2.7. Biện pháp 7: Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, tạo lập uy tín, niềm tin với chính quyền và nhân dân địa phương

3.2.7.1. Mục tiêu biện pháp

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực sẽ phát huy năng lực của đội ngũ, huy động được sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm Nhà trường, nhờ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, uy tín thương hiệu Nhà trường sẽ được khẳng định. Vì thế, đây là giải pháp nhằm giúp Nhà trường khẳng định

được uy tín, tạo dựng được niềm tin với cộng đồng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động XHHGD.

3.2.7.2. Nội dung biện pháp

Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đòi hỏi hiệu trưởng trước hết phải làm tốt hoạt động quy hoạch đội ngũ, phân công đúng người đúng việc, phát huy được năng lực của mỗi người. Việc phân công cần chú trọng đến các đối tượng sau:

- Chi bộ đảng: Theo quy định hiện hành người đứng đầu tổ chức Đảng trong Nhà trường chính là Hiệu trưởng, vì thế, Bí thư chi bộ phân công trách nhiệm rõ ràng trong ban chi ủy và chỉ đạo mọi hoạt động của chi bộ, nhà trương. Đồng thời phân công nhiệm vụ cho các đảng viên phụ trách từng hoạt động cũng như việc giúp đỡ quần chúng ưu tú.

- Ban Giám hiệu: Sự phân công trách nhiệm trong BGH cũng phải thực hiện rõ ràng, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng thực hiện nhiệm vụ như thế nào và phối hợp ra sao trong hoạt động quản lý. Đối với trường Cao đẳng ASEAN nên tiếp tục duy trì phân công 1 hiệu phó phụ trách chuyên môn, 1 hiệu phó phụ trách hoạt động đoàn thể, 1 hiệu phó phụ trách chung các hoạt động tại phân hiệu.

- Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên: Các tổ chức này được bầu trong mỗi nhiệm kỳ đại hội nhưng Chi bộ Đảng và BGH phải có sự định hướng đúng cho tổ chức trước khi đại hội bầu trên tinh thần dân chủ.

- Các tổ trưởng chuyên môn, GV chủ nhiệm, GV bộ môn, nhân viên Nhà trường căn cứ chức năng nhiệm vụ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tổ.

Xây dựng quy chế hoạt động của Nhà trường, của từng tổ chức để gắn trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện hoạt động của các tổ chức, cá nhân.

Muốn tạo được uy tín với địa phương và nhân dân thì Nhà trường phải thực hiện tốt hoạt động đào tạo giáo dục đội ngũ, nâng cao chất lượng giáo dục sinh viên, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.

3.2.7.3. Cách thức tiến hành biện pháp

Trước hết, Hiệu trưởng phải phân công đúng người đúng việc.

Đối với GVCN: Ngay từ đầu năm học, dựa vào tình hình thực tế, yêu cầu của công việc, kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn năm trước, mà hiệu trưởng lựa chọn sàng lọc đội ngũ để cử người tận tâm, tận lực với sinh viên làm hoạt động chủ nhiệm.

Đối với giáo viên: Phải phân công GV đúng chuyên môn được đào tạo. Dựa vào trình độ, năng lực của giáo viên để phân công theo từng khối lớp phù hợp, tạo được thế mạnh cho giáo viên trong việc phát huy sở trường, năng lực chuyên môn của đội ngũ. Trong mỗi khối phải có một giáo viên cốt cán để phụ trách chuyên môn trong khối và là nòng cốt trong hoạt động tự bồi dưỡng, cải tiến giảng dạy, phát huy sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp mình.

Kiện toàn lại các tổ chức đoàn thể theo tinh thần “Đúng người đúng việc”, hướng hoạt động của các đoàn thể Nhà trường đi vào thực chất, có hiệu quả. Đồng thời củng cố và tăng cường tinh thần phối hợp trong hoạt động, tạo nên khối thống nhất của một tập thể sư phạm.

Sự tạo lập uy tín phải bằng chính nội lực của mỗi Nhà trường, sự phấn đấu của mỗi thầy, cô giáo. Mỗi giáo viên phải coi sinh viên như chính con em ruột thịt của mình, giáo dục sinh viên bằng cả tình thương, lương tâm và trách nhiệm để các em thấy tự tin hơn khi được sống trong ngôi nhà chung ấm áp cùng các bạn. Để tạo được uy tín cao với PHHS và lãnh đạo địa phương, hiệu trưởng phải xây dựng cho đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, gương mẫu trong đạo đức nghề nghiệp, tập thể sư phạm đoàn kết, xây dựng hệ thống

chính trị trong Nhà trường vững mạnh. Chú trọng việc dạy thật, học thật, chất lượng thật bằng việc tăng cường hoạt động thanh kiểm tra nghiêm túc. Xây dựng trang website để quảng bá hình ảnh Nhà trường, trao đổi thông tin với các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

Thông báo kịp thời kết quả học tập của sinh viên đến từng phụ huynh sinh viên và kết quả sau mỗi kỳ thi, mỗi đợt thi, đặc biệt là những thành tích nổi trội đến ban đại diện cha mẹ sinh viên, lãnh đạo địa phương. Động viên kịp thời những sinh viên có nhiều tiến bộ, thông báo kịp thời những sinh viên có những biểu hiện chây lười trong học tập cho CMHS, cho địa phương để phối hợp giáo dục. Nâng cao chất lượng giáo dục thực để tạo niềm tin cho phụ huynh sinh viên, là cơ sở quan trọng để cấp ủy chính quyền địa phương ủng hộ.

Mặt khác, hiệu trưởng cần tập trung quan tâm vào hoạt động bồi dưỡng giáo viên giỏi, sinh viên giỏi, hạn chế sinh viên bỏ học lưu ban nhằm khẳng định uy tín Nhà trường. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng để hoạt động XHHGD được triển khai có hiệu quả. Đẩy mạnh hoạt động thi đua khen thưởng, xây dựng và hưởng ứng có hiệu quả các phong trào thi đua. Phấn đấu có nhiều giáo viên giỏi, sinh viên giỏi. Xây dựng mô hình giáo dục phù hợp với địa phương.

Thực hiện hoạt động công khai minh bạch theo đúng điều lệ các khoản huy động. Cùng với ban đại diện cha mẹ sinh viên, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và có ích các nguồn thu từ XHHGD. Để làm tốt việc này Hiệu trưởng cần:

- Thiết lập cơ chế phù hợp để có thể minh bạch: Tham mưu cho ban đại diện CMHS thành lập ban quản lý với thành phần là CMHS và đại diện BGH.

- Tổ chức sử dụng nguồn tài chính theo đúng kế hoạch.

- Thực hiện hoạt động xây dựng theo đúng hành tự qui định của pháp luật.

- Công khai báo cáo sau mỗi kỳ, mỗi năm, mỗi việc

Tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thể thao lành mạnh, thu hút đoàn viên thanh niên tham gia. Thành lập đội văn nghệ xung kích, duy trì tốt hoạt động tập luyện với nhiều nội dung phong phú, đặc biệt dành nhiều nội dung cho những tiết mục mang tính truyền thống và cả những tiết mục hiện đại phù hợp, thu hút giới trẻ. Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, duy trì các hoạt động thể dục, thể thao tạo không khí vui tươi và tâm thế tích cực cho sinh viên. Từng bước hoàn thành các tiêu chí của trường học thân thiện - sinh viên tích cực. Nhờ đó mới thu hút được sự chú ý của nhiều người và được nhiều người ủng hộ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)