Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN
3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng ASEAN
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo nghiêm túc thực hiện dân chủ hóa trong việc
3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp
Biện pháp này nhằm tạo ra môi trường giáo dục thật sự dân chủ, lành mạnh, thực hiện theo quan điểm giáo dục của dân, do dân, vì dân, giáo dục gắn chặt với lợi ích của cộng đồng, đáp ứng yêu cầu đa dạng của cộng đồng theo triết lý: Giáo dục là giáo dục cho mọi người, học tập là hoạt động suốt đời.
Thực hiện dân chủ, tức là nhằm phát huy quyền làm chủ, khơi dậy tiềm năng trí tuệ của tập thể, góp phần xây dựng Nhà trường văn hóa, tăng cường trách nhiệm của tất cả mọi người trong việc thực hiện hoạt động quản lý giáo dục.
Việc phát huy dân chủ sẽ giúp Nhà trường huy động được sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm Nhà trường và cộng đồng để xây dựng và quản lý hoạt động Nhà trường, nhờ đó sự nghiệp giáo dục và Đào tạo không còn khép kín trong Nhà trường mà trở thành sự nghiệp của toàn xã hội. Xây dựng kế hoạch để huy động cộng đồng nhằm xây dựng Nhà trường quản lý hoạt động một cách có quy hoạch tổng thể, không manh mún.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Trong Nhà trường, khái niệm “Dân” được hiểu là các đối tượng có liên quan đến mọi hoạt động của Nhà trường, đó là tập thể sư phạm, sinh viên, hội cha mẹ sinh viên, các tổ chức xã hội có liên quan. Ngày mùng 1 tháng 3 năm 2000, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Nhà trường, đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong các Nhà trường theo phương châm: được biết, được bàn, được làm, được giám sát. Dân chủ hóa giáo dục, dân chủ hóa Nhà trường một mặt đảm bảo quyền học tập của mỗi người (sinh viên), mặt khác tạo điều kiện để nhân
dân phát huy quyền làm chủ của mình trong giáo dục, các nghĩa vụ đóng góp, xây dựng Nhà trường. Các cơ sở, Nhà trường cần nhận thức một cách đầy đủ ý nghĩa của nó.
Dân chủ hóa quản lý Nhà trường gắn liền với việc tăng cường quyền tự chủ của Nhà trường, với việc lôi cuốn các lực lượng xã hội vào việc tổ chức và quản lý công việc Nhà trường. Hiệu trưởng Nhà trường phải có kế hoạch, biện pháp thu hút các lực lượng xã hội, các ban ngành, đặc biệt là các bậc phụ huynh sinh viên, cộng đồng dân cư tự nguyện tham gia giáo dục, cùng quan tâm đến việc học tập của con em, đóng góp công sức, tiền của, góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường. Khi các cấp, các ngành và toàn xã hội đã thực sự bị lôi cuốn, tự nguyện đầu tư vật chất, tinh thần cho giáo dục và như vậy là họ đã tham gia vào công việc quản lý Nhà trường, hiệu quả giáo dục của các đơn vị giáo dục sẽ được nâng cao hơn.
Trong trường học, ngoài chi bộ Đảng, có tổ chức toàn thể như tổ chức Công đoàn , Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội CMHS. Các tổ chức trên nhất thiết đều phải hoạt động có tính đồng bộ và thống nhất vì mục đích chung của Nhà trường. Hiệu trưởng phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ của mình để điều hành thống nhất hoạt động của tổ chức trong Nhà trường. Tuy nhiên, trong quá trình điều hành, hiệu trưởng không nên quá cứng nhắc mà cần quan tâm đến việc hình thành, duy trì và Quản lý hoạt động được mối quan hệ con người tốt đẹp. Đảm bảo thực hiện công khai dân chủ trong mọi hoạt động, nhất là với các nguồn tài chính.
Ngoài ra, Hiệu trưởng cần công khai công tác tuyển sinh, nhu cầu và năng lực của sinh viên, công khai trong xếp loại sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý, tuyển dụng giáo viên, nhân viên, quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý, các khoản thu chi…
Đối với việc xây dựng kế hoạch: Ngay từ đầu mỗi năm học, hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học, sau
đó chỉ đạo các tổ chức cá nhân căn cứ chức năng nhiệm vụ xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Hiệu trưởng lấy ý kiến của tập thể, cá nhân rồi tổ chức thực hiện.
3.2.3.3. Cách thức tiến hành biện pháp
Để thực hiện dân chủ hóa trong Nhà trường, hiệu trưởng phải thực hiện tốt các biện pháp sau:
Xây dựng đủ các loại kế hoạch và công khai mọi kế hoạch của Nhà trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, trang website của Nhà trường, qua bản tin Nhà trường. Kế hoạch phải đảm bảo các nguyên tắc nói chung, trong đó phải quan tâm đến điều kiện thực tế của Nhà trường, nhằm đảm bảo tính khả thi. Kế hoạch XHHGD được xây dựng trên một số yếu tố sau: Mục tiêu của việc huy động xã hội; xác định đối tượng huy động; phân công ai giữ vai trò chủ thể huy động? kết quả dự kiến đối với từng đối tượng;
thời gian thích hợp nhất. Nguyên tắc ưu tiên để sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện huy động cộng đồng. Đồng thời với đó, quá trình thực hiện phải luôn làm tốt hoạt động tổ chức, triển khai chi tiết cho từng hoạt động, theo dõi, nhận xét đánh giá hiệu quả, đề ra các giải pháp thực hiện và điều chỉnh kế hoạch. Do vậy, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch tổng thể, chi tiết trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho Nhà trường, nắm vững những quy định về cơ sở vật chất đối với trường Cao đẳng của Bộ GD&ĐT và hiện nay là Bộ Lao động và Thương binh xã hội, điều kiện của địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể, hợp lý, khoa học.
Tổ chức hội thảo, hội nghị, đại hội cán bộ công chức, viên chức, xin ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, CMHS về kế hoạch của Nhà trường.
Đầu năm, tất cả các tổ chức trong trường phải sớm được kiện toàn. Chi bộ Đảng, BGH, công đoàn, đoàn thanh niên, Hội CMHS, các tổ chuyên môn trong trường, nghiên cứu bàn bạc để đề ra các chỉ tiêu và những biện pháp cơ bản trong phương hướng hoạt động chung của năm học. Trong các buổi họp
của các tổ chức này cần phải tăng cường sự tham gia ý kiến vào việc quản lý Nhà trường, vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định. Tổ chức hội nghị cán bộ viên chức để tập thể tranh thủ ý kiến quần chúng, thống nhất thành văn bản, nghị quyết và mọi người sẽ thực hiện theo văn bản nghị quyết đó. Hiệu trưởng và BGH đóng vai trò nòng cốt trong quá trình dân chủ hóa giáo dục đào tạo: Chủ động xây dựng quy chế làm việc của trường, quy chế phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài Nhà trường. Hướng dẫn các tổ chức đoàn thể xây dựng quy chế làm việc, dân chủ bàn bạc các chế tài xử lý các vi phạm, khen thưởng nếu làm tốt, Công đoàn Nhà trường là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên trong quá trình sử dụng quyền dân chủ của mình.
Về phía sinh viên, cần tích cực, sáng tạo trong học tập, rèn luyện. Phải chấp hành nghiêm nội quy Nhà trường, tôn trọng ý kiến của các thầy cô giáo, tự giác tham gia các phong trào chung, các hoạt động tập thể. Có quyền được hưởng thụ học vấn, hưởng thụ lợi ích và dịch vụ giáo dục dưới mọi hình thức.
Về phía GV, khi giảng dạy và làm hoạt động giáo dục, GV cần kết hợp hài hòa giữa tôn trọng nhân cách của sinh viên với việc đòi hỏi sinh viên phải vươn tới yêu cầu cao của giáo dục, vừa nắm được tri thức khoa học, vừa rèn luyện đạo đức, lối sống lành mạnh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người sinh viên. Đó là quá trình kết hợp đúng đắn giữa việc tôn trọng quyền lợi cá nhân và thực hiện nghĩa vụ của cá nhân với tập thể. Tránh hiện tượng GV bị xúc phạm, nhục mạ. GV trù dập hay thành kiến sinh viên; cản trở sự tiến bộ của các em và ảnh hưởng đến tình cảm thiêng liêng của thầy của trò. Phát huy dân chủ hóa trường học còn có nghĩa là tạo điều kiện để giáo viên trong Hội đồng sư phạm Nhà trường phát huy được tốt nhất những phẩm chất năng lực chuyên môn. Mỗi giáo viên có thể đề xuất, đóng góp những giải pháp hay, những biện pháp tốt để nâng cao chất lượng giáo dục trong Nhà trường như hoạt động chủ nhiệm lớp, giảng dạy, bồi dưỡng sinh viên giỏi, giáo dục sinh
viên cá biệt, phụ đạo sinh viên yếu kém, tuyên truyền, vận động sinh viên đi học chuyên cần…
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục, hiệu trưởng cần phải kiên quyết chỉ đạo chống bệnh chạy theo thành tích, chạy theo hình thức bề ngoài, quan liêu, tiêu cực, phải tôn trọng ý kiến của tập thể, của mỗi cá nhân, tích cực huy động được trí tuệ tập thể trong việc xây dựng kế hoạch và điều hành hoạt động chung. Trong quá trình hoạt động, người cán bộ quản lý, giáo viên cần có đạo đức phẩm chất tốt, phương pháp hoạt động tốt, trung thực, gắn bó với cộng đồng. quan hệ tốt với địa phương để sinh viên, phụ huynh và nhân dân tin yêu.