Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng ASEAN, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 52)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG

2.3. Thực trạng hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng ASEAN, huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường Cao đẳng ASEAN, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xã hội hóa giáo dục

Mức độ nhận thức

Khách thể điều tra (250) CBQL

Nhà trường (25)

Giáo viên (100)

Phụ huynh (100)

SL % SL % SL %

Rất quan trọng 15 60.00 56 56.00 45 45.00

Quan trọng 8 32.00 35 35.00 40 40.00

Không quan trọng 2 8.00 9 9.00 15 15.00

Từ bảng 2.2. cho thấy, đa số CBQL, giảng viên, phụ huynh đều có nhận thức cao về tầm quan trọng của hoạt động xã hội hóa giáo dục. Ở mỗi đối tượng thì mức độ nhận thức có khác nhau, đó là điều luu ý dành cho đội ngũ CBQL để có những biện pháp khắc phục và nâng cao nhận thức giúp cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động XHHGD được thực hiện tốt nhất.

Cụ thể, đội ngũ CBQL nhận thức về hoạt động XHHGD ở mức độ quan trọng và rất quan trọng chiếm tới 92.00%, trong khi đó tỉ lệ này ở đội ngũ giảng viên là 91.00% và ở đội ngũ Phụ huynh là 85.00%. Đó là thuận lợi lớn trong việc thực hiện và triển khai hoạt động XHHGD trong Nhà trường. Bên cạnh những đánh giá rất quan trong và quan trọng cao như vậy thì vẫn còn tồn tại những ý kiến đánh giá là không quan trọng chiếm từ 8.00% - 15.00% qua đó cho thấy có một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên, phụ huynh có nhận thức chưa đúng về vai trò của hoạt động XHHGD. Họ cho rằng hoạt động XHHGD Cao đẳng chỉ là sự huy động tiền của, cơ sở vật chất khác đóng góp cho giáo dục, nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng cho Nhà nước, cho nên không cần thiết và chỉ là giải pháp tình thế. Điều đó lý giải tại sao vẫn có trường hợp phó mặc chất lượng giáo dục cho Nhà trường. Đồng thời đây cũng là một trong những vấn đề đặt ra đòi hỏi hiệu trưởng Nhà trường cần quan tâm đến các biện pháp nâng cao nhận thức về hoạt động XHHGD cán bộ quản lý các cấp (cụ thể là cán bộ quản lý cấp huyện), cán bộ quản lý Nhà trường, cho giảng viên viên và phụ huynh.

2.3.1.2. Nhận thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHGD Cao đẳng ở trường Cao đẳng ASEAN

Bảng 2.3. Nhận thức về mục tiêu và yêu cầu chính của XHHGD cao đẳng

Các mục tiêu chính Mức độ quan trọng

CBQL Nhà trường

(25)

Giáo viên (100)

Phụ huynh (100)

SL % SL % SL %

1. Huy động toàn XH tham gia hoạt

động giáo dục

Rất quan trọng 19 76.00 60 60.00 50 50.00 Quan trọng 5 20.00 35 35.00 40 40.00 Không quan trọng 1 4.00 5 5.00 10 10.00 2. Tăng cường sự

đóng góp từ phía người học

Rất quan trọng 15 60.00 45 45.00 40 40.00 Quan trọng 8 32.00 30 30.00 32 32.00 Không quan trọng 2 8.00 25 25.00 28 28.00 3. Giảm bớt ngân

sách Nhà nước cho giáo dục

Rất quan trọng 20 80.00 35 35.00 30 30.00 Quan trọng 5 20.00 40 40.00 35 35.00 Không quan trọng 0 0.00 25 25.00 35 35.00 4. Thực hiện mối

liên hệ GD - NT - XH

Rất quan trọng 19 76.00 50 50.00 45 45.00 Quan trọng 6 24.00 40 40.00 37 37.00 Không quan trọng 0 0.00 10 10.00 28 28.00 5. Mọi người đều

được hưởng quyền lợi từ giáo dục

Rất quan trọng 22 88.00 43 43.00 40 40.00 Quan trọng 3 12.00 50 50.00 43 43.00 Không quan trọng 0 0.00 7 7.00 17 17.00 6. Góp phần nâng

cao hiệu quả giáo dục

Rất quan trọng 17 68.00 56 56.00 52 52.00 Quan trọng 7 28.00 40 40.00 39 39.00 Không quan trọng 1 4.00 4 4.00 9 9.00 7. Cải thiện cơ sở vật

chất trường học

Rất quan trọng 22 88.00 70 70.00 65 65.00 Quan trọng 3 12.00 30 30.00 29 29.00 Không quan trọng 0 0.00 0 0.00 6 6.00 8. Tôn vinh thầy cô

giáo và những người làm hoạt động giáo dục

Rất quan trọng 14 56.00 50 50.00 48 48.00 Quan trọng 9 36.00 35 35.00 32 32.00 Không quan trọng 2 8.00 15 15.00 20 20.00

Nhận xét:

Để tìm hiểu về mục tiêu và những yêu cầu cơ bản của hoạt động xã hội hóa giáo dục, phiếu điều tra yêu cầu đánh giá về mức độ quan trọng của các mục tiêu. Kết quả điều tra ở bảng 2.3 cho thấy: Đa số các đối tượng đều đánh giá các mục tiêu ở mức độ quan trọng và rất quan trọng, tuy nhiên ở từng mục tiêu thì mức độ đánh giá là khác nhau và vẫn còn có ý kiến đánh giá là không quan trọng. Cụ thể: Đối tượng quản lý đa số đã nhận thực đúng được các mục tiêu trên và họ cho rằng các mục tiêu trên là quan trọng và rất quan trọng chiếm từ 0 đến 8.00%. Đây là một yếu tố thuận lợi đội CBQL cần lưu ý và phát huy. Tuy nhiên vẫn còn 8% đánh giá là không quan trọng ở mục tiêu “Tăng cường sự đóng góp từ phía người học” đây là một hạn chế cần khắc phục.

Ở đối tượng giảng viên thì đánh giá mục tiêu “Cải thiện cơ sở vật chất trường học” ở mức độ quan trọng và rất quan trọng là 100%. Tuy nhiên, vẫn còn những ý kiến đánh giá không quan trọng như nội dung “Tôn vinh thầy cô giáo và những người làm hoạt động giáo dục” chiếm tới 15.00%. Điều đó đặt ra cho các nhà QL cần tìm hiểu nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục những khó khăn đó.

Trong 3 đối tượng được hỏi ý kiến thì đối tượng đánh giá các mục tiêu trên ở mức độ không quan trọng cao nhất chính là phụ huynh, đây là lực lượng rất quan trọng liên quan chặt chẽ đến quá trình XHHGD. Cụ thể thì mức độ đánh giá không quan trong từ 6.00% đến 35.00%. Đó là hạn chế mà các nhà quản lý cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động tuyên truyền phổ biên mục tiêu đến các bậc phụ huynh.

Từ kết quả điều tra ở bảng 2.3 có thể nhận định rằng hầu hết các đối tượng nghiên cứu đã hiểu được vai trò, ý nghĩa, mục tiêu quan trọng của hoạt động XHHGD Cao đẳng trong sự Quản lý hoạt động của giáo dục. Nhiều vấn đề mới về lãnh đạo và quản lý được đặt ra trong điều kiện thực hiện XHHGD

Cao đẳng như đảm bảo nhận thức và thực hiện đúng chủ trương XHHGD Cao đẳng, hướng về cơ sở, hướng về người dân, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội, quan tâm các đối tượng chính sách, những người có hoàn cảnh khó khăn, vùng cao, vùng xa, ngăn chặn và khắc phục những khuynh hướng “thương mại hóa” và các biểu hiện tiêu cực khác trong giáo dục đã được giải quyết tương đối thỏa đáng. Các cấp ủy Đảng, chính quyền ở các xã, thị trấn đều coi trọng việc nâng cao nhận thức của Đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của GD&ĐT đến sự Quản lý hoạt động của địa phương, đồng thời làm rõ tính tất yếu của con đường XHHGD đối với một huyện còn nhiều khó khăn.

Mặt khác, do được quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách và các văn bản hướng dẫn về XHHGD -ĐT nên cán bộ quản lý, giáo viên đã hiểu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa các hoạt động XHHGD-ĐT trong sự tồn tại và Quản lý hoạt động của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, mỗi cán bộ giáo viên trong Nhà trường phải là một tuyên truyền viên trong phong trào XHHGD của địa phương.

- Bên cạnh đó, vẫn còn một số lượng không nhỏ ý kiến hiểu sai về mục tiêu của XHHGD, vì họ cho rằng XHHGD Cao đẳng là để giảm bớt ngân sách Nhà nước cho giáo dục đào tạo, đồng thời huy động sức dân đầu tư cho giáo dục hoặc không nhìn thấy đầy đủ sự hưởng lợi từ giáo dục cho mọi người.

Đối tượng này chủ yếu là cán bộ quản lý cấp xã, thị trấn, CMHS và số ít GV.

Chính vì vậy, một số CMHS chưa ủng hộ các chủ trương của Nhà trường, thậm chí còn vắng mặt trong các buổi họp PHHS đầu năm, họ cho rằng cuộc họp này chủ yếu là để huy động nguồn đóng góp từ phía CMHS.

2.3.1.3. Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong hoạt động XHHGD Cao đẳng

Bảng 2.4. Nhận thức về vai trò của các lực lượng quan trọng trong hoạt động XHHGD Cao đẳng

STT

Vai trò các lực lượng quan trọng nhất trong

hoạt động xã hội hóa giáo dục cao đẳng Số lượng

Tỷ lệ

%

1 HĐND, UBND và các ngành liên quan triển khai NQ nhằm

thực hiện hoạt động XHHGD ở địa phương 86 68.80

2 Đảng bộ và cấp ủy Đảng lãnh đạo chỉ đạo chương trình giáo

dục 84 67.20

3 Các đoàn thể, tổ chức xã hội 65 52.00

4 Hội đồng sư phạm Nhà trường, BGH, các thầy cô giáo 85 68.00

5 Sở Giáo dục và Đào tạo 85 68.00

6 Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công Nhà trường 54 43.20

7 Khu dân cư, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh 45 36.00

8 Hội cha mẹ sinh viên, gia đinh, họ tộc 43 34.40

- Từ bảng 2.4 và thực tìm hiểu thực tế cho thấy, các đối tượng điều tra đã hiểu được vai trò của các lực lượng tham gia vào hoạt động XHHGD Cao đẳng. Nhân dân ngày càng hiểu rõ hơn, ý thức đầy đủ hơn việc tham gia tích cực vào quá trình XHHGD Cao đẳng, xem đó là việc làm cần thiết để nâng cao chất lượng vì quyền lợi thiết thực của chính họ. Các ngành, các cấp, đoàn thể, quần chúng, các lực lượng xã hội ngày càng thấy rõ hơn tầm quan trọng của sự phối hợp hành động, tạo ra cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ trong quá trình thực hiện XHHGD Cao đẳng.

- Kết quả điều tra ở bảng 2.4 cho thấy các đối tượng được điều tra còn coi nhẹ vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ sinh viên, gia đình, họ tộc.

Cụ thể: Ba lực lượng đánh giá vai trò không quan trong là: “Công đoàn, Đoàn TN, Ban nữ công Nhà trường; Khu dân cư, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh; Hội cha mẹ sinh viên, gia đinh, họ tộc” lần lượt được đánh giá với tỉ lệ (43,2%; 36%; 34,4).Trong thực tế, đây là những lực lượng có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền giáo dục sinh viên, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Vì vậy, cần tuyên truyền để họ xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia vào hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả hoạt động XHHGD.

Như vậy, trong quá trình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động xã hội hóa giáo dục, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tầng lớp nhân dân trong huyện, cán bộ giáo viên, CMHS đã nhận thức ngày càng rõ hơn, đứng đắn hơn cả về bản chất, nội dung lẫn mục tiêu của con đường này.

Tuy nhiên, hiện nay trong một bộ phận các cấp ủy Đảng địa phương, cơ quan đơn vị, đặc biệt trong nhiều cấp chính quyền, các ngành và nhân dân trong huyện vẫn còn có nhận thức chưa đầy đủ về bản chất, mục tiêu và nội dung cơ bản của hoạt động xã hội hóa theo quan điểm của Đảng về chủ trương XHHGD. Hầu hết bộ phận này chưa nhận thức chủ yếu mới chỉ thấy ở khía cạnh của xã hội hóa như một hình thức đa dạng hóa các nguồn đầu tư, khai thác nguồn nhân lực, vật lực của xã hội và nhân dân cho các hoạt động này.

Những tồn tại này làm hạn chế chủ trương thực hiện xã hội hóa giáo dục của Đảng, cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục bằng con đường xã hội hóa.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục tại trường Cao đẳng ASEAN (Luận văn thạc sĩ) (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)