Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 43 - 46)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá giáo viên THPT theo chuẩn nghề nghiệp

1.6.1 Yếu tố khách quan.

Xuất phát từ quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, các chính sách vĩ mô của Nhà nước về giáo dục trong những năm qua đã được toàn ngành và xã hội đón nhận, đánh giá khách quan.

Chuẩn nghề nghiệp GV được xây dựng và ban hành về cơ bản dễ triển khai, tuy nhiên vẫn có những tiêu chuẩn còn chung chung, khó định lượng.

Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giáo viên là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên. Vì vậy, quản lý và phát triển đội ngũ GV theo Chuẩn là nhiệm vụ cấp thiết không những của ngành GD mà đã thể hiện trong chính sách, chủ trương của Đảng và nhà nước nhằm phát triển mạnh nền giáo dục với chất lượng và hiệu quả cao, tạo nền tảng và động lực vững chắc cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Quá trình đào tạo và tuyển chọn GV, đặc điểm lao động sư phạm của GV đòi hỏi rất cao ở tính sáng tạo và linh hoạt, vì vậy chất lượng và thành quả lao động của người thầy giáo phụ thuộc chủ yếu vào sự thành thạo tinh thông nghề nghiệp. Sự tinh thông này có được ban đầu là do quá trình đào tạo tại các trường Sư phạm. Tiếp đó là quá trình bổ sung liên tục, bồi dưỡng thường xuyên kiến thức, kỹ năng để đáp ứng tốt nhất sự phát triển giáo viên theo yêu cầu đổi mới.

1.6.2.Yếu tố chủ quan.

Về trình độ đội ngũ: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, được đào tạo theo hình thức chính qui hay không chính qui, chất lượng và uy tín của cơ sở đào tạo.

Độ tuổi của GV, thâm niên làm việc trong tổ chức, thâm niên trong vị trí làm việc mà người đó đã và đang đảm nhận cũng tác động tới việc quản lý giáo viên theo Chuẩn. Những GV lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy nhưng nhiều người có tâm lý ngại thay đổi, gặp khó khăn trong việc áp dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy. GV trẻ có sức khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều thuận lợi trong việc thể hiện năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp.

Điều kiện và môi trường dạy học của các trường là cơ hội tốt nhất để GV thể hiện năng lực của mình là trong môi trường sư phạm tốt, có đủ điều kiện tối thiểu cần thiết phục vụ cho hoạt động sư phạm. CBQL nhà trường là người lãnh đạo biết cách tổ chức hợp lý hoạt động sư phạm cho GV, biết tạo ra môi trường sư phạm thuận lợi và các điều kiện cơ bản để giúp cho GV có được sự nhiệt tình và lòng đam mê hơn với công việc, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau.

Trình độ của cán bộ quản lý: Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trước hết phải có phẩm chất chính trị, gương mẫu và vận động mọi người cùng chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, có lòng yêu nghề, tận tụy, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. CBQL phải gương mẫu trong lối sống và công tác, tác phong làm việc khoa học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của trường. Trong công tác điều hành, CBQL phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh để điều hành các hoạt động giáo dục của trường thiết thực, hiệu quả, phải gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Kết luận chương 1.

Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý đánh giá giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp, chúng tôi đã phân tích nội dung một số khái

niệm liên quan đến đề tài như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, Chuẩn nghề nghiệp, nội dung quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp để làm sáng tỏ chức năng, nhiệm vụ, vai trò của trường trung học phổ thông đồng thời cũng làm rõ, nhiệm vụ, vai trò của đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông trong thời kỳ đổi mới giáo dục hiện nay.

Đánh giá đội ngũ giáo viên trường phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp là làm gia tăng giá trị vật chất, giá trị tinh thần, đạo đức và thể chất… là con đường làm giàu kiến thức, trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên.

Đánh giá hiệu quả đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp là chăm lo cho đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt, năng lực chuyên môn nghiệp vụ ngày càng nâng cao;

làm tốt công tác tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, đề bạt, thuyên chuyển, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỉ luật, đào tạo bồi dưỡng, tạo môi trường và động lực cho GV hoạt động nghề nghiệp, đảm bảo thực hiện tốt chế độ chính sách, xây dựng tổ chức đoàn kết, thống nhất để thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w