Thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 78)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.4. Thực trạng Quản lý đánh giá giáo viên THPT Chuyên Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

2.4.4 Thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá

Để quản lý tốt đội ngũ giáo viên trong trường, việc kiểm tra, đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên luôn được coi trọng và đặt lên hàng đầu. Hàng năm, theo kế hoạch, nhà trường đều tổ chức thanh tra toàn diện GV. Sau mỗi học kỳ, các trường thường tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy cũng như trình độ chuyên môn của giáo viên thông qua buổi dự giờ, sinh hoạt chuyên môn, nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm. Ngoài ra, cuối năm học, nhà trường tổ chức đánh giá GV theo Chuẩn nghề nghiệp được ban hành theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009.

Để có kết quả đánh giá thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá giáo viên của trường dựa trên kết quả khảo sát thu được, kết quả như sau:

Bảng 2.11 Kết quả thực trạng kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá giáo viên

STT Nội dung

Mức độ đánh giá.

Tốt Bình

thường Chưa tốt

SL % SL % SL %

1 Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch

hoạt động đánh giá. 75 86,2 12 13,8 0 0

2 Định lượng kết quả dựa trên các

tiêu chí đánh giá. 81 93,1 6 6,9 0 0

3

Kiểm tra hoạt động của các tổ/nhóm chuyên môn dựa theo kế hoạch đánh giá.

79 90,8 8 9,2 0 0

4

Kiểm tra thực hiện các hoạt động của giáo viên theo các tiêu chí quy định.

77 88,5 10 11,5 0 0

5

Kiểm tra đánh giá kết quả các hoạt động tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ và nghiệp vụ.

82 94,25 5 5,75 0 0

6

Kiểm tra việc hoàn thiện kết quả đánh giá giáo viên theo quy

85 97,7 2 2,3 0 0

định.

Kết quả thu được từ bảng 2.11 cho thấy: Cả 6 nội dung đều có các ý kiến đánh giá ở cả 3 mức độ trong đó mức độ Tốt và TB đạt 100%, trong đó nội dung 6 về kiểm tra việc hoàn thiện kết quả đánh giá theo quy định được nhiều ý kiến đánh giá tốt nhất (97.7%) . Kết quả này cho thấy, hàng năm trường triển khai kế hoạch đánh giá giáo viên khá tốt. Tiếp theo là nội dung Định lượng kết quả dựa trên các tiêu đánh giá có tỷ lệ đánh giá tốt chiếm tương đối cao (93,1%). Các nội dung còn lại đều được đánh giá ở 2 mức độ tương đối đều nhau.

Việc kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đánh giá GV của trường Chuyên Hưng Yên về cơ bản đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ, làm rõ được ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên. Thông qua đó giúp Hiệu trưởng của trường bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với GV một cách tương đối hợp lý và có hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra đánh giá phần nào còn mang tính động viên, chưa thực chất, chưa phản ánh đầy đủ các năng lực cần có của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp.

Để quản lý tốt được đội ngũ giáo viên, các cấp quản lý trong trường Chuyên Hưng Yên cần phải căn cứ vào kết quá đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp. Hiệu trưởng tạo môi trường và động lực để giáo viên phát huy năng lực nghề nghiệp của bản thân bằng các quyết định về mặt tổ chức như: Đề bạt, thăng chức, bố trí giáo viên có kết quả đánh giá cao vào các vị trí then chốt trong nhà trường…

2.4.5 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đánh giá G.

Để có kết quả đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá giáo viên của trường dựa trên kết quả khảo sát thu được, kết quả như sau:

Bảng 2.12 Kết quả đánh giá thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá giáo viên.

STT Nội dung

Mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng ít

Không ảnh hưởng

SL % SL % SL %

1 Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng,

dễ thực hiện. 50 57,47 37 42,53 0 0

2 Sự quan tâm của lãnh đạo nhà

trường. 78 89,66 9 10,34 0 0

3 Có sự hướng dẫn chi tiết của các

tổ/nhóm trưởng chuyên môn. 35 40,23 46 52,87 6 6,9

4 Các hoạt động đánh giá được

diễn ra công khai. 75 86,21 9 10,34 3 3,45

5 Kết quả đánh giá được sử dụng

trong việc xét thi đua hàng năm. 78 89,66 9 10,34 0 0

6 Trình độ và năng lực của GV. 76 87,36 15 12,64 0 0

7 Nhận thức của đội ngũ CBQL và

GV. 75 76,21 12 13,79 0 0

8 Kết quả đánh giá cần đưa vào kế

hoạch bồi dưỡng đội ngũ. 75 76,21 12 13,79 0 0

Kết quả thu được từ bảng 2.12 cho thấy: Trong các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá giáo viên theo chuẩn, yếu tố: Được sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường; Bộ tiêu chuẩn, tiêu chí rõ ràng và Kết quả đánh giá được sử dụng trong việc xét thi đua hàng năm được 100% ý kiến đánh giá đồng ý và rất đồng ý, kết quả này chứng tỏ việc đánh giá giáo viên theo chuẩn được quy định là thực sự có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến các yếu tố chưa được đánh giá hoàn toàn tốt, đó là: Việc đánh giá khách quan và có sự hướng dẫn của các

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w