CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
2.3. Thực trạng đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
2.3.3. Về Năng lực chuyên môn
* Năng lực tìm hiểu đối tượng giáo dục và môi trường giáo dục.
Giáo viên của trường đa số nắm được điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường, đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học môn học. Nhiều giáo viên có nhiều phương pháp sáng tạo và phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh, phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục. Nhiều giáo viên đã tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh qua việc kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh.
Tuy nhiên, một số giáo viên nhà trường chưa tích cực trong việc thâm nhập thực tế, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh tại địa phương. Cá biệt có
những đồng chí không nắm được tình hình cơ sở vật chất nhà trường, những điều kiện đảm bảo công tác dạy và học.
* Năng lực dạy học:
- Xây dựng kế hoạch dạy học: Phần lớn giáo viên có kế hoạch dạy học năm học, bài học thể hiện đầy đủ các mục tiêu dạy học, tiến độ thực hiện phù hợp, khả thi. Một số giáo viên có kế hoạch dạy học năm học luôn được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý. Bên cạnh đó, cũng còn một số giáo viên lập kế hoạch không dựa trên những căn cứ khoa học, thực tiễn nên kế hoạch khó triển khai thực hiện trên thực tế. Một số xây dựng kế hoạch chỉ để đối phó còn công việc thì làm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.
- Đảm bảo kiến thức môn học: Đa số giáo viên nhà trường được tuyển chọn kĩ nên có chuyên môn giỏi, kiến thức sâu, nắm vững kiến thức môn học xuyên suốt cấp học có thể đảm bảo công tác bồi dưỡng học sinh học chuyên sâu. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít giáo viên do thiếu kinh nghiệm, không thường xuyên học tập, nâng cao trình độ nên còn hạn chế về mặt kiến thức giảng dạy, cá biệt có một bộ phận nhỏ giáo viên không đủ năng lực dạy các lớp chuyên.
- Đổi mới phương pháp dạy học: Đa số giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên tích cực đổi mới phương pháp dạy học, biết vận dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học. Tuy nhiên vẫn còn một số ít giáo viên ngại thay đổi, không biết vận dụng công nghệ thông tin, các thiết bị dạy học hiện đại để đổi mới phương pháp dạy học..
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Hầu hết giáo viên của trường vận dụng được chuẩn kiến thức kỹ năng môn học để xác định mục đích nội dung kiểm tra, đánh giá và lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp. Đa số giáo viên thực hiện tốt kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác, toàn diện và công bằng, biết sử dựng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh
hoạt động dạy học. Tuy nhiên vẫn còn vài đồng chí giáo viên chưa vận dụng tốt chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định, hiệu quả còn thấp.
* Năng lực giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục: Đa số giáo viên đã xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục thể hiện mục tiêu các hoạt động chính phù hợp với đối tượng giáo dục, tiến độ thực hiện khả thi. Tuy nhiên, còn một số giáo viên kế hoạch chưa thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động chưa được thiết kế cụ thể, phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính tự chủ, độc lập, sáng tạo ở học sinh.
- Giáo dục qua môn học: Mặc dù nhiều giáo viên khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách sinh động hợp lý với thực tế cuộc sống gần gũi với học sinh để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh. Tuy nhiên, một số nội dung tích hợp theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hiệu quả còn thấp.
- Giáo dục qua các hoạt động giáo dục: Các hoạt động giáo dục của nhà trường được quan tâm, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện, vì vậy phần lớn giáo viên thực hiện đầy đủ và thực hiện một cách linh hoạt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
- Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Giáo viên của trường cố gắng thực hiện các hoạt động giáo dục trong cộng đồng như: lao động công ích, dọn vệ sinh các công trình công cộng: đường giao thông, nghĩa trang liệt sĩ, hoạt động nhân đạo từ thiện … theo kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng.
Tuy nhiên, hoạt động này mới ở mức thực hiện theo nghĩa vụ, chưa hình thành kỹ năng, chưa tự giác.
- Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh: Phần lớn giáo viên thực hiện được việc theo dõi, thu thập thông tin về từng học sinh làm cơ sở cho đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh. Hầu hết, giáo viên phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn trong
trường tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và có tác dụng giáo dục học sinh. Tuy nhiên còn một số đồng chí giáo viên chỉ biết thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh theo quy định, rất cứng nhắc, hiệu quả giáo dục không cao.