Đánh giá chung về thực trạng quản lý đánh giá giáo viên trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 78 - 82)

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÁNH GIÁ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN HƯNG YÊN THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý đánh giá giáo viên trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp

2.5.1 Điểm mạnh.

Công tác đánh giá giáo viên được triển khai thường xuyên hàng năm có sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Hưng Yên. Được sự quan tâm của lãnh đạo trường Trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên, ý thức và trách nhiệm của tất cả đội ngũ giáo viên giúp cho việc đánh giá thực hiện khá tốt, với kết quả tương đối tin cậy và được giáo viên chú ý để thực hiện tốt theo các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định đáp ứng những nhu cầu hiện tại cũng như tương lai về đội ngũ giáo viên, khi tính đến cả những nhân tố bên trong và những nhân tố của môi trường bên ngoài. Việc sử dụng đội ngũ giáo viên hiện nay của trường khá hợp lý, bố trí đúng người, đúng việc. Vì vậy, số giáo viên xếp loại theo Chuẩn nghề nghiệp đạt từ tốt trở lên rất cao. Đã có sự quan tâm,

động viên, tạo điều kiện để giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đã từng bước lựa chọn, bố trí giáo viên theo học các lớp đào tạo nâng chuẩn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho giáo viên.

Hàng năm, nhà trường rất quan tâm tổ chức kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp nhằm phân loại giáo viên, trên cơ sở đó nắm rõ được cơ bản phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, của từng giáo viên để nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất chính trị của đội ngũ theo chuẩn nghề nghiệp.

2.5.2 Hạn chế.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên là một hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực dạy học và năng lực giáo dục; năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực hoạt động chính trị - xã hội; năng lực phát triển nghề nghiệp. Song, qua khảo sát và thực tế diễn ra, một bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ giá trị và tác dụng của Chuẩn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số cán bộ quản lý chưa coi Chuẩn nghề nghiệp là công cụ quản lý chất lượng nhà trường. Kết quả đánh giá, xếp loại chỉ là một trong các minh chứng để đánh giá chung giáo viên mà chưa coi là minh chứng cơ bản cho việc sử dụng đội ngũ giáo viên, là một biện pháp kích thích nâng cao chất lượng nghề của giáo viên.

Việc xây dựng kế hoạch thực hiện đánh giá GV còn mang tính hình thức. Công tác quản lý đánh giá giáo viên chưa thực sự có hệ thống, công cụ đánh giá, phương pháp đánh giá còn nhiều bất cập, còn mang tính động viên, chưa thực chất, chưa phản ánh đầy đủ các năng lực cần có để giáo viên nhận thấy và có sự điều chỉnh kịp thời. Việc sử dụng kết quả đánh giá chưa được áp dụng nhiều trong công tác xây dựng và phát triển đội ngũ.

Công tác đào tạo bồi dưỡng mới chủ yếu quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng năng lực dạy học, chưa quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng các năng lực nghề nghiệp cần có khác như năng lực quản lý, năng lực phát triển nghề nghiệp...và các kiến thức bổ trợ như tin học, ngoại ngữ. Các hình thức này đặc biệt quan trọng giai đoạn của nền kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế hiện nay.

Trong công tác quản lý còn thiếu các biện pháp kích thích hoạt động sư phạm và phát huy nội lực của đội ngũ giáo viên nhằm nâng chất lượng giáo dục. Chưa có chính sách đủ mạnh để thu hút nhân tài về công tác tại trường, việc tuyển dụng giáo viên còn phụ thuộc rất nhiều vào định mức, chỉ tiêu biên chế.

Việc tuyên dương khen thưởng đối với đội ngũ đã được quan tâm nhưng chủ yếu vẫn thực hiện vào những đợt xét duyệt thi đua của các trường vào cuối năm học. Do đó, tính chất động viên, khích lệ chưa được kịp thời.

2.3.3 Nguyên nhân.

- Chế độ chính sách cho giáo viên mặc dù đã được quan tâm đối với trường Chuyên, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập. Đời sống của một số cán bộ giáo viên hiện nay còn khó khăn cùng với mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động đến tư tưởng, tình cảm, ý thức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên.

- Bộ tiêu chuẩn đánh giá vẫn còn chung chung, chưa định lượng cụ thể, chưa thực sự phản ánh hiện thực. Một số tiêu chí chưa phản ảnh những yêu cầu cần thiết của giáo viên.

- Các minh chứng còn rất chung chung, chưa định lượng được nên kết quả chưa có giá trị tin cậy.

- Số lượng GV trẻ là chủ yếu, có sự nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và và giáo dục HS nên chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp, làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của các trường.

- Một số giáo viên giỏi chỉ tập trung vào dạy thêm để tăng thu nhập kinh tế cho gia đình, không muốn học nâng cao trình độ trên chuẩn.

- Trong giai đoạn hiện nay, do phân cấp quản lý nên nhà trường nhiều khi chưa có cơ chế đãi ngộ tương xứng và tạo điều kiện tốt nhất về chính sách, về tổ chức, về CSVC để GV yên tâm công tác, toàn tâm trong công việc của nhà trường.

Kết luận chương 2.

Qua nghiên cứu thực trạng đánh giá ĐNGV của trường THPT, trường THPT Chuyên Hưng Yên đã nêu ra những kết quả nghiên cứu sau:

Thực trạng giáo dục THPT Chuyên Hưng Yên về đội ngũ GV, về số lượng, cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ; và công tác quản lý đội ngũ giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp; Qua đánh giá cho thấy đội ngũ giáo viên với những điểm mạnh về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ đào tạo; việc sử dụng đội ngũ giáo viên hiện nay nhìn chung khá hợp lý, bố trí tương đối đúng người, đúng việc; Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp cho GV đã được quan tâm. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, đánh giá GV còn mang tính động viên, chưa thực chất, chưa phản ánh đầy đủ các năng lực cần có của giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó là những hạn chế như: Chất lượng GV chưa đồng đều; phân công giảng dạy chưa thật hợp lý; một số GV chưa tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng các mức theo yêu cầu của Chuẩn.Theo chúng tôi, đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV theo Chuẩn nghề nghiệp trong giai đoạn đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.

Kết quả đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT cho thấy: Giáo viên của trường có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp tốt đáp ứng những yêu cầu của Chuẩn. Đây là điều kiện cần có và phải có đối với mỗi giáo viên nhằm thực hiện tốt việc giáo dục, hình thành nhân cách cho học sinh. Mặc dù đội ngũ giáo viên của

trường đủ về số lượng, đảm bảo chuẩn đào tạo nhưng thực chất còn nhiều hạn chế. Một số GV chưa tích cực đổi mới phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực, chủ động mạnh dạn của học sinh. Nhiều giáo viên mới ra trường, có kiến thức nhưng kinh nghiệm và phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục còn hạn chế. Có thể nói những vấn đề nêu trên của đội ngũ giáo viên là những nhân tố tác động trực tiếp mạnh mẽ tới mức độ đáp ứng những yêu cầu mà Chuẩn đặt ra.

Một phần của tài liệu Quản lý đánh giá giáo viên trường THPT Chuyên Hưng yên, tỉnh Hưng Yên theo chuẩn nghề nghiệp (Luận văn thạc sĩ) (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w