CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN
1.4. Quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên
1.5.4. Những ảnh hưởng từ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn toán
CSVC, TBDH thuộc hệ thống phương tiện của hoạt động dạy học , là cơ sở thực hiện các mục tiêu dạy học và mục tiêu quản lý. Một nhà trường có đầy đủ các yếu tố đã nêu ở trên nhưng CSVC nghèo nàn, lạc hậu, không theo kịp sự phát triển của xã hội thì không thể có chất lượng dạy học hiệu quả. Mặt khác TBDH và việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học trong nhà trường là một điều kiện quan trọng để đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Việc tăng cường CSVC, TBDH hiện đại góp phần nâng cao hiệu suất lao động, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong xu thế hội nhập hiện nay.
Dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực cần có sự hỗ trợ rất nhiều về CSVC và TBDH tương ứng. Nếu thiếu CSVC, TBDH đồng bộ, hiện đại thì việc
đổi mới PPDH sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí không thực hiện được. GV và HS cần khai thác tài liệu trên thư viện, trên mạng phục vụ cho hoạt động dạy và học toán thường xuyên do đó trường chuyên cần có thư viện điện tử đáp ứng nhu cầu dạy học đổi mới.
CSVC cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc QLDH trong nhà trường. Có CSVC và các điều kiện dạy học tốt thì GV mới có điều kiện để thể hiện hết sự sáng tạo của mình trong quá trình dạy học, HS có điều kiện thực hành một cách tốt nhất. HT hướng tới các biện pháp quản lý để khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những TBDH, vừa chú ý quản lý, kiểm tra ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả TBDH hiện có. HT cần có kế hoạch bổ sung TBDH đảm bảo sự đồng bộ và tính hiện đại cũng như chỉ đạo GV, HS tự thiết kế đồ dùng dạy học, đồng thời cần đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.
1.5.5. Chất lượng tuyển sinh và đặc điểm học sinh trung học phổ thông chuyên + Chất lượng tuyển sinh
Trường THPT chuyên có chất lượng giáo dục tốt do đó rất thuận lợi trong việc tuyển sinh, phạm vi tuyển sinh rộng, tuyển sinh trong toàn tỉnh, tuyển chọn được học sinh có chất lượng. Nếu công tác tuyển sinh không đạt sẽ có ảnh hưởng lớn đến quá trình dạy học sau đó và ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đội ngũ học sinh giỏi và kết quả học sinh giỏi của trường.
+ Đặc điểm học sinh THPT
HS ở cấp THPT có tính tự lập hơn, phải biết cách vận dụng tri thức một cách sáng tạo. Muốn lĩnh hội được sâu sắc tri thức của các môn học, các em phải có một trình độ tư duy khái niệm, tư duy khái quát phát triển đủ cao. Nội dung học tập ở nhà trường không những giúp các em trang bị kiến thức, hoàn chỉnh tri thức mà con có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan.
Tuổi HS THPT là thời kì đạt được sự trưởng thành về mặt cơ thể. Hoạt động trí tuệ của các em có thể phát triển tới mức cao. Khả năng hưng phấn và ức chế ở vỏ não tăng lên rõ rệt, có thể hình thành mối liên hệ thần kinh tạm thời phức tạp hơn.Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập và sáng tạo hơn.
năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừ tượng hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng, đặc biệt là môn Toán. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những quy luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu,... Tư duy ngôn ngữ và những
phẩm chất ý chí có điều kiện phát triển mạnh. Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới đó là tính hoài nghi khoa học: trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề đề nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Ở trường THPT chuyên HS các lớp chuyên toán và HS các lớp chuyên KHTN thì năng lực học toán tốt hơn, thuận lợi hơn cho DH môn Toán phát triển năng lực. Trong khi đó HS các lớp chuyên KHXH thì năng lực học toán lại có phần hạn chế hơn.
Từ những đặc điểm cơ bản trên, đòi hỏi các GV, cha mẹ HS, các tổ chức trong xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng, xác định đúng đắn động cơ mục đích học tập, có định hướng nghề nghiệp đúng. Trong công tác quản lý hoạt động dạy học chú trọng định hướng phát triển NLHS càng đòi hỏi nhà quản lý, GV phải nắm vững tình hình, chất lượng tuyển sinh đầu vào của nhà trường, nắm vững những đặc điểm cơ bản của học sinh THPT để thực hiện dạy học và quản lý hoạt động dạy học hiệu quả.
1.5.6. Yếu tố môi trường: Gia đình - nhà trường - xã hội
Đội ngũ CBQL phối hợp tốt với Ban đại diện cha mẹ HS, gia đình HS, phối hợp chặt chẽ giữa cha mẹ HS với GVCN và GV bộ môn trong việc giáo dục HS sẽ làm cho công tác giáo dục đạt hiệu quả cao.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành là động lực thúc đẩy để CBQL tập trung đầu tư công sức và sự sáng tạo của mình cho công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, yếu tố xã hội, cụ thể là các cấp, ngành và địa phương là yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc QLDH trong nhà trường. Sự thống nhất quan điểm, nội dung, phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội sẽ thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. CBQL nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, điều kiện của địa phương để khai thác được những thế mạnh và hạn chế được khó khăn của địa phương trong hoạt động chung của nhà trường. Huy động mọi lực lượng và nguồn lực của cộng đồng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, góp phần xây dựng CSVC của nhà trường là điều kiện quan trọng trong QLDH theo định hướng phát triển NLHS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Từ những nghiên cứu trên cho thấy: đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là một xu thế chung của thời đại. Muốn phát triển năng lực người học trong quá trình dạy học phải đảm bảo thực hiện nguyên lý giáo dục "học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội";
phải tổ chức các hình thức dạy học linh hoạt, đa dạng mà ở đó người học được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, được thể hiện bản thân...
QLDH môn Toán ở trường chuyên theo định hướng phát triển năng lực người học là một yêu cầu tất yếu, khách quan. QLDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến hoạt động dạy của GV môn Toán, đến hoạt động học của HS, đến các điều kiện CSVC, TBDH phục vụ dạy học môn Toán của nhà trường nhằm thực hiện chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển năng lực của người học.
Nội dung QLDH môn Toán bao gồm: Quản lý hoạt động dạy của GV; quản lý hoạt động học của HS; quản lý CSVC, TBDH phục vụ cho dạy học và những yếu tố tác động tới QLDH môn Toán.
Những vấn đề trên đây là cơ sở lý luận để tác giả tiếp tục nghiên cứu thực trạng QLDH môn Toán và đề ra các biện pháp QLDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực người học ở trường THPT chuyên Hưng Yên.