Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học toán theo định hướng phát triển năng lực cho tổ trưởng, nhóm trưởng và giáo viên môn Toán

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT chuyên Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG

3.2. Biện pháp quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông chuyên Hưng Yên

3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học toán theo định hướng phát triển năng lực cho tổ trưởng, nhóm trưởng và giáo viên môn Toán

3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa

Tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học Toán giúp TTCM, nhóm trưởng chuyên môn, GV nắm vững bản chất của hoạt động dạy học theo hướng phát triển NLHS, nâng cao năng lực dạy học cho GV, phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS qua đó bồi dưỡng cho GV kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học và thực hiện dạy học theo định hướng phát triển NLHS phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau ở trường chuyên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện

+ Tổ chức cho GV nghiên cứu Nghị quyết 29/NQ-TW của Trung ương Đảng và các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thông qua các cuộc họp Hội đồng sư phạm, họp tổ chuyên môn.

+ Tiến hành khảo sát đánh giá năng lực dạy học môn Toán của TTCM, nhóm trưởng và GV toán, so sánh với yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển NLHS để

xác định các vấn đề cần bồi dưỡng. Hiệu trưởng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng năng lực dạy học cho GV bằng nhiều hình thức khác nhau:

- Xây dựng đội ngũ GV cốt cán (tổ trưởng, nhóm trưởng, GV giỏi) để kèm cặp bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho các GV khác, đặc biệt là GV trẻ mới ra trường.

- Thông qua việc xây dựng nội dung chương trình, viết bài giảng, xây dựng các chuyên đề dạy học. Hàng năm lãnh đạo nhà trường cử GV cốt cán rà soát, điều chỉnh khung chương trình cho phù hợp nội dung dạy học đổi mới. GV xây dựng hệ thống bài giảng và được chỉnh sửa hàng năm cho phù hợp với đối tượng HS từng lớp dạy.

- Chỉ đạo tổ toán đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ, triển khai sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn trở thành các buổi bồi dưỡng, bổ túc kiến thức và học hỏi lẫn nhau của các GV trong tổ.

+ Tăng cường chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn bằng cách thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức tập huấn cho GV về kĩ thuật thực hiện sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

- Chỉ đạo tổ chuyên môn duy trì sinh hoạt hiệu quả theo hướng nghiên cứu bài học môn Toán, 2 lần/ tháng, thực hiện thường xuyên 1 lần / tháng bài dạy chuyên toán, và 1 tháng 1 lần bài dạy lớp chuyên KHTN và chuyên KHXH đan xen. Tổ chuyên môn thực hiện các bước theo trình tự sau: Thiết kế bài dạy minh họa, dạy minh họa, dự giờ, phân tích tiết dạy minh họa, áp dụng với các bước triển khai cụ thể như:

- Thiết kế bài dạy minh họa:

 TCM chọn một bài dạy cụ thể để dạy minh họa, (bài dạy có nội dung liên hệ được với thực tiễn) yêu cầu GV cả tổ nghiên cứu, soạn bài cụ thể.

 Buổi sinh hoạt tiếp theo, GV lần lượt trình bày bài soạn của mình. Các GV trong tổ thảo luận chi tiết về nội dung bài học, PPDH, phương tiện dạy học, cách tổ chức dạy học phân hóa theo NLHS, hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống thực tiễn. Dự kiến được những khó khăn, thuận lợi của HS khi tham gia hoạt động học tập và các tình huống có thể xảy ra cùng cách xử lý.

 TTCM giao nhiệm vụ cho một GV soạn giáo án, có trao đổi với các thành viên còn lại trong giờ họp nhóm để chỉnh sửa, hoàn thiện giáo án.

- Dạy minh họa - dự giờ:

 GV dạy minh họa bài học nghiên cứu đã chuẩn bị, các GV còn lại dự giờ và

thu thập dữ kiện về bài học. Các tiết học này cần được bố trí camera quay lại để phục vụ cho việc phân tích tiết dạy.

 GV dự giờ, TTCM phải quan sát tất cả các đối tượng HS, tập trung vào việc học của HS, phân tích hoạt động học của học sinh trong mối quan hệ với hoạt động dạy của GV để đưa ra các nhận xét, tư vấn về cách dạy,

- Phân tích tiết dạy minh họa:

 Sau dự giờ, TTCM yêu cầu mọi GV tham gia dự giờ có phản hồi, đóng góp ý kiến cho tiết dạy minh họa, tập trung phân tích những điểm thành công, chưa thành công của tiết học, chú ý làm rõ các khía cạnh tổ chức các hoạt động học tập, phương pháp dạy học gắn với yêu cầu phát triển năng lực học Toán cho học sinh; không xếp loại giờ dạy.

 GV sẽ dạy lại bài học đó ở lớp học thứ 2 dựa trên cơ sở rút kinh nghiệm lần 1, GV trong tổ lại tiếp tục quan sát và phản hồi. Mỗi lần dạy sẽ không giống nhau vì có sự thay đổi đối tượng HS, các tình huống dạy học sẽ khác nhau, làm giàu thêm kinh nghiệm dạy học cho GV.

- Áp dụng:

 Tổ chuyên môn sinh hoạt giúp GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS học chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học.

 Yêu cầu GV phải chủ động điều chỉnh nội dung, PPDH phù hợp với đối tượng HS của mình.

+ Hàng năm cho GV môn Toán đăng ký sáng kiến hay đề tài khoa học sư phạm ứng dụng về PPDH toán phát triển NLHS báo cáo trước tổ chuyên môn và tham gia Hội thảo cấp trường, chọn lựa sáng kiến dự thi cấp ngành, cấp tỉnh.

+ Xây dựng ngân hàng đề thi và kiểm tra, đánh giá HS. Tổ chuyên môn phân công đến từng GV xây dựng ma trận đề thi, kiểm tra các loại đưa vào ngân hàng đề thi.

+ Tổ chức tốt Hội thi GV giỏi cấp trường. Hàng năm tổ chức ít nhất 2 lần cho khoảng 70% GV tổ toán tham dự. Hội thi kiểm tra năng lực hiểu biết về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; bảo vệ các đề tài nghiên cứu và thực hành giảng dạy 1 đến 2 tiết.

+ Hàng năm tổ chức từ 2 đến 3 Hội thảo về chuyên môn như: Hội thảo về các PPDH tích cực trong bộ môn Toán; ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới PPDH môn Toán...

+ Bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học cho CBQL, GV bằng cách mở lớp học ngoại ngữ tại chỗ, lớp học ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cập nhật những phần mềm mới phục vụ giảng dạy và nghiên cứu. Năng cao chất lượng giờ dạy toán bằng tiếng Anh cho HS.

+ Mời các chuyên gia từ các trường Đại học, Học viện, Viện toán tập huấn đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục ngoại khóa cho GV môn Toán nói riêng và GV nhà trường nói chung tại trường THPT chuyên Hưng Yên trong khoảng thời gian đầu năm học, giữa năm học.

+ Mời các chuyên gia công nghệ thông tin, chuyên viên phòng công nghệ thông tin Sở GD&ĐT Hưng Yên tập huấn kỹ năng khai thác, sử dụng TBDH hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như: sử dụng bảng tương tác thông minh, sử dụng phần mềm học toán, vẽ hình, đồ thị, khai thác tài nguyên dạy học trên mạng Internet cho GV trong năm học.

+ Chỉ đạo GV thường xuyên tham gia “Trường học kết nối”, bồi dưỡng từ xa thông qua các phương tiện thông tin như Internet, qua các hình thức bổ trợ như băng hình, băng tiếng,...

+ TTCM tổ chức thường xuyên việc cập nhật và bồi dưỡng PPDH đổi mới môn Toán cho GV của tổ từ đó sẽ giúp GV vận dụng tốt các định hướng đổi mới PPDH khi dạy học các tình huống điển hình: dạy khái niệm, định lý, quy tắc; dạy giải bài tập; dạy ôn tập. Đối với bài giảng kiến thức mới: một số GV có quan tâm đặt vấn đề, dùng hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS, gợi mở để hình thành kiến thức mới, cho HS nhận dạng, thể hiện, sau đó củng cố kiến thức bằng bài tập, chú trọng tổng kết kiến thức cơ bản của bài học và hướng dẫn HS tự học ở nhà. Đối với giờ luyện tập: một số GV chú trọng xây dựng hệ thống bài tập có dụng ý sư phạm: các bài tập từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, hình thành phương pháp cho một số dạng bài tập, hình thành tri thức phương pháp cho HS, tạo điều kiện cho HS được trình bày quan điểm của mình và lĩnh hội kiến thức. Các hoạt động đó đã phần nào đáp ứng yêu cầu hướng tới các đối tượng HS khác nhau, tích cực hoá hoạt động của HS.

+ Duy trì và nâng cao chất lượng nội dung hội thảo các trường chuyên Duyên hải và Đồng bằng Bắc bộ hàng năm. Tổ chức Hội thảo với một số trường trong tỉnh từ 1-2 lần/năm học.

+ Tổ chức cho GV đi học tập để đạt trình độ trên chuẩn, tổ chức tham quan học tập và trao đổi kinh nghiệm trong đổi mới PPDH ở các trường THPT chuyên khác. Tổ chức

cho GV đi tham quan các di tích lịch sử văn hóa địa phương cũng như trong nước để GV có thêm kiến thức thực tiễn thiết kế các chuyên đề dạy học theo chủ đề tích hợp.

+ Thực hiện công tác tự bồi dưỡng, hoàn thành chương trình tự bồi dưỡng thường xuyên của GV (120 tiết/năm học), chỉ đạo GV lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm, gắn với nâng cao năng lực dạy học theo định hướng phát triển NLHS.

+ CBQL chỉ đạo GV khai thác triệt để các dụng cụ hỗ trợ dạy học và công nghệ thông tin để PPDH toán ngày càng đa dạng về hình thức, nội dung, gắn liền vào thực tiễn, giúp phát huy tính tích cực, hứng thú học tập toán và phát triển NLHS thông qua các bài dạy và bài tập trọng tâm, vừa sức với từng nhóm trình độ nhận thức HS chuyên toán, HS chuyên KHTN, HS chuyên KHXH, chú ý cho HS thực hành, vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, các tình huống có tính phức hợp, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu, thực hiện các dự án học tập, thảo luận, thuyết trình,…

+ Tổ chức, quản lý việc đổi mới cách kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của GV:

- Đổi mới cách kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy của giáo viên giúp đánh giá đúng năng lực chuyên môn của GV. CBQL giúp cho GV nhận thức và xem việc kiểm tra là việc làm bình thường trong hoạt động dạy học và là một trong bốn chức năng của chu trình quản lý, tạo tâm thế thoải mái và sẵn sàng cho họ khi được kiểm tra và phổ biến mục đích kiểm tra và chuẩn đánh giá trước hội đồng để mọi người hiểu rõ.

- HT lập kế hoạch kiểm tra và công bố kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học để GV biết và chủ động phối hợp thực hiện, cần thống nhất việc vận dụng tiêu chuẩn đánh giá mới, trong đó cần chú trọng các tiêu chí đánh giá theo hướng đổi mới PPDH. Hiện nay, tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy nên được xây dựng riêng cho từng bộ môn, áp dụng cho từng tiết học, đánh giá thao tác, phương pháp giảng dạy của thầy sử dụng đồ dùng dạy học và lấy kết quả hoạt động của trò làm tiêu chuẩn để đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên.

- Khi kiểm tra giờ lên lớp, cùng với việc kiểm tra kiến thức, kiểm tra nghiệp vụ sư phạm, HT cần chú ý đến xem xét đánh giá việc chọn và sử dụng PPDH môn Toán, kỹ năng trình bày và sử dụng TBDH của GV. Yêu cầu PPDH môn Toán phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS giúp HS phát triển năng lực và quan trọng nhất là hướng dẫn phương pháp học tập cho HS, hình thành được năng lực tự học ở mỗi HS. Sau khi kiểm tra, cần kết hợp đánh giá với tư vấn nhằm giúp GV tự phân

tích, tự đánh giá được khả năng dạy học của mình, từ đó rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng dạy học.

- Đối với hồ sơ chuyên môn, CBQL cần chú trọng kiểm tra chất lượng của giáo án, cần xem xét việc soạn giáo án có phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục hay không, nội dung có phù hợp hay không để kịp thời điều chỉnh;. Sau khi kiểm tra, có sự đánh giá, nhận xét, góp ý trực tiếp hoặc bằng văn bản đối với từng GV. Khi kiểm tra hồ sơ, CBQL cũng cần chú ý kiểm tra việc lập kế hoạch dạy học của GV, của tổ chuyên môn. Đồng thời, CBQL phải theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện kế hoạch của GV và của các tổ chuyên môn.

- Quản lý đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học sẽ giúp cán bộ quản lý đánh giá chính xác năng lực chuyên môn của giáo viên, đồng thời có tác dụng tư vấn, thúc đẩy tích cực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà trường, cần lưu ý, trong công tác kiểm tra chuyên môn, một mặt phải tuân thủ quy chế thanh tra, kiểm tra hiện hành của Bộ GD&ĐT, mặt khác hết sức linh hoạt để đạt được kết quả tốt.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

HT phải đánh giá đúng năng lực từng GV, trên cơ sở đó phân loại GV và lựa chọn nội dung bồi dưỡng và mời chuyên gia để đạt hiệu quả. Đánh giá cần gắn với đãi ngộ và sử dụng đội ngũ, khơi dậy lòng tự trọng nghề nghiệp trong GV. Xây dựng đủ nguồn lực tài chính hỗ trợ GV tham gia đào tạo nâng trình độ trên chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT chuyên Hưng Yên (Luận văn thạc sĩ) (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)