- Thứ nhất, hoạt động tín dụng của ngân hàng cần đúng mục tiêu, định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn, phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cho vay, nhằm hạn chế mức tối đa các rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.
- Thứ hai, hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng quy trình thủ tục, tuân thủ
các nguyên tắc đặt ra: Vốn vay phải được khách hàng sử dụng đúng mục đích, hoàn trả gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn và cần có tài sản đảm bảo.
- Thứ ba, chất lượng tín dụng thể hiện uy tín của ngân hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp về quy mô, lãi suất, phí và thời gian phục vụ.
- Thứ tư, là trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng, áp dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động cấp tín dụng.
- Thứ năm, chất lượng tín dụng thể hiện qua việc phối hợp tốt giữa các cơ quan có thẩm quyền như phòng công chứng, trung tâm giao dịch bảo đảm, các tổ
chức tín dụng khác để đảm bảo tốt công tác cho vay.
Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo. Vì vậy trên thực tế khi đánh giá chất lượng tín dụng, người ta quan tâm nhiều hơn các chỉ tiêu định lượng.
1.2.4.2. Chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng tín dụng ngân hàng - Dư nợ tín dụng
Tổng dư nợ cho vay phản ánh lượng tín dụng mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Tổng dư nợ tín dụng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng kém hiệu quả, khả năng tìm kiếm khách hàng kém, không có khả năng mở rộng, trình độ cán bộ nhân viên chưa cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này cao chưa kết luận được chất lượng tín dụng vì hoạt động mở rộng tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro mà ngân hàng có thể đối mặt.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng Tốc độ tăng trưởng
tín dụng = Dư nợ năm nay – Dư nợ năm trước
x 100 Dư nợ năm trước
Chỉ tiêu trên cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về
vốn của khách hàng, khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng. Chỉ tiêu này phần nào thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng.
+ Nếu tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn hơn không: Dư nợ tín dụng của ngân hàng đang có sự tăng trưởng. Điều này có nghĩa quy mô tín dụng của ngân hàng đang được mở rộng.
+ Nếu tỷ lệ này tăng trưởng dư nợ bằng không: Dư nợ tín dụng không có sự
thay đổi. Điều này chứng tỏ quy mô tín dụng ngân hàng giữ nguyên.
+ Nếu tỷ lệ tăng trưởng dư nợ nhỏ hơn không: Dư nợ tín dụng của ngân hàng đang giảm. Điều này có nghĩa là quy mô tín dụng của ngân hàng đang có sự thu hẹp.
b. Hiệu suất sử dụng vốn vay
Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ cho vay
x 100 Tổng nguồn vốn huy động
Hiệu suất sử dụng vốn vay phản ánh kết quả sử dụng nguồn vốn để đầu tư của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng vốn huy động có bao nhiêu đồng sử dụng cho vay. Nếu chỉ tiêu này thấp là một dấu hiệu không tốt, nó
phản ánh rằng ngân hàng thương mại đang trong tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng chí phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ
tiêu này quá cao có thể do doanh số cho vay của ngân hàng tăng quá nhanh, gây rủi ro lớn đối với ngân hàng, đặc biệt là rủi ro thanh khoản.
c. Thu nhập từ hoạt động tín dụng
Tỷ trọng thu nhập
hoạt động tín dụng = Thu nhập từ HĐTD
x 100 Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này cho biết mức độ thu nhập mà hoạt động tín dụng đóp góp vào tổng thu nhập từ các hoạt động ngân hàng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của NHTM, tạo nên nguồn thu chính cho các ngân hàng nên tỷ lệ này so với tất cả
các hoạt động của ngân hàng thường là lớn nhất. Tỷ lệ này càng cao cho thấy hoạt động tín dụng càng hiệu quả. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này cao quá đồng nghĩa ngân hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tín dụng mà có thể bỏ qua các hoạt động khác của ngân hàng, điều này dễ gây ra rủi ro cho ngân hàng.
d. Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn thường là biểu hiện kém về tài chính của khách hàng, là dấu hiệu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng, nợ quá hạn phát sinh là
không thể tránh khỏi, nhưng nếu tỷ lệ nợ quá hạn vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dư nợ quá hạn
x 100 Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dư nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chưa thu hồi được. Nợ quá hạn cho biết cứ 100 đồng dư nợ thì có bao nhiều đồng đã quá hạn, đây là chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
e. Tỷ lệ nợ xấu
Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về nợ xấu, tùy thuộc vào đặc điểm chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Tiêu biểu là các định nghĩa nợ
xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và NHTW Châu Âu (ECB).
IMF trình bày nợ xấu trong khung các chỉ số lành mạnh tài chính: “Các khoản nợ (và các tài sản khác) được phân loại là nợ xấu khi (1) khoản thanh toán nợ gốc và lãi đã quá hạn 3 tháng (90 ngày) hoặc hơn; hoặc (2) khoản thanh tooán lãi đã quá
hạn 3 tháng (90 ngày) hoặc hơn đã được vốn hóa (tính gộp vào nợ gốc), tái cơ cấu hoặc được đảo nợ (hoặc các khoản thanh toán được trì hoãn theo thỏa thuận). Tiêu chuẩn 90 ngày là khoảng thời gian mà hầu hết các quốc gia lựa chọn để xếp loại một khoản nợ vào nhóm nợ xấu”.
Theo NHTW Châu Âu (ECB) định nghĩa: “Nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của một NHTM không chỉ là những khoản vay quá hạn thông thường không có khả năng thu hồi theo hợp đồng mà còn có các khoản nợ chưa quá hạn nhưng tiềm ẩn rủi ro dẫn đến việc có thể không thanh toán đầy đủ gốc, lãi cho ngân hàng”.
Tại Việt Nam, NHNN quy định nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 tương ứng với các khoản nợ thuộc nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN về Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = Dư nợ xấu
x 100 Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là
đồng nợ xấu, đây cũng là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng. Nợ xấu phản ánh tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi, mức độ rủi ro là
cao và có nguy cơ mất vốn. Nợ xấu là một vấn đề khó tránh khỏi trong hoạt động tín dụng ngân hàng, do đó các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất, có thể chấp nhận được. Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này dưới 5% là có thể chấp nhận được, tốt ở mức 1-3%. Hiện này, Ngân hàng Nhà nước đang thực hiên duy trì
tỷ lệ này dưới 3%.
f. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/Dư nợ xấu
Quy định về trích lập dự phòng có sự khác nhau giữa các quốc gia, do quan điểm khác nhau giữa các cơ quan giám sát ngân hàng.
- Quan điểm thứ nhất: Mức dự phòng mà các ngân hàng cần trích lập dựa trên tổn thất từ những rủi ro tín dụng đã rủi ro tín dụng đã xảy ra hay những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai.
- Quan điểm thứ hai: Khi tính dự phòng cần trích lập, có những quốc gia sẽ
cho phép khấu trừ giá trị tài sản thế chấp trong khi những quốc gia không cho phép phương pháp này.
Về dự phòng chung: Một số quốc gia như Việt Nam, Hồng Kông, Ấn Độ, Nga, Nam Phi, Tây Ban Nha cho rằng cần có một mức dự phòng chung hoạt động như một tấm nệm cho những rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Ngược lại, một số quốc gia khác cho rằng mức dự phòng cụ thể đã đủ đảm bảo dự phòng cho danh mục.
Tỷ lệ DPRR tín
dụng/Dư nợ xáu = Dự phòng rủi ro trích lập
x 100 Dư nợ xáu
Tỷ lệ này phản ánh quỹ dự phòng rủi ro có khả năng bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng quỹ DPRR đủ bù đắp cho các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng và ngược lại. Ngoài ra cũng tùy theo tình hình cụ thể của mỗi ngân hàng hoặc quốc gia trong từng thời kỳ mà có thể có thêm các chỉ tiêu khác để đánh giá, so sánh thực trạng nợ
xấu nhằm xây dựng các biện pháp xử lý hợp lý.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG