Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 51 - 63)

- Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng cơ cấu theo kỳ hạn giai đoạn 2017-2019 Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Ngắn hạn 98.989 49,86 122.529 53,15 144.795 53,89

Trung hạn 19.234 9,69 17.746 7,7 18.458 6,87

Dài hạn 80.290 40,45 90.253 39,15 105.448 39,24

Tổng cộng 198.513 100 230.528 100 268.701 100

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Căn cứ vào bảng 2.7 ta thấy, dư nợ ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn và

tăng liên tục trong ba năm qua. Cụ thể: Năm 2017, dư nợ ngắn hạn tại ACB được ghi nhận là 98.989 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 49,86%). Năm 2018, dư nợ ngắn hạn tăng 122.529 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 53,15%). Năm 2019, tiếp tục tăng và được ghi nhận là 144.795 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 53,89%).

Nợ dài hạn cũng có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao. Năm 2017, dư nợ dài hạn tại ACB là 80.290 tỷ đồng (chiếm 40.45% ). Năm 2018, tăng lên mức 90.253 tỷ đồng (chiếm 39.15%). Năm 2019, tiếp tục tăng lên 105.448 tỷ đồng (chiếm 39,24%).

Dư nợ trung hạn lại có xu hướng biến động nhẹ và chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2017, dư nợ trung hạn tại ACB là 19.234 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 9,69%. Năm 2018, dư nợ

trung hạn giảm xuống còn 17.746 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,7%. Năm 2019, ghi nhận 18.458 tỷ đồng dư nợ trung hạn, chiếm tỷ trọng 6,87%.

Trên lý thuyết, cho vay ngắn hạn ít rủi ro và thời gian thu hồi vốn nhanh trong điều kiện biến động như hiện nay, nên các NHTM sẽ hạn chế cho vay trung, dài hạn tập trung cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên, khách hàng chủ yếu của ACB các KHCN (chiếm khoảng gần 57%) và các CTCP, công ty TNHH, DNTN (chiếm khoảng 40%). Do đó, nhu cầu vốn để phục vụ SXKD của các tổ chức từ khoản vay dài hạn và tiêu dùng cá nhân từ các khoản vay ngắn hạn liên tục tăng qua các năm. Những khoản vay dài hạn mang lại lợi nhuận cao cho NH nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong điều kiện tỷ trọng vốn ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu trong cơ cấu nguồn

vốn huy động. Đây cũng là thách thức lớn đối với ACB trong tương lai để có những biện pháp tăng nguồn vốn huy động dài hạn, hạn chế rủi ro cho vay trung, dài hạn,…

- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo TSĐB

Bảng 2.8: Dư nợ tín dụng cơ cấu theo TSĐB tại ACB

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

TSĐB là BĐS 167.737 84,5% 196.590 85,27% 241.387 89,83%

TSĐB là GTCG 14.640 7,37% 14.360 6,24% 15.620 5,82%

TSĐB là máy

móc, thiết bị 3.115 1.57% 3.573 1,55% 2.587 0,96%

TSĐB là hàng tồn

kho 1.163 0,59% 678 0,29% 280 0,1%

TSĐB là tài sản

khác 9.150 4,61% 11.344 4,92% 7.432 2,77%

Dư nợ không có

TSĐB 2.708 1,36% 3.983 1,73% 1.395 0,52%

Tổng dư nợ 198.513 100% 230.528 100% 268.701 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Từ bảng 2.8 ta thấy sự chênh lệch lớn giữa dư nợ có TSĐB và không có TSĐB.

Hiện tại, ACB chỉ áp dụng cho vay không có TSĐB (tín chấp) đối với các nhân viên thuộc NH, các viên chức như công an, bác sỹ, bộ đội,... và có cam kết bảo lãnh với NH.

Hơn nữa, do ACB không khuyến khích cho vay không có TSĐB làm cho dư nợ tín chấp ngày càng giảm. Cụ thể: Dư nợ không có TSĐB năm 2017 được ghi nhận là 2.708 tỷ

đồng, tương đương 1,36%. Năm 2018, dư nợ không có TSĐB tăng lên là 3.983 tỷ đồng, tương ứng 1,73%. Năm 2019, dư nợ không có TSĐB tại ACB giảm xuống còn 1.395 tỷ

đồng, tương ứng 0,52%.

Trong khi đó, dư nợ có TSĐB là BĐS chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng trong ba năm qua. Năm 2017, dư nợ có TSĐB là BĐS tại ACB được ghi nhận 167.737 tỷ đồng, chiếm 84,5%. Năm 2018, dư nợ nhóm này tăng lên mức 196.590 tỷ đồng, tương ứng 85,27%. Năm 2019, ACB ghi nhận dư nợ có TSĐB là BĐS đạt 241.387 tỷ đồng, chiếm 89,83%. Dư nợ có TSĐB là các hàng tồn kho, máy móc, thiết bị, GTCG chiếm tỷ

trọng nhỏ trong tổng dư nợ. BĐS là loại tài sản dùng để làm TSĐB phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên loại tài sản này luôn tiềm ẩn rủi ro, nhất là gây khó khăn lớn trong quá

trình xử lý TSĐB như tính pháp lý không chặt chẽ, giá trị biến động, thay đổi chính sách quản lý đất đai,… khiến tính thanh khoản của TSĐB bị ảnh hưởng. Do đó, NH khi nhận BĐS làm TSĐB cần đảm bảo về tính pháp lý và tính thanh khoản để hạn chế rủi ro cho hệ thống.

-Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.9: Dư nợ tín dụng cơ cấu theo ngành nghề kinh doanh Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ

trọng

Dịch vụ tài chính 25 0,01% 12 0,01% 17 0,01%

Giáo dục và đào tạo 375 0,19% 546 0,24% 696 0,26%

Nông, lâm nghiệp 882 0,44% 871 0,38% 945 0,35%

Nhà hàng và khách sạn 2.507 1,26% 2.703 1,17% 2.563 0,95%

Kho bãi, giao thông vận tải

và thông tin liên lạc 2.593 1,31% 2.718 1,18% 2.804 1,04%

Dịch vụ cá nhân và cộng

đồng 3.455 1,74% 4.555 1,98% 5.687 2,12%

Tư vấn và kinh doanh BĐS 4.078 2,06% 3.535 1,53% 4.590 1,71%

Xây dựng 8.516 4,29% 10.911 4,73% 12.463 4,64%

Sản xuất và gia công chế

biến 24.233 12,21% 23.648 10,26% 23.992 8,93%

Thương mại 38.967 19,63% 45.966 19,94% 50.287 18,71%

Các ngành nghề khác và

cho vay cá nhân 112.882 56,86% 135.063 58,58% 164.657 61,28%

Tổng dư nợ 198.513 100% 230.528 100% 268.701 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Căn cứ vào bảng 2.9, ta thấy cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề không đồng đều. ACB cho vay chủ yếu cho vay cá nhân. Dư nợ cho vay tăng chủ yếu là do NH mở rộng cho vay với nhóm ngành này. Cụ thể: Năm 2017, dư nợ cho vay cá

nhân là 112.882 tỷ đồng (chiếm 56,86%). Năm 2018, dư nợ nhóm này tiếp tục tăng và đạt 135.063 tỷ đồng (chiếm 58,58% trong tổng dư nợ). Năm 2019, ACB ghi nhận dư nợ cá nhân là 164.657 tỷ đồng (chiếm 61,28%).

Dư nợ thương mại cũng chiếm tỷ trọng khá cao và đang có xu hướng tăng trong ba năm gần đây. Cụ thể: Năm 2017, dư nợ thương mại tại ACB đạt 38.967 tỷ

đồng (chiếm 19,63%). Năm 2018, ghi nhận 45.966 tỷ đồng (chiếm 19,94%). Năm 2019, tăng lên mức 50.287 tỷ đồng (chiếm 18,71%).

Tiếp đến là dư nợ về sản xuất gia công chế biến giai đoạn 2017-2019 lần lượt là 24.233 tỷ đồng; 23.648 tỷ đồng và 23.992 tỷ đồng (chiếm từ 9% đến 12% so với

tổng dư nợ). Dư nợ các ngành nghề như dịch vụ tài chính, nhà hàng khách sạn, giáo dục, kho bãi, dịch vụ cá nhân cộng đồng chiếm tỷ trọng rất thấp. Nhìn chung cơ cấu dư nợ của ACB theo ngành nghề được cơ cấu phong phú tuy nhiên chưa đồng đều.

Cơ cấu dư nợ tập trung vào một loại ngành nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro trong tương lai, hơn nữa các ngành khác không được đáp ứng nhu cầu về vốn. Do đó, ACB cần cơ cấu dư nợ theo ngành nghề hợp lý để hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận NH.

2.2.3.2. Hiệu suất sử dụng vốn vay

Nguồn vốn của ACB chủ yếu tập trung từ các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư. Cân đối vốn huy động và nhu cầu vốn vay hợp lý để vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại lợi nhuận cao là nhiệm vụ lớn của NH. Lượng vốn huy động ít chứng tỏ

khả năng thu hút vốn tại ngân hàng còn nhiều hạn chế như sản phẩm huy động chưa đủ hấp dẫn, uy tín NH chưa cao,… Tuy nhiên khi quy mô vốn huy động được mở

rộng cũng chưa hẳn là tín hiệu tốt khi mà NH phải trả lãi cũng như các chi phí liên quan nên nếu không đưa vốn huy động sử dụng hợp lý sẽ dẫn tới thua lỗ. Và sự cân đối giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng tại ACB được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.10: Hiệu suất sử dụng vốn vay tại ACB 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng dư nợ cho vay 198.513 230.528 268.701

Tổng nguồn vốn huy động 241.393 269.999 308.129

Hiệu suất sử dụng vốn (%) 82,24 85,38 87,20

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Từ bảng 2.10 ta thấy hiệu suất sử dụng vốn tại ACB khá cao và có xu hướng tăng. Hiệu suất sử dụng vốn tại ACB năm 2017 được ghi nhận là 82,24%. Năm 2018, hiệu suất sử dụng vốn tăng lên mức 85,38% và năm 2019, ghi nhận là

87,20%. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng của dư nợ cho vay lớn hơn so với tốc độ

tăng trưởng vốn huy động. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng TD đạt 16,13% lớn hơn tốc độ tăng trưởng vốn huy động đạt mức 11,85%. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng tín dụng là 16,56% trong khi đó tốc độ tăng trưởng vốn huy động chỉ đạt mức 14,12%.

Qua đánh giá, nhờ chính sách lãi suất và sự đa dạng của sản phẩm huy động, NH có nguồn vốn dồi dào để phục vụ HĐTD. Tuy nhiên, ACB cần cải thiện tình

hình dư nợ cho vay sao cho vừa ở ngưỡng an toàn, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh ứ đọng gây lãng phí.

2.2.3.3. Nợ quá hạn, nợ xấu

a. Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ theo chất lượng nợ

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nhóm 1 194.517 97,99% 226.516 98,26% 264.941 98,6%

Nhóm 2 450 0,23% 383 0,17% 631 0,23%

Nhóm 3 326 0,16% 174 0,08% 236 0,09%

Nhóm 4 275 0,14% 338 0,15% 311 0,12%

Nhóm 5 788 0,4% 1.164 0,5% 903 0,34%

Cho vay giao

dịch ký quỹ 2.157 1,08% 1.953 0,84% 1.679 0,62%

Nợ quá hạn 1.839 0,93% 2.059 0,89% 2.081 0,77%

Nợ xấu 1.389 0,7% 1.676 0,73% 1.450 0,54%

Tỷ lệ nợ nhóm

5/nợ xấu 56,73% 69,45% 62,28%

Tổng dư nợ 198.513 100% 230.528 100% 268.701 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Bảng 2.11 thể hiện tình hình nợ tại ACB trong giai đoạn 2017-2019 có những điểm nổi bật sau:

Tỷ trọng nhóm nợ đủ tiêu chuẩn hàng năm đều rất cao và duy trì ổn định, an toàn. Dư nợ nhóm 1 chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng trong ba năm gần đây. Năm 2017, dư nợ nhóm 1 tại ACB ghi nhận là 97,99%. Năm 2018, chiếm 98,26% và năm 2019, chiếm 98,6%. Dư nợ nhóm 1 tăng mạnh qua mỗi năm. Năm 2017, dư nợ nhóm 1 là 194.517 tỷ đồng. Năm 2018, dư nợ nhóm này tăng lên 226.516 tỷ đồng và năm 2019 được ghi nhận là 264.941 tỷ đồng.

Tỷ trọng nợ nhóm 2 có biến động lớn và không ổn định. Năm 2017, dư nợ

nhóm 2 tại ACB là 450 tỷ đồng, tương ứng 0,23%. Năm 2018, tỷ trọng dư nợ nhóm 2 có xu hướng giảm so với năm 2017, chiếm 0,17%, tương ứng 383 tỷ đồng. Đến năm 2019, tỷ trọng dư nợ nhóm 2 trở về mức ban đầu là 0,23%, tương ứng 631 tỷ

đồng. Năm 2018, dư nợ nhóm 2 giảm, làm tăng nợ xấu lên mức 1.676 tỷ đồng. Tuy

nhiên, đến năm 2019, nhờ công tác quản trị rủi ro tín dụng được chú trọng hơn nên dư nợ nhóm 2 tăng trở lại, và làm giảm nợ xấu xuống còn 1.450 tỷ đồng.

Năm 2018, dư nợ nhóm 3 có xu hướng biến đổi thành nợ nhóm 4, 5. Cụ thể, năm 2018, dư nợ nhóm 3 giảm từ 326 tỷ đồng xuống còn 174 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ nhóm 4 tăng lên mức 338 tỷ đồng (chiếm 0,15%), nhóm dư nợ nhóm 5 tăng lên mức 1.164 tỷ đồng (chiếm 0,5%). Năm 2019, nhờ quá trình tích cực thu hồi nợ và quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả, dư nợ nhóm 4 giảm xuống còn 311 tỷ đồng (chiếm 0,12%) và dư nợ nhóm 5 giảm xuống còn 903 tỷ đồng (chiếm 0,34%).

Dư nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn năm 2017 là 788 tỷ đồng, năm 2018 nhóm nợ này được ghi nhận là 1.164 tỷ đồng tăng 16,13% so với năm 2017. Năm 2019, nợ có khả năng mất vốn giảm 22,42% và đạt 903 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ nhóm 5 trong nợ xấu chiếm tỷ trọng cao, chiếm 56,73% (năm 2017), chiếm 69,45% (năm 2018) và

chiếm 62,28% (năm 2019. Nguyên nhân nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn vì nợ nhóm 5 là

nợ có thời hạn thu hồi lâu, từ biện pháp thanh lý tài sản hoặc khởi kiện đều mất nhiều thời gian. Tỷ lệ nợ nhóm 5 cao là dấu hiệu cho thấy kẽ hở trong quy trình TD, những yếu kém trong công tác phòng ngừa rủi ro TD vẫn còn tồn tại, đòi hỏi ban lãnh đạo ACB tiến hành kiểm tra, kiểm soát và đề xuất phương hướng thu hồi nợ để giảm tỷ lệ

nợ nhóm 5 trong thời gian tới.

b. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn trong giai đoạn 2017- 2019 có xu hướng tăng: Năm 2017, giá trị

nợ quá hạn là 1.839 tỷ đồng, năm 2018 là 2.058 tỷ đồng và năm 2019 là 2.080 tỷ

đồng. Nguyên nhân là do dư nợ ngành xây dựng tăng trưởng trong ba năm qua. Đây là ngành nghề thường xảy ra nhiều rủi ro, nhiều trường hợp các chủ thầu chưa thể

thu hồi nợ khi hoàn thiện dự án xây dựng, do đó không thể thanh toán khoản vay đúng hạn cho NH.

Tỷ lệ nợ quá hạn đều nhỏ hơn 1% và đang theo xu hướng giảm dần cụ thể:

Năm 2017, ACB ghi nhận tỷ lệ nợ quá hạn 0,93%. Năm 2018, tỷ lệ này giảm xuống là 0,89% và năm 2019 đạt mức 0,77%.

Tuy nợ quá hạn có xu hướng tăng nhưng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, điều này chứng tỏ HĐTD tại ACB vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.12: Cơ cấu nợ quá hạn theo đối tượng khách hàng tại ACB Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ quá

hạn Tỷ trọng Dư nợ quá

hạn Tỷ trọng Dư nợ quá

hạn Tỷ trọng

Cá nhân 1.514 82,33% 1.686 81,88% 1.695 81,45%

Tổ chức 325 17,67% 373 18,12% 386 18,55%

Tổng 1.839 100% 2.059 100% 2.081 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Từ bảng 2.12 ta thấy, cơ cấu dư nợ quá hạn của KHCN tại ACB chiếm tỷ

trọng cao và có xu hướng tăng. Năm 2017, ghi nhận dư nợ quá hạn nhóm này là

1.514 tỷ đồng (chiếm 82,33%); năm 2018 ghi nhận là 1.686 tỷ đồng (chiếm 81,88%) và năm 2019 là 1.695 tỷ đồng (chiếm 81,45%). Dư nợ quá hạn của khách hàng là tổ chức tại ACB có xu hướng giảm và chiếm tỷ lệ không cao trong cơ cấu dư nợ quá hạn. Cụ thể: Dư nợ quá hạn của khách hàng tổ chức năm 2017 là 325 tỷ

đồng (chiếm 17,67%), năm 2018 là 373 tỷ đồng (chiếm 18,12%) và năm 2019 là

386 tỷ đồng (chiếm 18,55%). Điều này cho thấy, các khách hàng là tổ chức có khả

năng trả nợ đúng hạn hơn KHCN do tính ổn định thu nhập của nhóm khách hàng này. Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp chậm trễ trong việc thanh toán nợ cho NH thì

sẽ khó tiếp cận các khoản vay trong tương lai, do đó nhóm khách hàng tổ chức có

trách nhiệm với khoản vay hơn KHCN.

- Cơ cấu nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ quá hạn theo ngành nghề kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Xây dựng 105 5,71% 106 5,15% 118 5,68%

Sản xuất, gia công, chế biến

361 19,63% 427 20,75% 461 22,15%

Thương

mại 487 26,48% 512 24,87% 496 23,82%

Các ngành

khác 886 48,18% 1.014 49,23% 1.006 48,35%

Dư nợ quá

hạn 1.839 100% 2.059 100% 2.081 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm

Bảng 2.13 cho thấy, nợ quá hạn nhóm ngành thương mại chiếm tỷ trọng tương đối lớn, tuy nhiên có xu hướng biến động. Cụ thể: Dư nợ quá hạn nhóm ngành thương mại năm 2017 được ghi nhận là 487 tỷ đồng (chiếm 26,48%). Năm 2018, dư nợ quá hạn nhóm này tăng lên mức 512 tỷ đồng (chiếm 24,87%). Nguyên nhân là

do những thay đổi chính sách thương mại của Mỹ, lạm phát có xu hướng tăng cao do giá dầu bình quân tăng mạnh ảnh hưởng tới thương mại trong nước. Năm 2019, dư nợ quá hạn nhóm ngành thương mại giảm xuống còn 496 tỷ đồng (chiếm 23,82%).

Dư nợ quá hạn nhóm ngành gia công, sản xuất có xu hướng tăng trong 3 năm qua. Cụ thể: Năm 2017, dư nợ quá hạn nhóm ngành gia công sản xuất đạt 361 tỷ

đồng (tương ứng 19,63%). Năm 2018, dư nợ nhóm ngành này tăng lên mức 427 tỷ

đồng (tương ứng 20,75%). Năm 2019, tiếp tục tăng và đạt mức 461 tỷ đồng (tương ứng 22,15%). Nguyên nhân là do các tác động tiêu cực của dịch bệnh và diễn biến thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn tới quá trình sản xuất và đầu vào của ngành gia công, chế biến khiến hoạt động này bị ngưng trệ.

c. Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu trong giai đoạn 2017-2019 có biến động nhẹ. Cụ thể, năm 2017 nợ xấu của NH là 1,389 tỷ đồng. Năm 2018, ACB ghi nhận 1.676 tỷ đồng nợ xấu tức là

tăng 20,59% so với năm trước. Năm 2019, nợ xấu lại được cải thiện hơn, giảm 13,49% so với năm 2018 và đạt 1.450 tỷ đồng. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đảm bảo ở mức thấp và ở mức an toàn (<3%) như thông lệ quốc tế: Năm 2017, ACB ghi nhận tỷ lệ nợ xấu là 0,7%. Năm 2018, tăng nhẹ lên mức 0,73%. Năm 2019, nhờ tích cực xử lý nợ xấu, ACB ghi nhận tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,54%.

- Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.14: Cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Cá nhân 1.134 81,64% 1.383 82,52% 1.154 79,59%

Tổ chức 255 18,36% 293 17,48% 296 20,41%

Tổng 1.389 100% 1.676 100% 1.450 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Bảng 2.14 cho thấy cơ cấu nợ xấu theo đối tượng khách hàng chủ yếu là các KHCN (chiếm khoảng 80%). Năm 2017, nợ xấu của nhóm KHCN là 1.134 tỷ đồng,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)