Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 82 - 86)

NHNN, trực thuộc Chính phủ đảm nhiệm các chức năng như phát hành, quản lý tiền tệ và tham mưu chính sách tiền tệ cho Chính phủ. Do đó, NHNN có vai trò

lớn trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM.

Thứ nhất, NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lý về ngân hàng, phối hợp với các ban ngành liên quan nhằm đảm bảo tính thực thi pháp luật trong lĩnh vực NH, đảm bảo quyền lợi của các TCTD. Đề nghị NHNN phối hợp các cán bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, thực hiện tháo gỡ khó khăn trong thủ tục xử lý TSĐB, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản. Bên cạnh đó, NHNN cần có

những hướng dẫn cụ thể cũng như phân chia trách nhiệm của các bên liên quan về

quy trình, thủ tục nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phối hợp, đẩy nhanh tiến độ

thực hiện HĐTD.

Thứ hai, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung Tâm thông tin tín dụng (CIC). Thông tin chính xác là cơ sở quyết định thành công trong HĐTD, NHNN cần thực hiện những biện pháp sau:

- Hoàn thiện và hiện đại hóa quy trình xử lý thông tin từ các bước như: thu nhập, lựa chọn, xử lý và dự đoán thông tin để cung cấp cho NH kịp thời, đầy đủ, chính xác, hiệu quả cao.

- NHNN cần yêu cầu tất cả các TCTD có trách nhiệm cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu về khách hàng về CIC. Đối với những thành viên cố tình che dấu thông tin khách hàng cần có biện pháp xử lý nghiêm minh.

- Mở rộng nguồn thông tin bằng cách phối kết hợp với các cơ quan chức năng như: Chi Cục Thuế, Chi Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư,... Từ những thông tin thu thập được, trung tâm tiến hành sàng lọc, hoàn thiện và cập nhật số liệu nhằm cung cấp cho các NHTM kịp thời.

- Thiết lập thông tin theo hướng quản lý TD và dự báo thông tin. Hiện nay, chưa có tổ chức nào đánh giá và xếp loại các doanh nghiệp, CIC cần đẩy mạnh công tác này để hỗ trợ các NHTM, từ đó trở thành công cụ hữu hiệu giám sát từ xa của NHNN giảm thiểu rủi ro TD đối với các NHTM.

Thứ ba, thành lập tổ chức xếp hạng tín nghiệm doanh nghiệp tại Việt Nam.

Đây là công tác quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thị

trường tài chính, thị trường vốn tại Việt Nam nhằm mục đích:

- Hỗ trợ các NHTM khi ra quyết định TD, giám sát và đánh giá khách hàng, từ

đó công tác kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn, giúp NH nâng cao chất lượng khoản vay.

- Tạo động lực cho doanh nghiệp xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của mình trong SXKD đồng thời đánh giá năng lực hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hiểu rõ đối tác kinh doanh, từ đó có những quyết định giao dịch, hợp tác an toàn, hiệu quả.

- Đây là cơ sở để cơ quan quản lý đánh giá được đối tượng quản lý của mình, từ đó xây dựng giải pháp thích hợp góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nói chung.

Thứ tư, NHNN cần tích cực đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, nhằm bảo

đảm cho hệ thống NHTM hoạt động hiệu quả và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Bên cạnh đó giúp nền kinh tế tránh khỏi những tác động do hệ thống NHTM gây ra.

Để ngăn chặn những hành vi gây thất thoát trong việc sử dụng vốn, NHNN cần có

những biện pháp:

- Thanh tra NHNN phải xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ tại các NHTM, sau đó phải đánh giá cụ thể và dự báo về mức độ rủi ro TD.

- Khi có nguy cơ rủi ro được phát hiện thì phải thông báo đến tất cả các NHTM để có phương án phòng chống rủi ro phù hợp với từng NH.

- Liên tục đào tạo đội ngũ thanh tra có chuyên môn giỏi, đạo đức tốt, bản lĩnh, có kinh nghiệm, cung cấp trang thiết bị làm việc hiện đại và có chế độ đãi ngộ

tương xứng với trách nhiệm.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở vận dụng những lý luận chung về TD, CLTD, nâng cao CLTD và thực trạng nghiên cứu tại ACB, chương 3 của khóa luận đã đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao CLTD của hệ thống. Đồng thời, cũng đưa ra kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các ban ngành liên quan để ACB có thể phát huy được những điểm mạnh, khắc phục những thiếu sót để phát triển HĐTD với lợi nhuận cao, rủi ro thấp.

KẾT LUẬN

Với chức năng là trung gian tài chính của nền kinh tế, NHTM luôn mong muốn đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng thông qua các sản phẩm, dịch vụ tín dụng. HĐTD luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro gây ảnh hưởng tới lợi nhuận NH. Với mục tiêu giảm thiểu rủi ro, nâng cao lợi nhuận NH, đề tài “Nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu” đã thực hiện những nội dung sau:

Một là, trình bày tổng quan lý luận cơ bản về CLTD tại các NHTM, trong đó

đề cập khái niệm, đặc điểm, vai trò của tín dụng đối với các chủ thể trong nền kinh tế và sự cần thiết để nâng cao CLTD.

Hai là, khóa luận đi vào nghiên cứu thực trạng HĐTD tại ACB bao gồm khái quát hoạt động huy động vốn, hoạt động sử dụng vốn, những giải pháp nâng cao CLTD mà NH sử dụng trong giai đoạn 2017- 2019. Từ đó, đánh giá CLTD thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng như chất lượng đội ngũ nhân viên, công nghệ NH, dư nợ xấu, nợ quá hạn, trích lập DPRR,… Đồng thời bài viết chỉ ra những vấn đề còn tồn tại của hệ thống như tỷ lệ nợ nhóm 5 cao, cơ cấu dư nợ không đồng đều,... từ đó nghiên cứu nguyên nhân của những hạn chế này.

Ba là, trên cơ sở đánh giá những nguyên nhân hạn chế, dự báo tình hình hoạt động tín dụng trong thời gian tới và định hướng phát triển của NH, khóa luận đưa ra những nhóm giải pháp về hoàn thiện và đa dạng các sản phẩm TD, nâng cao chất lượng nguồn lực và công tác CSKH, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu,… Đồng thời, khóa luận đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN để hỗ trợ cải thiện, tạo điều kiện phát triển và nâng cao CLTD tại ACB như đơn giản hóa thủ tục, thiết lập hành lang pháp lý chặt chẽ, taọ môi trường pháp lý hoàn chỉnh,…

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)