Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 33 - 47)

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Theo luật các TCTD (2010) và luật sửa đổi bổ sung, cơ cấu quản lý của ACB gồm đại hội cổ đông, HĐQT, ban kiểm soát và TGĐ với các chức năng như sau:

Đại hội cổ đông có thẩm quyền cao nhất tại NH và có quyền bầu, bãi nhiệm hoặc miễn nhiễm những thành viên thuộc HĐQT và ban kiểm soát. Hoạt động

Khối KHCN

Khối quản trị

hành chính Khối KHDN

Khối tài chính Khối thị trường

tài chính

Khối CNTT Khối quản lý rủi

ro

Khối vận hành

Khối quản trị

nguồn nhân lực Đại hội đồng cổ

đông

Hội đồng quản trị

Ban TGĐ

Các phòng, văn phòng và trung tâm

Các chi nhánh, PGD

Ban kiểm soát

thông qua các cuộc họp đại hội đồng cổ đông, lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản HĐQT có nhiệm vụ chính là lấy ý kiến, ban hành các quyết định về định hướng, chỉ đạo ban điều hành triển khai thực hiện các công tác phù hợp với thực tiễn và chiến lược đề ra. Các ủy ban trực thuộc HĐQT bao gồm ủy ban quản trị rủi ro, ủy ban chiến lược, ủy ban nhân sự và ủy ban đầu tư.

Ban kiểm soát tổ chức các phiên họp, tham dự các phiên họp HĐQT hoặc ủy ban trực thuộc HĐQT để phối thực hiện công tác giám sát HĐKD toàn hệ thống, quy trình thực hiện các quyết định cũng như thẩm định BCTC, BCTC hợp nhất của hệ thống.

TGĐ là người chịu trách nhiệm điều hành công việc kinh doanh hằng ngày và

chịu sự giám sát của HĐQT về mọi hoạt động của mình.

NH bao gồm các hội sở, chi nhánh và PGD: “Mỗi hội sở bao gồm 9 khối và 15 phòng, văn phòng và trung tâm trực thuộc TGĐ. Bên cạnh đó, còn có các bộ phận chức năng chuyên biệt như trung tâm thẻ, trung tâm pháp lý chứng từ, phòng kỹ

thuật ,...”

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á

Châu giai đoạn 2017-2019 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là hoạt động ảnh hưởng lớn tới kết quả HĐKD của NH. Nếu NH có thể huy động được nguồn vốn quy mô lớn và chi phí nhỏ thì có thể

mở rộng tín dụng và hưởng lãi từ hoạt động cho vay. Mặt khác, khi vốn huy động nhỏ không đủ đáp ứng thị trường cùng với chi phí cao thì HĐTD của NH cũng bị

hạn chế.

Với mạng lưới các ngân hàng TMCP dày đặc và cạnh tranh lãi suất huy động, để có thể thu hút nguồn vốn, ACB cần xây dựng uy tín, tạo niềm tin và gây ấn tượng tốt với khách hàng bằng nhiều chương trình ưu đãi mang tính vượt trội cũng như chính sách CSKH phù hợp. Nắm bắt được vấn đề đó, hệ thống đã triển khai kế

hoạch theo từng thời kỳ, có hướng đi hợp lý về chính sách để tiếp cận với nguồn vốn và tăng trưởng quy mô nguồn vốn như sau:

Biều đồ 2.1. Vốn huy động tiền gửi giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Biểu đồ 2.1 thể hiện tình hình huy động vốn tại ACB có xu hướng tăng trưởng liên tục ở mức ổn định, phần lớn đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh khoản của NH.

Quy mô vốn huy động tính đến cuối năm 2017 là 241.393 tỷ đồng. Tận dụng lợi thế của mình và chính sách mở rộng vốn huy động, năm 2018, ACB đã tăng mức huy động vốn lên là 269.999 tỷ đồng, tăng 11,85% so với năm 2017. Không dừng lại ở đó, vốn huy động năm 2019 tiếp tục tăng thêm 38.130 tỷ đồng (tương ứng 14,12%) so với năm 2018. Để tăng quy mô vốn huy động, ACB đã kết hợp chính sách lãi suất và chất lượng phục vụ, từ đó thu hút khách hàng. So sánh lãi suất tiền gửi tiết kiệm với một số NHTM khác thì lãi suất huy động tại ACB khá cao:

Bảng 2.1. Lãi suất gửi tiết kiệm của một số ngân hàng tháng 11/ 2019 Đơn vị: %

Tên ngân hàng Kỳ hạn gửi tiết kiệm

1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 36 tháng

ACB 5,5 5,5 7,3 7,35 8,0

SHB 5,3 5,5 8,2 9,2 7,5

VPBank 5,5 5,5 7,9 7,7 8,2

TPBank 5,4 5,5 8,45 8,2 8,0

Eximbank 4,6 5,0 5,6 7,8 8,4

BIDV 4,3 5,0 5,5 7,0 7,0

Vietcombank 4,5 5,0 5,5 6,8 6,8

Agribank 4,5 5,0 5,5 6,8 -

Nguồn: BNEWS

- Cơ cấu nguồn vốn từ các loại tiền gửi

Bảng 2.2: Vốn huy động từ tiền gửi giai đoạn 2017-2019

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng

(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền gửi tiết

kiệm 172.815 71,59 185.087 68,55 204.148 66,25

Tiền gửi không

kỳ hạn 38.195 15,82 45.023 16,68 56.058 18,19

Tiền gửi có kỳ

hạn 28.260 11,71 37.747 13,98 45.194 14,67

Tiền gửi ký quỹ 1.870 0,77 1.562 0,58 1.540 0,5

Tiền gửi vốn

chuyên dùng 253 0,11 580 0,21 1.189 0,39

Vốn huy động từ

tiền gửi 241.393 100 269.999 100 308.129 100

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, nguồn vốn huy động được chủ yếu đến từ tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho NH chủ động trong HĐTD. Tiền gửi tiết kiệm qua mỗi năm đều chiếm tỷ trọng cao (>65%). Trong ba năm gần đây, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có xu hướng tăng. Cụ thể là

năm 2017, tiền gửi tiết kiệm được ghi nhận tại ACB là 172.185 tỷ đồng, chiếm 71,59% trong tổng vốn huy động từ tiền gửi. Năm 2018, ACB ghi nhận 185.087 tỷ

đồng tiền gửi tiết kiệm, tương ứng 68,55%. Năm 2019, tăng lên mức 204.148 tỷ

đồng, chiếm 66,25% trong tổng vốn huy động.

Tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn cũng là nguồn vốn quan trọng mà ACB huy động được trong ba năm qua. Nhìn chung, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại ACB có xu hướng tăng. Năm 2017, tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn được ghi nhận là 66.455 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 27,53% so với tổng nguồn vốn huy động.

Năm 2018, tăng lên mức 82.770 tỷ đồng, và chiếm 30,66% trong vốn huy động từ

tiền gửi. Năm 2019, tiếp tục tăng và đạt 101.252 tỷ đồng, chiếm 32,86%.

Tiền gửi ký quỹ có xu hướng giảm nhẹ và tiền gửi vốn chuyên dùng có xu

hướng tăng mạnh. Tuy nhiên, hai loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong quy mô vốn huy động.

- Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.3 : Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng khách hàng

Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị

Tỷ

trọng (%)

Giá trị Tỷ trọng

(%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Hợp tác xã 42 0,02 44 0,02 92 0,03

Công ty liên doanh 1.478 0,61 1.308 0,48 1.511 0,49

Doanh nghiệp nhà

nước 949 0,39 3.250 1,2 1.469 0,48

Công ty 100% vốn

nước ngoài 3.040 1,26 3.853 1,43 4.646 1,51

CTCP, công ty

TNHH, DNTN 35.306 14,63 42.147 15,62 50.903 16,52

Cá nhân 197.295 81,73 215.713 79,89 247.094 80,19

Các đối tượng khác 3.283 1,36 3.684 1,36 2.414 0,78 Vốn huy động từ

tiền gửi 241.393 100 269.999 100 308.129 100

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Từ bảng 2.3 có thể thấy nguồn vốn huy động được chủ yếu từ các cá nhân. Từ

khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, với thời hạn gửi khác nhau đã tạo thành nguồn vốn chủ yếu cho các NHTM. Tiền gửi của KHCN có xu hướng tăng và chiếm tỷ

trọng cao nhất 81,73% (năm 2017); 79,89% (năm 2018) và 80,19% (năm 2019), nguyên nhân là do lãi suất hấp dẫn qua từng thời kỳ và sự tin cậy của khách hàng dành cho NH. Vậy nên, ACB cần có những chính sách về sản phẩm, ưu đãi để tiếp cận nguồn vốn từ nhóm KHCN hiệu quả.

Tiền gửi của các CTCP, công ty TNHH và DNTN chiếm tỷ trọng cao thứ hai sau cá nhân. Nhìn chung, vốn huy động từ nhóm đối tượng này có xu hướng tăng dần trong ba năm gần đây. Nguồn vốn huy động từ các CTCP, TNHH và DNTN được ghi nhận năm 2017 là 35.306 tỷ đồng (chiếm 14,63%). Năm 2018, ghi nhận 42.147 tỷ đồng (chiếm 15,62%). Năm 2019, tiếp tục tăng và đạt 50.903 tỷ đồng (chiếm 16,52%).

Bên cạnh đó, vốn huy động từ các đối tượng khác như doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, hợp tác xã chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Cơ cấu vốn theo loại tiền

Bảng 2.4: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng

Nội tệ 231.033 95,71% 259.969 96,29% 298.540 96,89%

Ngoại tệ 10.360 4,29% 10.030 3,71% 9.589 3,11%

Vốn huy

động 241.393 100% 269.999 100% 308.129 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Khi xét theo loại tiền gửi, vốn huy động được phân ra hai nhóm là nội tệ và

ngoại tệ được quy đổi tương ứng bằng đồng Việt Nam. Nhìn vào bảng 2.4, ta có thể

dễ dàng nhận thấy rằng lượng tiền huy động được của ACB chủ yếu là nội tệ với tỷ

lệ trên 95%. Quy mô huy động từ nội tệ có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017, huy động từ nội tệ đạt 231.033 tỷ đồng, tương ứng 95,71%. Năm 2018, huy động từ

nội tệ tăng lên mức 259.969 tỷ đồng, tương ứng 96,29% và năm 2019, tiếp tục tăng lên là 298.540 tỷ đồng, tương ứng 96,89%. Trong khi đó, quy mô của lượng tiền ngoại tệ chảy vào ACB có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng tiền huy động. Năm 2017, ngoại tệ huy động được tại ACB là 10.360 tỷ đồng, tương ứng 4,29%. Năm 2018, giảm xuống còn 10.030 tỷ đồng và năm 2019, quy mô vốn huy động ngoại tệ tiếp tục giảm xuống 9.589 tỷ đồng, tương ứng 3,11%.

Sau khi phân tích vốn huy động theo từng tiêu chí tại ACB giai đoạn 2017 đến 2019, ta nhận thấy rằng vốn huy động chủ yếu đến từ tiền tiết kiệm và bằng Việt Nam đồng của các cá nhân. Có thể nói ACB đã duy trì ổn định và thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của NH phù hợp với định hướng trong tương lai. Kết quả đạt được là thành quả của công tác tiếp thị nhằm thu hút tiền gửi, đổi mới công nghệ và tác phong nghiệp vụ trong công tác CSKH. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa sản phẩm tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn với lãi suất hấp dẫn cũng góp phần lớn mở rộng quy mô vốn huy động. Tuy nhiên, ACB cần cân bằng hơn nữa cơ cấu tiền huy động nhằm tạo sự hợp lý cho cơ cấu vốn huy động như tăng thêm nguồn vốn trung và dài hạn hoặc tận dụng nguồn vốn từ ngoại tệ,…

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Tăng trưởng dư nợ luôn nằm trong những mục tiêu trọng tâm mà ACB triển

khai qua mỗi năm. ACB luôn mong muốn với nguồn vốn huy động được có thể cho vay nhiều đối tượng khách hàng và ngành nghề. Cùng với chính sách tín dụng phù

hợp, lãi suất cạnh tranh, đa dạng sản phẩm,... ACB đã có những bước tiến trong hoạt động mở rộng tín dụng.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu 2017-2019.

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ tại ACB giai đoạn 2017-2019.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ số Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ tín dụng 198.513 230.528 268.701

Tăng trưởng dư nợ 23,28% 16,13% 16,56%

Nguồn: Báo cáo thường niên các năm Dư nợ cho vay tại ACB có xu hướng tăng trưởng qua các năm. Năm 2017, giá trị

dư nợ cho vay của NH được ghi nhận là 198.513 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là

23,28%. Năm 2018, dư nợ tín dụng tiếp tục tăng lên 230.523 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 16,13%. Năm 2019, NH tiếp tục mở rộng tín dụng với mức dư nợ là 268.701 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng là 16.56%. Dư nợ cho vay tăng trưởng mỗi năm là hoàn toàn hợp lý đối với chính sách của NH. Thứ nhất, ACB có thể đáp ứng nhu cầu của thị

trường đang ngày một lớn. Thứ hai, việc tăng dư nợ đem lại lợi nhuận cao cho hệ thống

nếu kiểm soát tốt nợ quá hạn, nợ xấu.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Biểu đồ 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017-2019

Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các năm Sự cố vào tháng tám, năm 2012 đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của NH, ban lãnh đạo đã dẫn dắt ACB trên hành trình trở lại đầy ngoạn mục. Kết quả là trong ba năm qua, HĐKD của ACB có những tiến triển tích cực với những kết quả ấn tượng sau giai đoạn khắc phục khó khăn.

Năm 2017, tổng doanh thu là 22.883 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 2.656 tỷ

đồng, quy mô tổng tài sản là 284.316 tỷ. Trong năm 2018, toàn hệ thống có sự tăng trưởng về lợi nhuận cũng như tổng tài sản: Lợi nhuân trước thế đạt 6.389 (tăng 140,55%), tổng tài sản là 329.333 tỷ (tăng 15,83%). Năm 2019, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế và tổng tài sản tiếp tục tăng: Tổng doanh thu ACB đạt 32.601 tỷ

(tăng 16,06%), lợi nhuận trước thuế đạt 7.516 tỷ - mức cao nhất trong năm năm qua, tổng tài sản đạt 383.514 tỷ (tăng 16,45%). Từ đó ta thấy, ACB không những đã

khắc phục được khó khăn mà còn đang trên đà phát triển mạnh mẽ.

2.2. THỰC TRẠNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á

CHÂU GIAI ĐOẠN 2017-2019

2.2.1. Những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu đã thực hiện trong giai đoạn 2017-2019

2.2.1.1. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng

ACB duy trì tỷ lệ nợ xấu theo “quy định về phân loại tài sản có, thực hiện trích lập DPRR và sử dụng DPRR”. Tỷ lệ này được quy định cụ thể hàng năm theo tuyên bố khẩu vị rủi ro được HĐQT phê duyệt. Các biện pháp bảo đảm rủi ro được NH triển khai bao gồm những biện pháp sau:

- Thành viên HĐQT không tham gia quyết định cấp TD thuộc thẩm quyền của TGĐ trừ các quyền của HĐQT được pháp luật quy định. Ngoại trừ, thành viên HĐQT là người điều hành theo quy định thực hiện nhiệm vụ của TGĐ hoặc thành viên ban điều hành.

- Phân tách các nhiệm vụ trong quy trình TD (bao gồm tối thiểu từ khi tiếp xúc, bán sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng cho tới khi thu hồi các nghĩa vụ đến hạn hoặc nợ xấu), đảm bảo một nhân viên không cùng thực hiện các chức năng có xung đột lợi ích như nhận dạng rủi ro, kiểm tra, xác thực thông tin do cá nhân khác đã

thực hiện công việc trước đó. Do đó, các bộ phận quan hệ khách hàng, thẩm định lại, phê duyệt cấp TD, kiểm soát hạn mức rủi ro TD, quản lý cấp TD, trích lập DPRR và sử dụng dự phòng,... hoạt động độc lập với nhau.

- Thẩm quyền phê duyệt TD được quy định cụ thể theo các tiêu chí khác nhau trong từng thời kỳ và phải đảm bảo tuân thủ các hạn mức rủi ro. ACB triển khai tập trung hoạt động phê duyệt theo mức độ rủi ro và đảm bảo rằng khi đưa ra các quyết định có rủi ro thì rủi ro được quan tâm đúng mực.

2.2.1.2. Kiểm soát rủi ro trong quy trình tín dụng

a. Kiểm soát rủi ro trong quá trình tiếp thị khách hàng và lập hồ sơ vay vốn - Kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng trưởng theo chỉ tiêu tăng trưởng TD đã được hội sở giao. Tập trung TD cho lĩnh vực SXKD, các lĩnh vực ưu tiên như xuất khẩu, thương mại, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án trọng điểm, khả thi và các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 33 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)