Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 27 - 33)

Hoạt động của ngân hàng thương mại có thể được coi là chiếc cầu nối giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng đặc biệt là hoạt động tín dụng. Lạm phát, khủng hoảng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng. Một nền kinh tế ổn định tỷ lệ lạm phát ở mức cho phép sẽ tạo điều kiện cho các khoản tín dụng có chất lượng cao. Tức là các chủ thể hoạt động trong một môi trường ổn định thì khả năng tạo ra lợi nhuận cao hơn, để có thể trả vốn gốc và lãi cho ngân hàng. Khi nền kinh tế biến động thì các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng thất thường ảnh hưởng đến thu nhập, giảm hiệu quả sử dụng vốn vay từ đó ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng.

Chu kỳ kinh tế tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ suy thoái, cung sản phẩm vượt quá cầu sản phẩm, dẫn tới hàng tồn kho lớn, hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp không phát triển được. Ngược lai,

trong thời kỳ hưng thịnh, tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp có xu hướng mở

rộng sản xuất kinh doanh, nhu cầu vốn tăng và rủi ro ít hơn, do đó chất lượng tín dụng cũng tăng. Tuy nhiên, trong thời kỳ này các ngân hàng vẫn cần cấp tín dụng ở

mức hợp lý để giảm thiểu rủi ro tín dụng.

- Cơ chế quản lý của nhà nước

Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội ảnh hưởng lớn tới quyết định của nhà đầu tư. Nếu môi trường chính trị, xã hội ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm mở rộng sản xuất, kinh doanh, do đó nhu cầu vốn tăng lên. Ngược lại, nếu môi trường hoạt động bất ổn thì các doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro, khi đó nhu cầu vốn cũng giảm theo.

Môi trường pháp lý đồng bộ hệ thống pháp luật, đầy đủ, thống nhất là cơ sở

quan trọng để hệ thống các NHTM hoạt động thuận lợi. Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở là cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém thực hiện các hành vi bất chính, lừa đảo đối tác và ngân hàng để được cấp tín dụng. Môi trường pháp lý

không ổn định cũng khiến các doanh nghiệp không dám đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, làm hạn chế nhu cầu vốn và chất lượng tín dụng của NHTM.

- Môi trường tự nhiên

Những biến động bất khả kháng xảy ra trong môi trường tự nhiên như thiên tai (hạn hán, lũ lụt, động đất...), hỏa hoạn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là trong các ngành có liên quan đến nông nghiệp, thuỷ sản, hải sản. Vì vậy khi môi trường tự nhiên không thuận lợi thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn từ đó làm giảm chất lượng tín dụng của NHTM. Mặc dù các rủi ro này khó dự đoán nhưng lại chiếm tỷ lệ không lớn, mặt khác NHTM thường được chia sẻ thiệt hại với các công ty bảo hiểm hoặc được Nhà nước hỗ trợ.

- Năng lực của khách hàng

Năng lực của khách hàng là nhân tố quyết định đến khả năng sử dụng vốn vay.

Nếu năng lực của khách hàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lên xuống của nhu cầu thị trường; chưa có kinh nghiệm trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm, các dự án đầu tư không khả thi,... thì sẽ dễ dàng thất bại trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Từ đó, làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ

cho ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng. Ngược lại, khi khách hàng có năng

lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và có sự nhạy bén với thị trường thì

việc sử dụng vốn vay sẽ hiệu quả, kéo theo lợi nhuận doanh nghiệp cao, giảm thiểu những rủi ro về thu hồi nợ của ngân hàng.

- Sự trung thực của khách hàng

Sự trung thực của khách hàng ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cung cấp các số liệu thiếu tính trung thực, vi phạm chế độ kế toán thống thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, và khả năng quản lý vốn vay của khách hàng, từ đó ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay không đúng đắn. Nếu khách hàng sử dụng vốn vay ngân hàng không đúng đối tượng kinh doanh, không đúng với phương án, mục đích sử dụng như đã cung cấp cho ngân hàng, thì có khả năng sẽ không trả được nợ cho ngân hàng.

- Tài sản đảm bảo

Từng đối tượng khác nhau, ngân hàng sẽ có chính sách về tài sản đảm bảo khác nhau. Khách hàng uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả có thể được ngân hàng cho vay tín chấp một phần hoặc toàn bộ

khoản vay. Tuy nhiên, việc cho vay tín chấp luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, việc cho vay có tài sản đảm bảo khiến khách hàng có trách nhiệm với khoản vay hơn và

ngăn ngừa rủi ro cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo được coi là phương án thu hồi nợ

khi khách hàng không trả nợ, hoặc không có khả năng trả nợ khi đến hạn. Trong trường hợp này ngân hàng có thể xử lý tài sản đảm bảo bằng cách cho thuê, phát mại,... Ngoài ra, tính pháp lý và tính thanh khoản của tài sản đảm bảo rất quan trọng. Tài sản không có tranh chấp và có tính thanh khoản cao sẽ có lợi cho ngân hàng. Ngược lại, tài sản đang có tranh chấp và tính thanh khoản thấp thì ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý tài sản.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về tín dụng, chất lượng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng. Đặc biệt là sự cần thiết nâng cao tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu định tính, định lượng thề hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại. Qua đó, trang bị kiến thức cơ bản, cơ sở

lý luận chung hỗ trợ quá trình phân tích và đánh giá về thực trạng chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Á Châu trong chương 2. Đồng thời, tạo tiền đề cho việc đề xuất những giải pháp phù hợp, khả thi góp phần nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra thuận lợi, mang hiệu quả cao.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển

“Ngân hàng TMCP Á Châu (Tên tiếng anh: Asian Comercial Joint Stock Bank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/04/1993, và quyết định số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 và chính thức hoạt động ngày 04/06/1993”.

Bằng sự nỗ lực và sáng tạo, tính đến 2018, ACB phát triển vô cùng lớn mạnh với hơn 358 chi nhánh và phòng giao dịch, hơn 1.1000 máy ATM, 850 đại lý Weston Union hoạt động trên 47 tỉnh thành. Các ngành nghề kinh doanh của NH bao gồm:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn.

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

- Chiết khấu trái phiếu, thương phiếu và các GTCG.

- Đầu tư và kinh doanh theo luật định.

- Cho thuê tài chính.

- Kinh doanh chứng khoán.

Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là các thị trường mà ACB luôn hướng đến và sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong tương lai. Cùng với đội ngũ nhân viên tâm huyết, giàu kinh nghiệm mong muốn đem đến những sản phẩm chất lượng, nhiều tiện ích cho khách hàng. Từ khi hình thành đến nay, ACB đã trải qua các giai đoạn sau:

Trong giai đoạn từ 1993 – 1995

Đây được gọi là giai đoạn hình thành của NH. Những người đặt những viên gạch đầu tiên vào nền móng NH mong muốn tạo dựng triết lý kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”. Ở giai đoạn này, NH chú

trọng các sản phẩm phục vụ KHCN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giai đoạn 1996 – 2000

- Đầu tiên phải kể đến là ACB cùng sự tài trợ của IFC (công ty con trực thuộc World Bank) trở thành ngân hàng TMCP đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.

- Năm 1997, ACB chú trọng nâng cao chất lượng nhân viên thông qua các

chương trình đào tạo trong và ngoài nước.

- Năm 1999, ACB hiện đại hóa CNTT, chính thức vận hành hệ NH lõi TCBS (Giải pháp NH toàn diện)

- Đầu năm 2000, tái cấu trúc hoạt động tại hội sở theo hướng hỗ trợ và kinh doanh. Đến tháng 6, công ty TNHH chứng khoán ACB- ACBS được thành lập đánh dấu khởi đầu chiến lược đa dạng hóa hoạt động của NH.

Giai đoạn 2001- 2005

- Năm 2003, xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 với các nghiệp vụ cho vay, thanh toán quốc tế, huy động vốn.

- Năm 2004, thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Á Châu- ACBA.

-Năm 2005, thực hiện ký kết thỏa thuận kỹ thuật toàn diện với Ngân hàng Standard Charted.

Giai đoạn 2006- 2010

- Năm 2006, niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Tiếp đó, công ty cho thuê tài chính ACBL được thành lập, tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước.

- Đến năm 2009, ACB hoàn thành cơ bản tái cấu trúc nhân lực NH.

- Năm 2010, ACB chọn tỉnh Đồng Nai là nơi xây dựng “Trung tâm dữ liệu dự

phòng đạt chuẩn”. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, ACB được trao hai huân chương lao động, được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” bởi các tạp chí

lớn trong khu vực và thế giới.

Giai đoạn 2011- 2015

- Cuối năm 2010, khánh thành trung tâm dữ liệu dạng mô-đun tại Hồ Chí

Minh, tiếp tục đưa thêm 45 chi nhánh và PGD vào hoạt động.

Giai đoạn 2016- nay:

- Trong năm 2016, ACB đã hoàn thiện các dự án công nghệ hỗ trợ HĐKD, vận hành và quản lý toàn bộ hệ thống như cải tiến các chương trình CRM, ACMS, PASS, ELM..., nâng cấp các cây ATM trên toàn quốc, phát triển các sản phẩm khác để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Cho đến nay, ACB phát triển lớn mạnh với châm ngôn hoạt động “tăng trưởng phải bền vững, quản lý phải chuyên nghiệp, thu nhập chính đáng, lợi nhuận hợp lý”.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)