Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 47 - 51)

2.2.2.1. Về việc thực hiện các quy tắc, quy định Theo thông lệ quốc tế:

ACB vận dụng nguyên tắc của Hiệp ước Basel để hạn chế rủi ro TD. Việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế tạo điều kiện để HĐTD của hệ thống ngày càng lành mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro TD của hiệp định được xây dựng trên 3 nội dung sau:

- Thiết lập môi trường TD thích hợp.

- Quy trình cấp TD hợp lý.

- Quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát TD có hiệu quả.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010

- Luật các TCTD năm 2010

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử

lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”.

- Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 “Quy định về tỷ lệ an toàn

vốn, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, tỷ lệ

dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi, giới hạn cấp tín dụng”.

- Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN “Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh nước ngoài”.

- Thông tư 18/2018/TT-NHNN ngày 21/08/2018 của Thống đốc NHNN “Quy định về an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng”.

Theo quy định của Ngân hàng TMCP Á Châu

- Quyết định 567/TCQĐ-HĐQT.19 “Quy định về nguyên tắc phê duyệt cấp tín dụng đối với các đối tượng được cấp thuộc thẩm quyền của HĐQT”.

- Quyết định 576/TCQĐ-HĐQT.19 “Quy định về ban hành Chính sách quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Á Châu”.

- Quyết định 580/TCQĐ-HĐQT.19 “Quy định về ban hàng Quy chế Quản lý

tỷ lệ an toàn vốn tại Ngân hàng TMCP Á Châu.”

- 1526/TCQĐ-HĐQT.19 “Quy định về thẩm quyền của Hội đồng phê duyệt tín dụng”.

- 2010/TCQĐ-HĐQT.19 “Quy định về sửa đổi bổ sung Chính sách quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Á Châu”.

- 3781/TCQĐ-HĐQT.19 về sửa đổi và bổ sung nội dung “Tuyên bố khẩu vị

rủi ro của Ngân hàng TMCP Á Châu”.

- 3251/TCQĐ-HĐQT.17 “Quy định về điều chỉnh quy định thẩm quyền phê duyệt và miễn trừ trách nhiệm đối với các thành viên tham gia xử lý nợ”.

- 3427/TCQĐ-HĐQT.17 về sửa đổi, bổ sung và ban hành “Quy chế mua, bán nợ tại Ngân hàng TMCP Á Châu”.

HĐTD tại ACB không những thực hiện theo quy định của NHNN mà còn phù

hợp với thông lệ quốc tế. Đây là cơ sở để NH có định hướng nâng cao CLTD. Bên cạnh đó, ACB đã chủ động ban hành những quy định, văn bản nội bộ về định hướng chính sách TD, thẩm quyền phê duyệt TD, tỷ lệ trích lập DPRR,... Các quy định này được thay đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình chung và

đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của NHNN. Đây là điều kiện tiên quyết trong công tác nâng cao CLTD của ACB nói riêng và các NHTM tại Việt Nam nói chung.

2.2.2.2. Về nhân lực

Bảng 2.6: Chất lượng nguồn nhân lực tại ACB giai đoạn 2017-2019 Đơn vị: Người

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số nhân viên Tỷ trọng Số nhân

viên Tỷ trọng Số nhân

viên Tỷ trọng

Trên đại học 250 2,4% 288 2,7% 297 2,65%

Đại học 9.470 91,64% 9.964 93,3% 10.460 93,66%

Cao đẳng, trung

cấp và khác 614 5,96% 427 4% 411 3,68%

Tổng 10.334 100% 10.679 100% 11.168 100%

Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm Bảng 2.6 thể hiện chất lượng nguồn lực tại ACB giai đoạn 2017 đến 2019 ta thấy rằng trình độ cán bộ nhân viên tại NH khá cao, có thể đáp ứng nhu cầu nghiệp vụ tín dụng. Cán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ trọng cao (trên 90%) và ngày càng được cải thiện phù hợp với nhu cầu của NH. Năm 2017, số nhân viên có trình độ đại học được ghi nhận là 9.470 người, tương đương 91,64%. Năm 2018, qua quá trình tuyển dụng, đào tạo số nhân viên đạt trình độ đại học đạt 9.964 người, tương đương 93,3%. Năm 2019, tiếp tục tăng lên mức 10.460 nhân viên đạt trình độ đại học, tương ứng 93,66%.

Số lượng nhân viên có trình độ trên đại học tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có

xu hướng tăng. Lượng nhân viên này chủ yếu là lãnh đạo cấp trung và cấp cao. Năm 2017, số lượng nhân viên trên đại học là 250 cán bộ, tương ứng 2,4%. Năm 2018, lượng nhân viên nhóm này tăng lên 288 cán bộ, tương ứng 2,7% và năm 2019, tiếp tục tăng thêm 297 cán bộ có trình độ trên đại học, tương ứng 2,65%.

Bên cạnh đó, số lượng nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp và khác có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nhân viên. Nguyên nhân là do môi trường NH là môi trường có tính đào thải cao, đòi hỏi các cán bộ phải liên tục nâng cao trình độ. Cụ thể: Năm 2017, số nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp và

khác được ghi nhận là 614 người, tương ứng 5,96%. Năm 2018, số nhân viên nhóm này giảm xuống còn 427 người, tương ứng 4%. Năm 2019, tiếp tục giảm nhẹ xuống là 411 người, tương ứng 3,68%.

Như vậy, quá trình đào tạo và khuyến khích nâng cao năng lực của cán bộ

nhân viên tại ACB mang lại những hiệu quả đáng kể. Chất lượng nhân viên và ban lãnh đạo các cấp ngày càng được cải thiện. Trình độ cán bộ cao có thể thực hiện tốt

quy trình TD, giảm thiểu được rủi ro cho NH và thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

2.2.2.3. Uy tín ngân hàng

Những năm qua, ACB đã đạt được nhiều thành tích đáng kể và được các tổ

chức uy tín công nhận nổi bật lên là:

Năm 2017, ACB là NH duy nhất tại Việt Nam đạt được cùng lúc hai hạng mục giải thưởng uy tín của Asianmoney, trực thuộc Nhóm tạp chí Euromoney, chuyên về tài chính ngân hàng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đối với giải thưởng

“Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”, Theo Asianmoney: “Kết quả đánh giá dựa trên ưu điểm của quy mô hệ thống bán lẻ, tăng trưởng về lợi nhuận, hiệu quả, năng lực tăng trưởng bền vững trong tương lai và khả năng thích ứng với biến đổi thị trường cũng như nhu cầu khách hàng”. Bên cạnh đó, năm 2017, ACB lọt top 10 ngân hàng uy tín nhất năm được xếp hạng bởi Vietnam Report. Theo Vietnam Report (2017): “Kết quả xếp hạng được dựa qua 3 tiêu chí là năng lực và hiệu quả về tài chính thể hiện trên BCTC, uy tín truyền thông, điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng”.

Năm 2018, ACB nhận hai giải thưởng từ The Asian Banker, công ty có uy tín trong cộng đồng tài chính châu Á. Trong đó “Tài khoản thương gia” là một trong những sản phẩm nổi bật nhất mang về cho ACB giải thưởng “Sản phẩm huy động tốt nhất”. Theo The Asian Banker: “Các sản phẩm huy động của ACB đáp ứng hai tiêu chí là tính sáng tạo để theo kịp xu hướng thị trường, mang lại lợi nhuận và hiệu suất cao cho NH”.

Năm 2019, ACB được trao giải thưởng “Ngân hàng của năm tại Việt Nam” từ

tạp chí The Banker - tạp chí tài chính do The Financial Time sáng lập có đối tượng độc giả chủ yếu trong lĩnh vực TC-NH. Giải thưởng được trao cho các NH có hoạt động xuất sắc, đạt nhiều thành tựu trong lĩnh vực TC-NH tại mỗi quốc gia. The Banker đánh giá dựa trên HĐKD hiệu quả, hệ thống quản lý và xử lý nợ tốt của NH.

Giải thưởng còn xem xét nỗ lực chuyển đổi kỹ thuật số, tập trung vào sản phẩm tài chính đa dạng, dịch vụ chăm sóc khách hàng,… Ngoài ra, ACB còn được đánh giá

dựa trên hoạt động dành cho cộng đồng trong quá trình phát triển.

Từ những đánh giá, ghi nhận từ những tổ chức lớn trong nước và trên thế giới, phần nào khẳng định ACB là NH uy tín, năng lực quản lý nợ tốt, CLTD cao mang lại sự hài lòng, thỏa mãn đầy đủ và kịp thời nhu cầu khách hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngân hàng: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)