CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
2.2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO
2.2.5. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.2.5.1. Vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu
Vòng quay hàng tồn kho ổn định trong các năm gần đây do Công ty đã chủ động đƣợc kế hoạch sản xuất - kinh doanh, dự trữ lƣợng hàng tồn kho hợp lý. Vòng quay hàng tồn kho năm 2019 có giảm nhẹ so với năm 2018 do Công ty chủ động trong việc dự trữ hàng bán, đảm bảo không bị thiếu hụt hàng trong Quý 1/2020, giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân giảm nhẹ trong so với thời điểm cùng kỳ năm 2018. Hàng tồn kho của Traphaco bao gồm các sản phẩm dƣợc đã tuân thủ theo quy tắc FIFO (First In First Out) nhưng chưa lưu thoát được ra thị trường bao gồm các lý do khách quan (hàng không kê lên palet, hàng hỏng do tác nhân vật lý,…) và các lý do chủ quan (không tuân thủ nguyên tắc FIFO, hàng hư hỏng do nước thấm dột, chịu ảnh hưởng của thời tiết,…), hàng đang trên đường vận chuyển, nguyên vật liệu đƣa vào sản xuất, hàng gửi đi bán,….
Vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn tăng dần qua các năm thể hiện chính sách bán hàng - thu tiền ngay của công ty mang lại hiệu quả, công ty đã quản trị tốt các khoản công nợ của khách hàng, giảm thiểu công nợ xấu và có nguồn vốn tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Traphaco áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt đối với các kênh phân phối, đối tác, bệnh viện, nhà thuốc,…tuy nhiên công ty áp dụng triệt để chính sách bán hàng thu tiền ngay, giảm thiểu nợ đọng, khoản phải thu trong ngắn hạn.
Vòng quay các khoản phải trả giữ mức ổn định trong các năm gần đây
khi công ty đã quản trị đƣợc công nợ khách hàng, đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn theo hợp đồng kinh tế đã đƣợc ký kết.
Bảng 2. 8. Hiệu suất sử dụng tài sản của Traphaco giai đoạn 2017- 2019 Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
Vòng quay HTK 2,60 2,58 2,19 Vòng quay phải thu ngắn hạn 6,42 10,17 10,81
Vòng quay phải trả ngắn hạn 2,34 2,49 2,35 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,73 2,74 2,76 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,25 1,14 1,09
(Nguồn: Báo cáo tài chính Traphaco 2017-2019) Vòng quay HTK và vòng quay phải trả ngắn hạn nằm trong nhóm trung bình các công ty dƣợc thể hiện việc điều tiết, quản trị HTK và công nợ phải trả tại Traphaco là hợp lý, Chỉ số này đƣợc giữ ổn định trong các năm gần đây cho thấy việc thực hiện và quản trị của công ty theo đúng định hướng chiến lƣợc.
Bảng 2. 9. Hiệu quả sử dụng tài sản của các công ty trong ngành dƣợc- năm 2019
Đơn vị tính: Lần
Chỉ tiêu TRA DHG PME DMC IMP
Vòng quay HTK 2,19 2,70 2,11 4,02 2,59
Vòng quay phải thu ngắn hạn 10,81 6,95 2,90 2,05 4,25 Vòng quay phải trả ngắn hạn 2,35 3,1 3,13 3,52 3,33 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 2,77 4,90 6,33 7,65 2,99
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1,09 1,06 0,82 1,00 0,77 (Nguồn: Báo cáo tài chính Traphaco 2017-2019)
Dựa trên bảng hiệu quả sử dụng tài sản của Traphaco khi so sánh với các công ty trong ngành dƣợc năm 2019, có thẻ thấy vòng quay khoản phải thu ngắn hạn của Traphaco lớn nhất (10,88 lần), điều này có thể thấy Traphaco đang có định hướng đúng đắn trong việc xác định kỳ hạn các khoản phải thu, điều này giúp cho DN có thể chủ động trong kế hoạch SXKD, thu hồi tiền hàng, đảo vốn để tiếp tục SXKD. Các chỉ tiêu Vòng quay HTK, hiệu suất sử dụng tổng tài sản đều ở mức trung bình ngành.
2.2.5.2. Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẵn sàng đƣợc bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn, vì vậy đây là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của Công ty năm 2019 đạt 3,44 tăng 0,11 lần so với năm 2018 và giảm 0,52 lần so với năm 2017. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng các khoản nợ ngắn hạn sẽ đƣợc thanh toán kịp thời.
Khả năng thanh toán nhanh của Công ty đạt 1,52 và chỉ giảm 0,15 lần so với cùng kỳ thể hiện khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn, đảm bảo vốn cho các khoản nợ, duy trì thời hạn thanh toán theo đúng hợp đồng và lịch biểu thanh toán đã ký kết với khách hàng,
Khả năng thanh toán hiện hành duy trì ở mức hợp lý chứng tỏ công ty có tài chính vững mạnh và ổn định, công ty có đủ khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn chứng tỏ công ty đã sử dụng tài sản ngắn hạn hiệu quả và quản lý tốt vốn lưu động tại công ty.
Bảng 2. 10. Khả năng thanh toán của Traphaco giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: % Khả năng thanh toán
(%) 2017 2018 2019
2018 so với 2017
2019 so với 2018
% %
Khả năng thanh toán tổng
quát 3,85 3,33 3,44 -0,52 0,11
Khả năng thanh toán
nhanh 1,08 1,67 1,52 0,59 -0,15
Khả năng thanh toán hiện
hành 1,96 2,75 2,59 0,79 -0,16
(Nguồn: Báo cáo tài chính Traphaco 2017-2019) Qua bảng so sánh khả năng thanh toán của Traphaco với các DN dƣợc năm 2019, có thể thấy chỉ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành của Traphaco ở mức thấp hơn so với cá DN cùng ngành. Mặc dù vẫn đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh toán của Traphaco tuy nhiên chỉ số cũng cho thấy lƣợng tiền mặt, nguồn vốn dữ trữ dành cho thanh toán của Traphaco không sẵn có, trong tình trạng có những khoản cần thanh toán gấp cho đối tác, DN cần chủ động chuẩn bị nguồn tiền, bên cạnh đó để phát triển HĐKD, Traphaco cần có những kế hoạch chi tiết hơn trong việc mua sắm, thanh toán và đƣa vào sản xuất.
Bảng 2. 11. So sánh khả năng thanh toán của Traphaco với các doanh nghiệp cùng ngành năm 2019
Chỉ tiêu TRA DHG PME DMC IMP
Khả năng thanh toán tổng quát 3.44 3.2 5.55 3.70 4.76 Khả năng thanh toán nhanh 1.52 3.42 2.17 3.86 1.64 Khả năng thanh toán hiện hành 2.59 4.45 3.76 4.64 2.97
(Nguồn: Báo cáo thường niên/ Báo cáo tài chính Traphaco 2017-2019)
2.2.5.3. Tỉ suất lợi nhuận
Chỉ số ROS và ROA có biến động và tăng nhẹ trong năm 2019 thể hiện đƣợc vai trò quản trị chi phí tại Công ty là hiệu quả và chỉ số này sẽ dần đƣợc cải thiện trong các năm tiếp theo khi tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của các dòng hàng mới triển khai trong năm 2019 và đây cũng là những tín hiệu tích cực trong việc tập trung kinh doanh các dòng hàng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2. 12. Tỉ suất lợi nhuận của Traphaco
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2017 2018 2019
2018 so với 2017
2019 so với 2018
% %
ROS (tỉ suất LNST/DTT) 13,92 9,72 9,97 -4,2 0,25 ROA (tỉ suất LNST/Tổng TS
bình quân) 21,37 13,6 13,67 -7,77 0,07
ROE (khả năng sinh lời của
VCSH bình quân) 26,58 17,04 16,63 -9,54 -0,41 (Nguồn: Báo cáo thường niên Traphaco 2017-2019) Chỉ số ROE giảm với tốc độ rất nhỏ so với năm 2018 chứng tỏ khả năng hoạt động kinh doanh tại công ty là ổn định, tuy nhiên công ty cũng cần có các chính sách kinh doanh phù hợp để chỉ số ROE có sự tăng trưởng tốt trong một vài năm tới. Nhìn trên bảng thống kê có thể thấy năm 2017 Traphaco ghi nhận tỷ lệ ROS, ROA và ROE là cao nhất, nguyên do LNST ghi nhận tăng vƣợt bậc so với tốc độ gia tăng của TS và VCSH bình quân. Thời điểm 2018 và 2019, Traphaco duy trì định hướng kinh doanh thận trọng hơn, tốc độ gia tăng TS và VCSH biến động không nhiều, DN chủ yếu tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nhà máy đã xây dựng hoàn thiện để sản xuất
nguồn NVL dƣợc phẩm từ đó chi trả các khoản chi phí lãi vay để đầu tƣ xây dựng và phát triển kinh doanh. Chính vì vậy ROE, ROA và ROS có tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 2017 thể hiện tiềm năng phát triển của công ty trong thời gian tới do đầu tƣ mở rộng nhà máy, tuy nhiên Traphaco vẫn có các chỉ số ở mức tốt trong ngành Dƣợc Việt Nam.
Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lời của tài sản (ROA) nhƣ sau:
×
= 13,67
Hệ số ROA phân tích theo phương pháp Dupont cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản phụ thuộc hai yếu tố:
- Quy mô lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì ROS tăng và ngƣợc lại.
- Quy mô doanh thu thuần đƣợc tạo ra từ mỗi đồng vốn đầu tƣ vào tài sản, hiện công ty chƣa tăng đƣợc hiệu quả khai thác tài sản nên ROA chƣa được cải thiện so với các năm trước.
Nhƣ vậy, dựa trên số liệu năm 2019, ta có thể thấy chỉ tiêu ROA của Traphaco đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố chính, cũng là yếu tố để đánh giá kết quả nâng cao hiệu quả SXKD trong năm.
Bảng 2. 13. Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) của Traphaco giai đoạn 2017- 2019
Đơn vị tính: Lần Khả năng sinh lời của tài sản (ROA) 2017 2018 2019
(a) Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần 13,92 9,72 9,97 (b) Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân 1,54 1,40 1,37 ROA= (a)*(b) 21,37 13,60 13,67 (Nguồn: Báo cáo thường niên Traphaco 2017-2019)
Thứ nhất, là sức sinh lợi của doanh thu thuần: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu quan trọng với các nhà quản trị dưới góc độ quản lý bới nó phản ánh chiến lƣợc kinh doanh và nó cũng cho biết hiệu quả kinh doanh của DN trong viêc kiểm soát chi phí hoạt động với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Năm 2019, Traphaco đã tiết chế và áp dụng các biện pháp cắt giảm chi phí nhập nguyên vật liệu, chi phí nhân công (đã phân tích mục trên), tuy nhiên năm 2019 Traphaco tiến hành đầu tƣ các nhà máy sản xuất tại Hƣng Yên, Hà Nam, sức sinh lời của DTT tăng nhẹ so với năm 2018 (từ 9,72 năm 2018 lên 9,97 năm 2019)
Thứ hai, là số vòng quay tài sản: Chỉ tiêu này cho biết năng lực sử dụng vốn của DN, với số vòng quay của tài sản thấp chứng tỏ DN hoạt động không hiệu quả hay doanh thu thu đƣợc từ việc sử dụng tài sản thấp. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đây là nhân tố làm tăng sức sinh lợi của tài sản. Theo số liệu năm 2019, số vòng quay tài sản của Traphaco đạt mức trung bình: 1,4 lần, điều này cho thấy Traphaco đang khai thác nhƣng chƣa tối ƣu hóa các TSCĐ sẵn có (dây chuyền, máy móc, nhà xưởng,…).
Nhƣ vậy căn cứ vào mô hình Dupont cho thấy Traphaco đang thực hiện chính sách chi phí (cắt giảm, tối ƣu hóa việc sử dụng chi phí,…)
Bảng 2. 14. So sánh tỉ suất lợi nhuận với các doanh nghiệp đƣợc niêm yết năm 2019
Đơn vị tính: Lần
% TRA DHG PME DMC IMP
ROS (tỉ suất LNST/DTT) 9,97 16,2 17,38 15,84 11,58 ROA (tỉ suất LNST/Tổng TS
bình quân) 13,67 17,2 17,46 19 10,96
ROE (khả năng sinh lời của
VCSH bình quân) 16,63 28,67 12,05 14,51 11,55 (Nguồn: Báo cáo thường niên Traphaco 2017-2019) Chỉ số ROS của Traphaco thấp hơn so với bình quân ngành dƣợc vì tỷ suất chi phí bán hàng và chi phí quản lý của doanh nghiệp lớn chiếm đến 41,5% doanh thu của Traphaco làm lợi nhuận sau thuế của Traphaco giảm mạnh. Trong khí đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý của các doanh nghiệp cùng ngành nhƣ DHG chiếm 23,12% doanh thu, PME chiếm 23,13%. Sở dĩ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Traphaco cao nhƣ vậy là hiện tại các mặt hàng chủ lực của công ty là thuốc đông dƣợc đang gặp nhiều cạnh tranh từ các mặt hàng tân dƣợc khiến công ty phải chiến khấu hoa hồng nhiều hơn cho các đại lý cũng nhƣ quảng cáo, marketing nhiều hơn...
Mặc dù biên lợi nhuận gộp của TRA là ~55% năm 2019 thuộc top doanh nghiệp có biên lợi nhuận gộp lớn nhất trong ngành dƣợc.
Chỉ số ROE đứng thứ hai sau DHG là đơn vị có chỉ số ROE cao nhất trong số các doanh nghiệp dƣợc đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo dự báo của hãng nghiên cứu thị trường IBM, qui mô ngành dược phẩm của Việt Nam có thể đạt con số 7,7 tỉ USD vào năm 2021, tăng lên đến 16,1 tỉ USD vào năm 2026. Tỉ lệ tăng trưởng kép có thể đạt 11%. Hãng nghiên cứu
thị trường IMS Health cũng dự báo chi tiêu cho dược phẩm bình quân đầu người tại Việt Nam sẽ nâng lên mức 50 USD/người vào năm 2020.
Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp sản xuất dƣợc lớn nhƣ Dƣợc Hậu Giang, Bidiphar, Imexpharm, Pymepharco… đang tiến hành đầu tƣ nâng cấp nhà máy, dự kiến hoàn thành vào giai đoạn đầu năm 2020, hứa hẹn sẽ tạo những bước phát triển mới cho sản phẩm dược trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh các sản phẩm nhập khẩu. Theo số liệu tổng hợp và đánh giá của tác giả, trong năm vừa qua một số doanh nghiệp sản xuất dƣợc phẩm nằm trong top đầu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng doanh thu ở mức khá, đặc biệt là các ông lớn trong ngành dƣợc nhƣ Dƣợc Hậu Giang (~ 3.900 tỷ đồng), PME giảm 9% còn 1.290 tỷ,…
Vận dụng phương pháp Dupont để phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) như sau
Bảng 2. 15. Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) của Traphaco giai đoạn 2017- 2019
Đơn vị tính: Lần Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) 2017 2018 2019
(a) Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu 13,92 9,72 9,97 (b) Doanh thu thuần/ Tổng tài sản 1,54 1,40 1,37 (c) Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu bình quân 1,23 1,43 1,40 ROE= (a)*(b)*(c) 26,58 17,04 16,63 (Nguồn: Báo cáo thường niên Traphaco 2017-2019)
Với mô hình Dupont, có thể thấy rõ ảnh hưởng của các nhân tố đến
bản chất sự biến động của chỉ số ROE tại Traphaco bao gồm: Tỷ suất lơi nhuận ròng, vòng quay tài sản, đòn bẩy tài chính.
Nhận thấy ROE của Traphaco giảm nhẹ tại thời điểm năm 2018 chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty là ổn định, tuy nhiên công ty cũng cần có chính sách kinh doanh phù hợp để ROE có sự tăng trưởng trong một vài năm tới. Nhìn chung, chỉ số ROE của công ty chỉ đứng sau DHG là đơn vị có chỉ số ROE cao nhất so với công ty dược niêm yết ở thị trường chứng khoán.
Năm 2019, khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu ROE của Traphaco sụt giảm (từ 17,4 xuống 16,63) là do tỷ lệ đòn bẩy tài chính giảm mạnh, vòng quay tài sản giảm, tỷ suất lợi nhuận ròng biến động không nhiều. Điều này cho thấy được chính sách định hướng kinh doanh của Traphaco giai đoạn 2017-2019 là hạn chế rủi ro tối đa từ nguồn vốn vay, giữ vững quan điểm phát triển và mở rộng kinh doanh bằng cách tăng doanh thu, giữ ổn định lợi nhuận bằng cách cắt áp dụng chính sách tối ƣu hóa chi phí. Đối diện với nhiều khó khăn thách thức chung của ngành dƣợc nhƣng với lợi thế năng lực sản xuất, thương hiệu uy tín cũng như cân đối trong cơ cấu tài chính sẽ giúp cho Traphaco đạt đƣợc những kế hoạch nâng cao hiệu quả SXKD.