Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị xung đột trong tổ chức tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội (Trang 46 - 49)

Chương 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ XUNG ĐỘT

1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình

1.4 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng TMCP An Bình được vận hành và chịu quản lý của bộ máy cơ cấu tổ chức, đứng đầu là Ban quản trị, mô hình quản trị gồm:

- Đại hội đồng cổ đông

- Hội đồng quản trị

- Ban kiểm soát

- Tổng giám đốc

Chịu sự điều hành của bộ máy quản trị, bên dưới gồm các phòng ban như: khối khách hàng cá nhân, khối SMEs, khối khách hàng doanh nghiệp, khối nguồn vốn &

đầu tư, khối vận hành. khối công nghệ ngân hàng, khối quản lý tín dụng, khối quản lý rủi ro, khối chiến lược & phát triển, khối tài chính kế toán, khối quản trị nguồn nhân lực, ban pháp chế & tuân thủ, ban xử lý nợ.

Hiện nay, cơ cấu tổ chức của ABBANK chi nhánh Hà Nội gồm một giám đốc, hai phó giám đốc, 6 phòng chức năng và 28 phòng giao dịch trên toàn địa bàn thành phố. Dưới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức:

Mô hình 6. Cơ cấu tổ chức các phòng ban tại ABBANK chi nhánh Hà Nội (Nguồn: phòng nhân sự)

Giám đốc: Điều hành các hoạt động của chi nhánh. Là người đại diện về mặt pháp luật cho tất cả các hoạt động liên quan đến chi nhánh của ngân hàng.

Phó Giám đốc phụ trách tín dụng: Thay mặt giám đốc thực hiện các công việc điều hành chi nhánh khi giám đốc đi vắng dưới sự ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm dưới sự cho phép của giám đốc về việc trực tiếp điều hành phòng tín dụng.

Giám đốc

Phó Giám đốc phụ trách tín dụng

Phó Giám đốc phụ trách KHDN

Phòng Nhân sự

Phòng KHDN

Phòng KHCN

Phòng Quản lý

rủi ro

Phòng

Tín dụng Phòng Kế toán

Phó Giám đốc phụ trách KHDN: Thay mặt giám đốc thực hiện các công việc điều hành chi nhánh khi giám đốc đi vắng dưới sự ủy quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm dưới sự cho phép của giám đốc về việc trực tiếp điều hành phòng KHDN.

Phòng Nhân sự: Chịu trách nhiệm về việc quản lý các vấn đề về nhân sự của chi nhánh như tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo, các chế độ cho nhân viên, đánh giá công việc, … bên cạnh đó, phòng nhân sự cũng thực hiện đưa ra các thủ tục hành chính phù hợp với tổ chức.

Phòng KHDN: Tìm kiếm mối quan hệ với khách hàng doanh nghiệp, hoàn thiện các thủ tục và hồ sơ, chuyển qua phòng Tín dụng để thực hiện lưu trữ, giải ngân, cắt nợ.

Phòng KHCN: Thực hiện tìm kiếm, thu hút và giữ mối quan hệ giữa khách hàng cá nhân với chi nhánh. Đóng vai trò là trung gian cầu nối giữa đối tượng khách hàng cá nhân hoặc đầu tư cá nhân với tổ chức.

Phòng Quản lý rủi ro: Phối hợp cùng với phòng Quan hệ khách hàng trong việc định giá và tái thẩm định tài sản bảo đảm trước khi cho vay.

Phòng Tín dụng: Phối hợp cùng bộ phận Quan hệ khách hàng và Trung tâm thanh toán Quốc tế hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng, lưu trưc hồ sơ, cắt nợ và giải ngân cho khách hàng.

Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm theo dõi và thông báo tỷ giá hối đoái cho phòng Quan hệ KHDN và phong Quan hệ KHCN, mua bán ngoại tệ theo yêu cầu.

Đồng thời theo dõi tình hình các khoản thu chi và lập Báo cáo tài chính cho chi nhánh.

1.5 Đặc điểm lao động

Theo Báo cáo thường niên năm 2018 của ABBANK, số lượng CBNV đến ngày 31/12/2017: 3.586 người. Trong đó, trình độ trên Đại học: 3,6%. Trình độ Đại học và tương đương: 80,4%.

Tiếp tục củng cố các giá trị cốt lõi trong đội ngũ ABBANKers: Hướng đến kết quả; Trách nhiệm; Sáng tạo có giá trị gia tăng; Thân thiện - Đồng cảm; Tinh thần phục vụ, Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn coi đây là nền tảng cho sự phát triển bền vững của ABBANK.

Nhằm đáp ứng sự phát triển của Ngân hàng với chiến lược tập trung vào lĩnh vực bán lẻ, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được chú trọng với

các mục tiêu trọng tâm như: Phát triển năng lực lãnh đạo, chuẩn hóa đội ngũ, xây dựng đội ngũ kế cận, nâng cao năng lực bán hàng và quản lý kinh doanh.

Các công cụ cung cấp dịch vụ nhân sự ngày càng được cải tiến và hoàn thiện theo hướng dịch vụ nhân sự hóa, tạo điều kiện cho CBNV tiếp cận với dịch vụ nhân sự dễ dàng hơn, và sự kết nối giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên tại ABBANK cũng trở nên cởi mở và đa chiều hơn. Thông qua các chương trình đối thoại thường xuyên như Hội nghị Người lao động, CEO talk... giữa các cấp lãnh đạo Ngân hàng với quản lý cấp trung, quản lý tiềm năng và các nhân viên, các chính sách và định hướng chiến lược của Ngân hàng đã được truyền thông kịp thời, cập nhật và tạo được cảm hứng cho những thành tựu mới của các ABBANKers.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Quản trị xung đột trong tổ chức tại Ngân hàng TMCP An Bình chi nhánh Hà Nội (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)